7 điều “nằm lòng” khi nuôi con bằng sữa mẹ
Nuôi con bằng sữa mẹ được cho là một trong những điều tự nhiên nhất một người mới làm mẹ có thể làm được – nhưng thực tế thì có vô số điều các mẹ chưa biết
1. Cho bé bú theo nhu cầu
Các mẹ hãy quên ngay chuyện cho con bú theo đồng hồ đi và cũng không nên cho con bú theo ý thích của mẹ. Nên cho bé bú theo đúng nhu cầu của bé, bởi nếu được bú theo nhu cầu, bé thường tăng cân một cách tự nhiên đồng thời, giảm thiểu stress cho mẹ trong giai đoạn cho con bú.
2. Cho trẻ bú bao nhiêu thì đủ?
Thông thường trẻ bú theo nhu cầu và ở môi trẻ thì nhu câu này là khác nhau. Trung bình mỗi trẻ bú khoảng 8-12 lần trong 24 giờ. Mẹ có thể nhận biết được trẻ bú đủ qua những biểu hiện sau:
- Tiểu ướt tã 6-8 lần trong 24 giờ.
- Đi ngoài phân sệt trung bình 6-8 lần trong 24 giờ và ít nhất 1 lần mỗi ngày trong 2 tháng đầu tiên.
- Tăng cân đều đặn và phù hợp với lứa tuổi.
3. Bé bú mẹ có cần bổ sung nước?
Sữa mẹ là nguồn chất lỏng duy nhất bé cần trong 6 tháng đầu. Tiến sĩ Adesman (tác giả cuốn sách The baby facts – tạm dịch Những sự thật về bé), giải thích: Cho con ti mẹ là tốt nhất và nên cho bé bú mẹ ngay khi có thể. Bé bú mẹ không cần bổ sung nước hay thứ gì khác trong vòng 6 tháng đầu đời. Sau 6 tháng, bé bước vào tuổi ăn dặm thì các mẹ có thể bổ sung nước và nguồn chất lỏng khác cho con.
Hình minh họa
4. Mẹ sinh đôi có đủ sữa cho hai bé bú không?
Video đang HOT
Các bà mẹ đều có đủ sữa để nuôi cả hai đứa trẻ. Khi mẹ càng cho bé mút vú thì sữa sẽ càng tiết ra nhiều. Vì vậy, nếu cả hai trẻ đều được cho bú thì sẽ có đủ sữa cho cả hai (nhiều bà mẹ còn có đủ sữa cho ba đến bốn đứa trẻ…).
Mẹ cần tìm ra cách tốt nhất sao cho thuận lợi cho mình và cho hai trẻ khi bú sữa. Mỗi người có thể làm một cách khác nhau. Có thể cho cả hai trẻ bú cùng một lúc hoặc trẻ trước, trẻ sau, mỗi trẻ bú một bên hoặc thay đổi lần lượt hai vú…
5. Bạn có cho con bú đúng cách chưa?
Khi trẻ ra đời đều có bản năng bú mẹ và mẹ có thể cho con bú ngay khi bé vừa chào đời. Sau đây là một số lưu ý để mẹ cho bé bú đúng cách:
- Sau khi sinh nên cho trẻ bú càng sớm càng tốt, để tận dụng nguồn sữa non rất giàu dinh dưỡng và chất diệt khuẩn.
- Trước khi cho bé bú, nên lau đầu vú bằng nước sạch, vắt bỏ giọt đầu.
- Mỗi lần chỉ nên cho bú một bên vú.
- Trẻ bú mẹ tốt khi cằm chạm vú mẹ, miệng mở rộng, môi dưới đưa ra ngoài quầng vú còn lại phía trên nhiều hơn phía dưới.
- Tư thế bú mẹ đúng: đầu và thân trẻ trên cùng một đường thẳng, mặt trẻ đối diện vú mẹ và miệng trẻ đối diện núm vú, thân trẻ nằm sát thân mẹ, mẹ đỡ toàn bộ thân trẻ.
- Nếu trẻ bị ọc sữa, có thể hạn chế bằng cách vác đứng trẻ vài phút và vỗ nhẹ vào lưng.
6. Nên đọc sách hướng dẫn những điều cần biết thêm khi cho con bú sữa mẹ
Có thể bổ sung thêm chừng 200 IU vitamin D (hỏi ý kiến bác sĩ nhi trước khi sử dụng). Sau 6 tháng bú sữa mẹ, có thể bổ sung thêm chất sắt cho em bé.
7. Khi nào có thể cai sữa cho bé?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới thì thời gian bắt đầu việc cai sữa mẹ là từ 6 tháng tuổi. Trong 6 tháng tiếp theo, trẻ sẽ được tập quen dần với thức ăn đặc. Trẻ có thể cai sữa hoàn toàn khi được 2 tuổi hoặc hơn. Tuy nhiên, thời điểm cai sữa như thế nào sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào “sự thỏa thuận” giữa mẹ và bé.
Trên đây chỉ là những hướng dẫn ban đầu, cần phải hỏi ý kiến bác sĩ nhi trước và trong khi cho con bú sữa mẹ và những điều cần thiết khác để bổ sung.
Theo vietbao
Lưu ý chế độ ăn đối với trẻ sơ sinh
Những ông bố bà mẹ dù giàu kinh nghiệm hay mới có em bé lần đầu đều bận tâm đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh. Dưới đây là những điều bạn cần biết.
Chỉ nên cho trẻ bú sữa mẹ
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ trong mọi trường hợp. Tránh cho trẻ sơ sinh uống nước, nước ép hoặc các loại chất lỏng khác. Không cần để trẻ dưới 6 tháng tuổi làm quen với các loại chất lỏng khác vì điều này có thể ảnh hưởng đến thói quen bú sữa mẹ của bé.
Cho bé ăn theo nhu cầu
Hầu hết trẻ sơ sinh sẽ bú từ 8 đến 12 lần/ngày - khoảng 2-3 giờ/lần. Khi được 2 đến 3 tháng, bé sẽ quen với chế độ ăn từ 6-8 lần/ngày. Nếu sử dụng sữa bột, bạn cần cho bé ăn ít hơn thông thường vì tiêu hóa sữa bột lâu hơn so với sữa mẹ.
Bổ sung vitamin D
Hãy tư vấn bác sỹ về việc bổ sung vitamin D cho bé. Sữa mẹ và sữa công thức không thể cung cấp đầy đủ vitamin D cần thiết giúp cơ thể bé hấp thụ can-xi và phốt-pho giúp xương chắc khỏe. Thiếu vitamin D có thể dẫn đến còi xương,mềm và yếu xương.
Theo dõi dấu hiệu ăn của trẻ
Phát hiện sớm dấu hiệu đói của trẻ như rướn người, mút và cử động của môi hoặc trẻ hờn và khóc. Càng cho bé bú sớm thì bạn đỡ mất thời gian dỗ dành bé. Tất nhiên, không phải lúc nào bé khóc cũng đều là do muốn ăn, đôi khi bé cần một chiếc tã mới, một sự thay đổi không gian hoặc một chút âu yếm.
Nhận biết khi bé đã no
Khi bé dừng bú, ngậmchặt miệng hoặc quay đi tránh đầu vú hoặc bình sữa thì có thể là bé đã no hoặc muốn nghỉ một lát. Hãy thử vỗ về bé hoặc đợi một vài phút trước khi cho bé bú thêm hoặc ăn thêm sữa bột.
Hãy tin ở bản năng của bạn và trẻ
Bạn không nên lo lắng bé sẽ bị đói vì bé có thể nhận biết được lượng sữa giúp bé cảm thấy no. Không nên tập trung vào hàm lượng hay tần suất ăn của béthay vào đó, hãy tạo ra sự hứng thú giữa các bữa ăn. 6 đến 8 chiếc tã ướt trong 24 giờ, sự tỉnh táo, làn da tươi sáng và tăng cân đều đặn là những dấu hiệu bé đang phát triển tốt.
Tuy nhiên, cần lưu ý các dấu hiệu ăn kém của bé và tư vấn bác sĩ nếu bé có những biểu hiện sau:
- Không tăng cân
- Bé đi tiểu dưới 6-8 lần/ngày
- Có sự thay đổi về tần suất đi đại tiện
- Có biểu hiện chán ăn
Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho bé
Bác sĩ sẽ kiểm tra cân nặng và theo dõi thể trạng từ 3-5 ngày sau khi bạn và bé xuất viện. Hãy duy trì các đợt kiểm tra sức khỏe tiếp theo để bạn và bác sĩ có thể theo dõi sự phát triển của bé.
Mỗi lần cho bé ăn là một cơ hội để tăng sự gắn bó giữa bạn và bé
Đối với trẻ sơ sinh, việc cho ăn không chỉ là hoạt động dinh dưỡng mà còn là một hoạt động xã hội. Sự tăng trưởng và phát triển của bé một phần phụ thuộc vào sự gắn kết tình cảm giữa bạn và bé trong những lần cho bé ăn. Hãy ôm bé chắc tay, nhìn thẳng vào mắt bé và dịu dàng nói chuyện với bé.
Anh Khôi
Theo Dân trí
Có nên dùng váng sữa thay cho bú mẹ? Váng sữa không thể thay thế sữa và nhất là sữa mẹ vì nó không chứa đủ các chất dinh dưỡng như trong sữa mẹ, đặc biệt là hàm lượng đạm trong váng sữa thấp. Váng sữa là gì ? Trước đây, váng sữa được chế biến bằng cách vớt phần trên cùng của sữa và cho làm lạnh. Ngày nay, nhà sản...