Sử dụng thiết bị sưởi ấm trong mùa lạnh thế nào để đảm bảo an toàn?
Việc giữ ấm cho cơ thể trong mùa lạnh là vô cùng cần thiết, do đó nhiều gia đình đã lựa chọn sử dụng thiết bị sưởi ấm. Tuy nhiên, khi dùng các thiết bị này, mọi người cần lưu ý những điều dưới đây để bảo đảm an toàn.
Các tỉnh miền Bắc sắp bước vào đợt không khí lạnh mới, vậy nên các gia đình sẽ sử dụng thiết bị sưởi nhiều hơn, nhất là những gia đình có trẻ nhỏ. Khi dùng các thiết bị này, mọi người cần lưu ý như những điều dưới đây để vừa giữ ấm cho cơ thể trong mùa lạnh, vừa tránh những sự việc đáng tiếc xảy ra:
Không nên đặt nhiệt độ phòng quá nóng, chênh lệch với nhiệt độ ngoài trời nhiều
Điều chỉnh nhiệt độ các thiết bị sưởi ấm phù hợp
Theo các chuyên gia, khi sử dụng thiết bị sưởi trong những ngày rét đậm, chúng ta không nên đặt nhiệt độ quá nóng, chênh lệch với nhiệt độ ngoài trời nhiều để tránh tình trạng gặp lạnh đột ngột khi bước ra khỏi phòng.
Ngoài ra, việc mở quạt sưởi càng lâu thì nhiệt độ phòng sẽ càng cao, cuối cùng gây nóng bức, ngột ngạt và khó chịu, dễ khiến bạn ngủ không ngon giấc, ảnh hưởng tới hệ hô hấp. Đối với khí hậu nước ta chỉ nên để từ 22-25 độ là phù hợp.
Mở hé cửa khi sử dụng thiết bị sưởi ấm
Nên bật quạt thông gió hoặc mở hé cửa khi sử dụng thiết bị sưởi ấm
Càng ấm, càng kín trong mùa đông càng tốt là một trong những quan niệm sai lầm gây ảnh hưởng tới sức khỏe của nhiều người. Căn phòng thường xuyên đóng cửa kín mít sẽ khiến không khí trong phòng khô nóng, không có sự lưu thông.
Những người trong phòng chỉ hít thở bằng chính không khí nóng đó và khí do hơi thở người tạo ra, dẫn đến hiện tượng ngột ngạt, thiếu khí. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo khi sử dụng thiết bị sưởi ấm (đặc biệt là quạt sưởi), mọi người vẫn nên mở hé cửa hay bật quạt thông gió để không khí được lưu thông, hạn chế tình trạng ngột ngạt do khí nóng gây ra.
Khi sử dụng đèn sưởi, nên đặt 1 chậu nước trong phòng
Nên đặt một chậu nước trong phòng khi dùng đèn sưởi
Mùa đông của nước ta thường là hanh khô, không khí bị đốt nóng liên tục trong phòng rất dễ gây hại tới sức khỏe con người, chính vì vậy việc tăng độ ẩm để tạo sự cân bằng cho không khí là rất cần thiết.
Một điều mà người tiêu dùng nào cũng biết nhưng không phải ai cũng đều thực hiện là bỏ chậu nước vào trong phòng có đèn sưởi bởi đa số các thiết bị này đều không có bộ phận làm ẩm và chỉ có hệ thống làm ấm.
Không nên để quạt sưởi hoạt động quá gần khi ngủ
Video đang HOT
Không nên để quạt sưởi hoạt động liên tục hoặc quá gần khi ngủ
Sau một thời gian dài sử dụng, khi căn phòng đã đủ ấm, bạn nên cho quạt sưởi “nghỉ” ít phút, không để quạt sưởi hoạt động liên tục. Bởi, khi quạt sưởi vận hành quá lâu các thiết bị bên trong dễ bị quá tải. Không nên lạm quạt sưởi quá mức mà phải có thời gian nghỉ để không khí trong phòng được tái tạo lại.
Lúc này nên mở tất cả các cửa để không khí được thông thoáng, không khí khô nóng cũ được thay thế bằng làn không khí mới, khi ấy hãy bật quạt sưởi lên lại, để tránh tình trạng ngột ngạt, và hít không khí nóng quá lâu không tốt cho đường hô hấp.
Ngoài ra, quạt sưởi tỏa nhiệt rất mạnh, đặc biệt khi bậc chế độ cao nhất, do đó nếu để quạt quá gần khi ngủ, luồng gió nóng sẽ làm cho da bị khô và có thể bị bỏng nhẹ, đặc biệt là làn da nhạy cảm của trẻ em. Khoảng cách an toàn để sử dụng quạt sưởi là cách giường hoặc cách người 1.5 – 2 m.
Chăm sóc sức khỏe trẻ nhỏ vào mùa lạnh cần chú ý điều gì?
Thời tiết mùa đông trời lạnh, ẩm, gió, khô hanh là những yếu tố không tốt có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ nhỏ. Phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe trẻ nhỏ giúp bảo vệ trẻ tốt nhất trong mùa lạnh.
Trong thời tiết lạnh, cơ thể bé sẽ phải tiêu hao nhiều năng lượng có thể chống rét nên cũng từ đó mà sức chống đỡ bệnh tật của trẻ giảm nhiều. Vì vậy, chăm sóc sức khỏe trẻ nhỏ mùa lạnh tốt nhất phụ huynh hay người chăm sóc cần biết cách chăm sóc bé đúng cách để bảo vệ sức khỏe bé trong những ngày đông lạnh giá.
1. Chăm sóc sức khỏe trẻ mùa lạnh trong sinh hoạt hàng ngày
- Lưu ý trong việc giữ nhiệt độ phòng cho bé:
Thực tế, việc giữ nhiệt độ phòng cho bé với mức vừa phải trong mùa đông là điều vô cùng cần thiết. Nhiệt độ phòng của trẻ luôn phải kín gió, ấm áp. Tuy nhiên, nếu đóng kín cửa cả ngày cũng gây hại cho sức khỏe trẻ vì điều này gây ra tình trạng không khí trong phòng của trẻ bị ngột ngạt, thiếu oxy.
Tình trạng thiếu oxy, ngột ngạt trong phòng có thể khiến trẻ mệt mỏi, thậm chí còn làm tăng lượng vi khuẩn sinh sôi.
Đặc biệt, nếu để nhiệt độ điều hòa hoặc máy sưởi quá nóng cũng khiến không khí trong phòng khô, cơ thể càng thêm nguy cơ bị mất nước, khô da, khô mũi và gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp khiến trẻ bị khó thở.
Nhiệt độ trong phòng của trẻ cần ấm áp nhưng vẫn cần có sự thông thoáng, nhiệt độ nên giao động từ 27 đến 29 độ C. Lưu ý, trước khi cho trẻ ra ngoài trời hoạt động cần mặc thêm áo khoác và đi giày ấm để tránh không bị cảm lạnh đột ngột.
Nhiệt độ trong phòng của trẻ cần ấm áp nhưng vẫn cần có sự thông thoáng - Ảnh Internet
Không ủ ấm quá mức cho trẻ:
Nhiều phụ huynh lầm tưởng rằng cơ thể trẻ cần được ủ thật ấm khi vào mùa đông. Tuy nhiên, ủ ấm quá mức cho trẻ vào mùa đông lại là quan niệm sai lầm. Điều này có thể gây thêm bệnh cho trẻ.
Ngoài ra, phụ huynh có con nhỏ cũng cần biết, thân nhiệt của trẻ nhỏ và của người lớn không giống nhau. Vì vậy, trẻ sẽ cảm thấy quá nóng hoặc lạnh nhanh hơn so với người lớn. Nếu cho trẻ mặc quá ấm dễ khiến trẻ bị ra mồ hôi lưng, đầu và tình trạng này có thể thấm ngược lại dẫn đến cảm lạnh, viêm phổi ở trẻ.
Chưa kể, việc ứ đọng mồ hôi trên da cũng là điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn phát triển gây ra các bệnh về da, khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu.
- Không để trẻ mặc bỉm cả ngày dài:
Mùa đông vì không muốn trẻ bị lạnh, nhiều phụ huynh cho trẻ mặc bỉm cả ngày vì cho rằng đây là cách giữ ấm tốt và tiện lợi. Nhưng việc làm này lại không tốt cho sức khỏe trẻ. Mặc bỉm cả ngày cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh cho trẻ và làm hại đến da của trẻ.
Đóng bỉm cho trẻ cả ngày là biện pháp chăm sóc sức khỏe trẻ mùa lạnh sai cách - Ảnh Internet
Không chỉ vậy, đối với trẻ đóng bỉm cả ngày khi bỉm bị dính nước tiểu có thể gây ra tình trạng lở loét, điều này cũng gây ảnh hưởng xấu đến da. Vì thế, trẻ bị hăm là một điều khó có thể tránh khỏi nếu đóng bỉm thường xuyên trong thời gian dài.
Ngoài ra, nếu trẻ đi tiểu nhiều nhưng chưa được thay bỉm, nước tiểu có thể ngấm ngược lại gây lạnh cho trẻ nhỏ. Đối với bé trai, nếu mặc bỉm thường xuyên có thể gây hại cho tinh hoàn. Điều này cũng làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tinh trùng của tinh hoàn khi bé đến tuổi trưởng thành.
- Giữ trẻ trong nhà, không cho ra ngoài trời trong mùa đông:
Tất nhiên, việc giữ ấm cho trẻ và bảo vệ trẻ bằng cách cho trẻ trong nhà ngừa cảm cúm, cảm lạnh đem lại hiệu quả. Tuy nhiên, nếu trong suốt mùa đông để trẻ ở phòng kín mà không cho trẻ ra ngoài trời có thể dễ khiến bé dễ mắc bệnh hơn.
Thực tế, trẻ nhỏ cần được vận động ngoài trời, điều này giúp tăng khả năng thích nghi với môi trường và thời tiết. Chúng làm tăng sức đề kháng, có thể phòng tránh được nhiều bệnh dễ lây nhiễm đối với trẻ.
Đặc biệt, trẻ dưới 5 tuổi cũng cần được tắm ánh nắng mặt trời để cơ thể hấp thụ vitamin D cần thiết cho cơ thể.
Trẻ mùa đông vẫn cần được tắm ánh nắng mặt trời để cơ thể hấp thụ vitamin D cần thiết - Ảnh Internet
Lưu ý, khi cho trẻ chơi ngoài trời cần thường xuyên kiểm tra mồ hôi lưng để kịp thời thay áo cho trẻ. Nên hạn chế để trẻ đến nơi đông người và không cho trẻ tiếp xúc với người bị bệnh cũng như các nguồn ô nhiễm từ khói bụi, thuốc lá,...
2. Hướng dẫn tắm đúng cách cho trẻ không bị ốm khi trời lạnh
Nhiều phụ huynh cho rằng không nên tắm cho trẻ vào mùa lạnh vì trẻ dễ bị cảm lạnh, dễ ốm mà chỉ thay quần áo cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, đây lại là suy nghĩ sai lầm gây hại cho sức khỏe trẻ.
Chăm sóc sức khỏe trẻ vào mùa lạnh là cần tắm rửa sạch sẽ cho trẻ. Nếu trẻ không được tắm, trẻ sẽ khó chịu, ngứa ngáy và quấy khóc. Vì vậy, ngay cả khi trời lạnh vẫn cần tắm rửa sạch sẽ cho bé ít nhất 2 lần mỗi ngày.
Lưu ý khi tắm cho bé vào mùa lạnh:
- Tránh tắm cho trẻ quá sớm hoặc quá muộn trong ngày.
- Không tắm cho trẻ thời điểm từ 11 đến 13h trưa.
- Khoảng thời gian lý tưởng nhất nên tắm cho trẻ từ 10 đến 10h30 sáng và từ 15 đến 16h chiều.
- Không pha nước tắm cho trẻ quá nóng vì có thể làm hại đến da trẻ do da của bé rất mỏng manh.
- Nhiệt độ thích hợp tắm cho trẻ trong mùa đông từ 330 đến 360 độ C.
Tốt hơn hết nên sử dụng nhiệt kế để xác định nhiệt độ nước tắm thích hợp cho trẻ - Ảnh Internet
- Nếu người lớn thử nước để tắm cho trẻ, khi người lớn cảm thấy nước đủ ấm là với mức nhiệt độ trong nước đó đã gây nóng cho trẻ.
- Tốt hơn hết nên sử dụng nhiệt kế để xác định nhiệt độ nước tắm thích hợp cho trẻ.
- Khu vực tắm cho trẻ nhỏ cần kín gió.
- Có thể chuẩn bị thêm quạt sưởi.
- Chỉ tắm cho trẻ từ 5 đến 7 phút, không tắm lâu hơn vì có thể gây cảm lạnh cho trẻ.
- Tuyệt đối không để điều hòa, quạt sưởi chĩa thẳng vào người bé vì có thể khiến trẻ bị khô da, gây bỏng cho trẻ.
3. Chăm sóc giấc ngủ của trẻ
Trẻ nhỏ ngủ có thể đạp chăn khiến trẻ bị hở những vùng như chân, tay, bụng,... Những vùng bị hở có thể khiến trẻ bị lạnh và dẫn đến lạnh bụng, sau đó là rối loạn tiêu hóa.
Trẻ nhỏ ngủ có thể đạp chăn khiến trẻ bị hở những vùng như chân, tay, bụng có thể gây hại cho sức khỏe bé - Ảnh Internet
Vì không thể lúc nào cũng kiểm tra chăn và đắp lại chăn cho trẻ. Phụ huynh nên lựa chọn các loại trang phục quần áo liền cho trẻ hoặc đắp các loại chăn túi riêng cho trẻ, đi tất cho trẻ phòng ngừa trẻ khỏi bị nhiễm lạnh.
Lưu ý, phụ huynh không nên độ mũ ấm cho trẻ khi đi ngủ. Đầu trẻ sơ sinh tạo ra 40% thân nhiệt, nhưng khu vực đầu cũng là nơi giải phóng tới 85% nhiệt độ cơ thể. Do đó, đội mũ và dùng băng quấn chóp là hành động cần thực hiện cho bé mới sinh hoặc trẻ sinh non. Nhưng đối với bé khỏe mạnh và đã được vài tháng tuổi thì việc đội mũ khi đi ngủ là điều không cần thiết. Vì điều này có thể khiến nhiệt độ vùng đầu của bé tăng cao. Đây là nguyên nhân gây ảnh hưởng không tốt đến não bộ của trẻ.
Quan trọng hơn cả, dù thời tiết lạnh cha mẹ cũng không quên lịch tiêm vaccine của trẻ để thực hiện tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch để phòng bệnh hiệu quả.
Bảo vệ khớp trong mùa lạnh Bệnh khớp rất thường gặp, nhiều nhất phải kể đến viêm khớp dạng thấp. Đặc thù bệnh chịu ảnh hưởng nhiều khi thời tiết giá lạnh, vào mùa đông người bị khớp sẽ có cảm giác đau nhức mỏi hơn bình thường, nếu không phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể để lại một số biến chứng. Ảnh minh họa Bệnh...