Sử dụng cốc giấy dùng một lần đựng các đồ uống nóng, bạn có biết liệu nó có hại không?
Hình ảnh những ly cà phê nóng hay trà sữa nóng và nhiều loại đồ uống nóng khác được đựng trong chiếc cốc giấy dùng một lần đã khá quen thuộc. Nhưng liệu bạn có bao giờ tự hỏi cốc giấy đựng nước nóng có độc hay không chưa?
Nhiều người hiện nay cho rằng cốc giấy sử dụng một lần đựng đồ uống nóng sẽ khiến các chất độc trong cốc hòa tan vào nước, khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ sinh ra nhiều bệnh tật nguy hiểm, đặc biệt là ung thư.
Một số người khác lại cho rằng muốn sử dụng cốc giấy dùng một lần mà không sợ nguy hiểm cho sức khỏe thì bạn nên tráng nước nóng vào cốc trước để rửa sạch chất độc trong cốc. Do đó, nhiều người nói không với việc sử dụng cốc giấy.
Cốc giấy dùng một lần đựng đồ uống nóng có độc hay không?
Thực tế, chất liệu để làm nên cốc giấy dùng một lần bao gồm: lớp ngoài là giấy thông thường, và bên trong là một lớp màng được làm từ chất liệu polyetylen. Polyetylen có khả năng chịu nhiệt độ cao, ổn định hóa học tốt, chống lại hầu hết các chất axit và kiềm và có khả năng chống nước tuyệt vời.
Nếu bạn có một chiếc cốc giấy “xịn” với lớp polyetylen đạt tiêu chuẩn để phủ bên trong của cốc giấy thì nó hoàn toàn an toàn để sử dụng. Chỉ khi nhiệt độ đồ uống đựng trong cốc vượt quá 200 độ C , polyetylen mới tạo ra các chất có hại, tuy nhiên, chắc chắn bạn sẽ không sử dụng loại đồ uống có nhiệt độ cao như vậy để sử dụng.
Do đó, sử dụng cốc giấy dùng một lần đạt tiêu chuẩn để giữ đồ uống nóng sẽ không gây ra vấn đề gì cho sức khỏe.
Có cần tráng nước nóng cốc dùng một lần trước khi sử dụng không?
Nhiều người trước khi sử dụng cốc giấy dùng một lần thường tráng nó với nước sôi trong khoảng 5 phút để cho các chất có hại trong cốc giấy được hòa tan hoàn toàn trước khi uống.
Như đã nói ở trên, khả năng chịu nhiệt của polyetylen rất mạnh. Nước nóng chúng ta thường uống sẽ không làm tan chảy nó và không sinh ra chất độc. Do đó, việc tráng cốc giấy trước khi dùng là không cần thiết..
Tuy nhiên, điều quan trọng khi sử dụng cốc giấy dùng một lần là bạn cần biết cách phân biệt giữa cốc giấy chất lượng và cốc giấy kém chất lượng.
Video đang HOT
4 đặc điểm giúp phân biệt cốc giấy kém chất lượng
1. Cẩn thận với cốc giấy quá trắng
Bạn không nên chọn cốc giấy quá trắng, vì có thể nhà sản xuất đã thêm hóa chất như huỳnh quang vào thành phần sản xuất cốc. Bạn có thể sử dụng đèn huỳnh quang, chọn góc thích hợp để quan sát.
Nếu cốc có màu xanh dưới ánh sáng, điều đó chứng tỏ rằng có rất nhiều chất huỳnh quang đã được thêm vào. Đừng mua cốc này.
2. Cốc giấy không có mùi hăng
Nếu cốc có mùi lạ, có nghĩa là cốc giấy này có khả năng được sử dụng mực in kém chất lượng hoặc nó bị nhiễm vi khuẩn khác.
Lý do khác gây ra tình trạng cốc có mùi hắc là do nó được đặt ở nơi ẩm ướt trong nhà. Do đó, cốc giấy nên được bảo quản ở nơi khô ráo nhất có thể.
3. Cốc có độ dày nhất định
Đừng quên kiểm tra độ dày của cốc giấy và bóp nhẹ hai bên cốc. Nếu cốc quá mềm, tức là nó không đủ tiêu chuẩn để đựng các đồ có nhiệt độ cao.
Hãy chắc chắn chọn một cốc giấy có độ dày nhất định và thân cứng.
4. Không chọn cốc giấy có in hình gần miệng cốc dưới 15mm
Khi uống nước, môi của chúng ta sẽ chạm vào miệng cốc và mực trong mẫu in có thể bị nuốt vào cơ thể, gây ra những nguy hiểm tiềm ẩn nhất định cho cơ thể.
Bạn không nên chọn những chiếc cốc có hình in gần miệng cốc, khoảng cách từ hình in đến miệng cốc dưới 15mm.
Nguồn: QQ và The Health/Helino
Chuyên gia cảnh báo 5 chất gây ung thư người Việt vẫn ăn mỗi ngày
Những thực phẩm hàng ngày chứa rất nhiều chất gây ung thư, nhưng rất nhiều người vẫn đang ăn chúng mỗi ngày.
'Bệnh từ miệng mà ra', câu nói này không sai. Trên thực tế, trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, có rất nhiều thực phẩm chứa nhiều chất gây ung thư, nhưng mọi người không biết, đang vẫn vô tư ăn.
1. Đồ ăn quá nóng có thể gây ung thư thực quản
Ảnh minh họa.
Các thực phẩm nóng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, chủ yếu bao gồm cà phê nóng, trà sữa nóng, canh cay và lẩu,... Mặc dù nó có thể thỏa mãn khẩu vị của mỗi người, nhưng đây lại là những thủ phạm làm hỏng thực quản và gây ung thư thực quản.
Nếu thời gian dài ăn uống các loại thực phẩm nóng hơn 65 độ C, nguy cơ phát triển ung thư thực quản sẽ lên tới 70%. Bình thường khi ăn cơm, có thể dùng môi để thử nhiệt độ, thức ăn nóng vừa lấy ra khỏi nồi không nên ăn ngay.
2, Thực phẩm ướp muối gây ung thư dạ dày
Ảnh minh họa.
Chế độ ăn nhiều muối là nguyên nhân chính gây ung thư dạ dày. Trong thời gian dài ăn thực phẩm chứa lượng muối cao sẽ phá hủy niêm mạc dạ dày. Trong các loại thực phẩm ngâm chứa rất nhiều nitrite, trong quá trình ngâm, muối sẽ tạo ra nitrite, nó thuộc loại chất gây ung thư rất mạnh. Bình thường cố gắng ăn ít các loại thực phẩm như: thịt xông khói, dưa muối và lượng muối không được vượt quá 5 gram mỗi ngày.
3, Thực phẩm chiên có thể gây ung thư ruột
Trong quá trình chế biến các loại thực phẩm ở nhiệt độ cao hơn 120 độ như chiên, rán với dầu ăn (dầu thực vật), dầu ăn sẽ sản sinh ra acrylamide - sản phẩm trung gian được tạo thành từ phản ứng hoá học giữa đường khử nhiệt và acide amine asparagine, có thể gây bệnh ung thư, chất này làm tăng nguy cơ ung thư đường ruột và ung thư dạ dày.
Cố gắng hạn chế ăn thực phẩm chiên, nên ăn nhiều rau và trái cây tươi, mỗi ngày bạn phải ăn 150 gram ngũ cốc nguyên hạt và 30 phút tập thể dục nhịp điệu mỗi ngày, để giảm khả năng gây ung thư của polyp ruột.
4, Thức ăn bị mốc có thể dẫn đến ung thư gan
Aflatoxin trong thực phẩm mốc là một nguyên nhân chính gây ung thư gan, chỉ cần người trưởng thành tiêu thụ 1 mg aflatoxin, nó có thể gây ung thư. Độc tố này phải ở nhiệt độ trên 280 độ C mới bị tiêu diệt hoàn toàn. Do vậy, khuyên mọi người không bao giờ ăn thực phẩm đã bị mốc, thậm chí đã cắt bỏ phần mốc đi cũng không được ăn phần còn lại, đặc biệt là khoai lang bị mốc, mía, quả óc chó và đậu phộng.
5, Thực phẩm nhiều calo có thể gây ung thư tuyến tụy
Thường xuyên ăn thực phẩm giàu chất béo, nhiều đường và protein cao có thể gây ung thư tuyến tụy. Ngoài ra, ăn quá nhiều thực phẩm chứa lượng calo cao cũng có thể làm tăng gánh nặng cho tuyến tụy và cuối cùng gây ung thư tuyến tụy.
Thực phẩm chống ung thư
Trang web chính thức của Viện Ung thư Hoa Kỳ (AICR) đã khuyến nghị các loại thực phẩm chống ung thư thực sự hiệu quả.
Chuyên gia cảnh báo 5 chất gây ung thư người Việt vẫn ăn mỗi ngày
- Táo, việt quất, bông cải xanh, rau họ cải, rau lá xanh, cherry, bưởi, bí ngô: phòng ngừa ung thư đại trực tràng, ung thư vòm họng, ung thư thanh quản, ung thư phổi.
- Cà rốt: ngăn ngừa ung thư vú.
- Cà phê: phòng ngừa ung thư nội mạc tử cung, ung thư gan, ung thư tuyến tụy, ung thư thận.
- Hạt lanh, đậu hà lan, đậu nành, lúa mì nguyên chất, tỏi, các loại quả mọng: ngăn ngừa ung thư đại trực tràng.
- Quả óc chó: Các thí nghiệm trên động vật đã chỉ ra rằng nó có thể làm chậm sự tiến triển của ung thư vú và tuyến tiền liệt.
- Cà chua: Chứa lycopene có thể ngăn ngừa sự tăng sinh của một số tế bào ung thư, bao gồm ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú, ung thư phổi và ung thư nội mạc tử cung.
Theo vietnamnet
Mực in và nỗi lo về hàng loạt hóa chất độc hại gây bệnh nguy hiểm Theo thông tin từ Bộ Công Thương, mực in đứng thứ 2 sau công nghiệp hóa chất về độ độc hại, cháy nổ, ô nhiễm không khí, môi trường... Ngành công nghiệp in vẫn tồn tại nhiều hóa chất độc hại Báo Tiền phong dẫn thông tin từ Ths.Vũ Thị Hương, Trưởng phòng Trung tâm ứng phó sự cố và an toàn hóa...