4 con đường nhiễm bệnh tình dục bất ngờ nhất
Trên thực tế, các bệnh tình dục còn có thể lây truyền qua đường máu, quan hệ bằng miệng, sữa mẹ hoặc tiếp xúc da với da.
Bạn đã từng nghe nói tới bệnh lây truyền qua đường tình dục (hay còn gọi là bệnh tình dục – STDs) và nghĩ rằng chỉ có quan hệ tình dục là con đường duy nhất làm cho bệnh lây lan. Và bạn cũng cho rằng chỉ cần dùng bao cao su khi quan hệ tình dục là đủ để phòng tránh bệnh. Nếu bạn thực sự nghĩ vậy, hãy thay đổi suy nghĩ ngay lập tức.
Trên thực tế, các bệnh tình dục cũng có thể lây từ người này sang người kia theo nhiều con đường khác nhau, thậm chí lây truyền qua những con đường mà bạn không thể ngờ tới.
Hãy cùng tìm hiểu 4 con đường lây lan bệnh tình dục sau đây để xem bạn đã bao giờ nghe nói đến chúng chưa nhé.
1. Quan hệ đường miệng
Mặc dù không có nguy cơ lây bệnh tình dục cao như giao hợp qua âm đạo hoặc hậu môn nhưng quan hệ tình dục qua đường miệng vẫn có nguy cơ lây nhiễm bệnh tình dục và HIV. Tinh dịch và dịch tiết âm đạo được coi là chất tiếp xúc có khả năng “phát tán” bệnh.
Quan hệ tình dục qua đường miệng cũng cần dùng bao cao su thì mới an toà. (Ảnh minh họa)
Bất kì ai khi tiếp xúc với tinh dịch, dịch tiết âm đạo hoặc máu từ vết xước, sây sát trên bộ phận sinh dục hoặc trong miệng người bệnh thì đều có thể nhiễm bệnh. Vì vậy, quan hệ tình dục qua đường miệng cũng cần dùng bao cao su thì mới an toàn (loại trừ các trường hợp tiếp xúc qua da, chất dịch…).
Video đang HOT
2. Đường máu
Trước đây, hiến tặng máu thường không được sàng lọc viêm gan và kết quả là người nhận máu hiến tặng khi xét nghiệm máu thì thấy dương tính với bệnh viêm gan. Điều này cũng tương tự với bệnh HIV hoặc AIDS. Chính vì vậy, giờ đây, khi thực hiện khâu hiến tặng máu, người ta phải làm cẩn thận các xét nghiệm sàng lọc để tránh cho nhận những mẫu máu có chứa bệnh, kể cả bệnh tình dục. Việc này giúp phòng ngừa lây truyền bệnh tình dục từ người này sang người khác qua con đường máu. Bởi vì, trong cơ thể người bị bệnh, virus bệnh có mặt trong tất cả chất dịch.
Ngay cả việc dùng chung kim tiêm cũng có thể đưa virus từ máu người này sang người kia và làm lây truyền bệnh.(Ảnh minh họa)
3. Sữa mẹ
Nếu một người phụ nữ mang bệnh tình dục không được điều trị, đôi khi bệnh có thể được truyền cho đứa trẻ trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ (hoặc thậm chí trong chuyển dạ và sinh nở). Các bệnh tình dục này có thể ủ bệnh, không phát tác ra ngoài sau nhiều năm hoặc ở một điều kiện cụ thể nào đó thì bệnh mới biểu hiện ra. Đây chính là lý do tại sao nhiều chị em chưa hề quan hệ tình dục lần nào mà lại có xét nghiệm dương tính với các bệnh tình dục.
Các bệnh tình dục này có thể ủ bệnh, không phát tác ra ngoài sau nhiều năm. (Ảnh minh họa)
4. Tiếp xúc da với da
Ngay cả chỉ tiếp xúc da với da thôi cũng đủ để làm lây truyền bệnh tình dục, trong đó HPV (u nhú ở người) là dễ lây lan nhất. Đây là lý do giải thích tại sao ước tính rằng 70% dân số Hoa Kỳ có virus HPV khu trú trong người. Cũng giống như quan hệ đường miệng, nếu trên da có các vết xước thì virus sẽ dễ thâm nhập qua vết xước đó để vào cơ thể.
Theo T. Liên – TTVN
Vợ 11 người ở "ấp HIV" không nhiễm bệnh
Tiến sĩ Trần Ngọc Hữu - Viện trưởng Viện Pasteur TPHCM cho biết, nhiều khả năng 12 người ở Ngãi Đăng (Mỏ Cày Nam, Bến Tre) nhiễm HIV qua đường máu. Vợ của 11 người âm tính với HIV.
Sáng 4/6, Tiến sĩ Trần Ngọc Hữu - Viện trưởng Viện Pasteur TPHCM cho biết, sau khi xét nghiệm lại, xác định chính xác 12 bệnh nhân nhiễm HIV ở xã Ngãi Đăng, huyện Mỏ Cày Nam (Bến Tre).
Kết quả điều tra dịch tễ từ 12 người nhiễm HIV cũng cho thấy, nhiều khả năng nguyên nhân nhiễm bệnh do quan hệ tình dục và lây truyền bệnh qua đường máu.
Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Trần Ngọc Hữu, việc làm quan trọng hiện nay là tư vấn cho người dân có những biện pháp phòng tránh nhằm giảm tác hại cho cộng đồng, còn việc công bố chính xác, cụ thể nguồn lây trên phương tiện thông tin là không nên.
"Việc xác định nguyên nhân lây bệnh, chúng tôi làm rất thận trọng vì việc đó sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến cá nhân người bị điều tra và cộng đồng"- Tiến sĩ Hữu nói.
Hiện, theo Tiến sĩ Hữu, Viện Pasteur TPHCM đã yêu cầu địa phương tiếp tục tuyên truyền, dự phòng cho người dân để tiếp cận những biện pháp phòng tránh hữu hiệu nhất.
"Giải pháp hiện nay là phải ngăn chặn, không để bệnh lây lan thêm nữa và không gây hoang mang cho cộng đồng"- Tiến sĩ Trần Ngọc Hữu cho biết.
Về xác định thời gian xuất hiện nguồn lây, Tiến sĩ Hữu cho biết, vẫn đang tiếp tục tìm hiểu, tuy nhiên rất khó khăn bởi đã có nhiều bệnh nhân đã chuyển sang giai đoạn AIDS, có nghĩa nhiễm HIV đã từ năm năm.
Theo người này, việc xác định thời gian nhiễm bệnh cũng không thể coi là một chứng cứ khoa học vì nó chỉ mang tính ước lượng để phục vụ cho việc điều trị chứ không thể chính xác 100%.
Sau khi điều tra dịch tễ, nhiều thông tin cho biết, đã có bệnh nhân trong số 12 người nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS, nghĩa là họ đã mắc bệnh từ cách đây hơn năm năm.
Tuy nhiên, điều lạ là 11 người vợ của họ sau khi đi xét nghiệm HIV đều cho kết quả âm tính.
Sự việc chấn động được phát hiện khi ông N.V.C, 58 tuổi ở ấp Phú Đăng lên Bệnh viện Bình Dân TPHCM mổ thận. Tại đây, các bác sĩ yêu cầu ông C làm xét nghiệm máu, kết quả cho thấy ông bị nhiễm HIV.
Những người thân của ông C ở cùng ấp là H.V.H cũng lên TPHCM làm xét nghiệm máu và té ngửa khi mình cũng bị nhiễm HIV.
Những người thân của ông H như em ruột, hai người con và cháu của ông H cũng lần lượt nhận được hung tin nhiễm bệnh sau khi làm xét nghiệm HIV.
Theo điều tra, tất cả 12 người nhiễm HIV ở ấp Phú Đăng đều là nam giới. Người nhỏ nhất mới 20 tuổi, chưa lập gia đình, người lớn nhất 62 tuổi.
Theo Lê Nguyễn (Tiền Phong)
Các thuốc làm tăng đường máu Thường khi mắc bệnh như cảm cúm, viêm khớp, đau bụng... các bệnh nhân đái tháo đường (BN ĐTĐ) hay thấy đường máu (ĐM) tăng lên. Tuy nhiên rất ít người biết rằng nguyên nhân là do các thuốc dùng để điều trị bệnh đó cũng góp phần làm ĐM tăng hơn nữa, thậm chí tăng rất cao và đòi hỏi phải điều...