Sự cố đề thi trường chuyên Ngoại ngữ (Hà Nội) không ảnh hưởng đến quyền lợi của thí sinh
Một sự cố xảy ra trong buổi thi của THPT chuyên Ngoại ngữ (ĐHQGHN) khi thí sinh phản ánh thay đổi môn thi Toán sang Ngữ văn vì lỗi in phiếu trắc nghiệm.
Thí sinh dự thi vào TrườngTHPT chuyên Ngoại ngữ
Theo lịch thi của Trường THPT chuyên Ngoại ngữ trong ngày 15/6, các thí sinh làm bài 3 môn thi: Đánh giá năng lực Ngoại ngữ (60 câu trắc nghiệm, 1 câu tự luận), Đánh giá năng lực Toán (35 câu trắc nghiệm); Đánh giá năng lực Ngữ văn (25 câu trắc nghiệm) với thời gian lần lượt là 90, 55 và 55 phút.
Ngay sau khi buổi thi vừa kết thúc, một số phụ huynh cho hay nhận được phản ánh của các con về việc đề thi môn Toán có thể đã bị in thiếu hoặc gặp sự cố bởi khi đang làm thì nhà trường thu lại và đẩy môn Văn lên thi trước. Các phụ huynh này cho rằng, điều này phần nào làm ảnh hưởng đến tâm lý thi cử, có thể ảnh hưởng đến kết quả làm bài của các thí sinh.
Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Xuân Long- Phó hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ, Trưởng ban Coi thi tuyển sinh vào lớp 10 Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ cho biết: Theo như thông báo trước đây, sáng nay, thí sinh dự thi vào lớp 10 Trường THPT chuyên Ngoại ngữ sẽ thi đánh giá năng lực lần lượt các môn: Ngoại ngữ, Toán, Ngữ văn.
Tuy nhiên, sau khi kết thúc môn Ngoại ngữ, đến môn Toán, cán bộ coi thi báo cáo phát hiện phiếu trả lời trắc nghiệm bị thiếu 1 dòng so với phiếu trả lời gốc.
Video đang HOT
Ngay sau đó, Hội đồng thi quyết định thu lại phiếu trả lời trắc nghiệm để in lại. Đồng thời, để không làm mất thời gian của thí sinh trong quá trình chờ in phiếu trả lời trắc nghiệm mới, Hội đồng thi đã quyết định chuyển môn Ngữ văn lên thi trước và môn Toán sẽ thi sau.
Nói về sự cố này, ông Long lý giải, có thể do trường sử dụng máy in siêu tốc toàn bộ số đề thi và phiếu trả lời trắc nghiệm và lỗi thiếu dòng xuất phát từ đây. Phiếu trả lời trắc nghiệm gốc thì vẫn đúng nhưng các phiếu in sao thì đã bị mất đi một dòng.
Ông Long khẳng định, sự cố chỉ đến từ phiếu trả lời trắc nghiệm môn Toán bị thiếu dòng, tức thiếu câu trả lời chứ không phải đề thi bị sai hay bị in thiếu. Việc chuyển môn Ngữ văn lên thi trước môn Toán không ảnh hưởng đến quyền lợi của thí sinh.
Nhà trường đảm bảo thời gian làm bài các môn thi của thí sinh không thay đổi khi đổi môn Văn lên thi trước. Do quá trình đưa môn Ngữ văn lên thi trước khiến thời gian thi chậm 15 phút nên các thí sinh cũng thu bài chậm 15 phút so với dự kiến ban đầu.
Thêm ngoại ngữ mới vào môi trường phổ thông: Cần chuẩn bị đầy đủ các điều kiện áp dụng
Bộ GD&ĐT quyết định đưa hai ngôn ngữ Hàn, Đức vào chương trình bắt buộc giáo dục phổ thông hệ 10 năm (ngoại ngữ 1).
Cũng với đó, Bộ có yêu cầu các trường thêm hai ngôn ngữ này vào xét tuyển ĐH với ngành phù hợp. Xung quanh vấn đề thêm ngoại ngữ, nhiều ý kiến cho rằng: Bộ cần chuẩn bị đầy đủ các điều kiện dạy và học để việc triển khai hiệu quả.
Để lý giải cho việc đưa hai ngôn ngữ Hàn và Đức trở thành ngoại ngữ 1, Bộ GD&ĐT khẳng định qua quá trình dạy và học thí điểm, các học sinh đón nhận hết sức hào hứng, tham gia học nhiều, rất khả quan.
Theo Bộ GD&ĐT, việc dạy học các môn ngoại ngữ trong trường phổ thông đã được triển khai từ nhiều năm qua. Ngoại ngữ 1 là môn học bắt buộc, gồm các môn tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, tiếng Nga, sau đó bổ sung môn tiếng Nhật; ngoại ngữ 2 là môn học tự chọn, trong đó có tiếng Đức, tiếng Hàn.
Sau thời gian thí điểm dạy tiếng Hàn, tiếng Đức là ngoại ngữ 2 ở một số địa phương cho thấy đạt hiệu quả và nhu cầu học tập của học sinh ngày càng nhiều hơn. Các cơ sở GDPT và học sinh có nguyện vọng lựa chọn môn học này là ngoại ngữ 1, để phù hợp với nhu cầu học tập của học sinh.
Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT cho biết: Từ "bắt buộc", không có nghĩa Tiếng Hàn sẽ trở thành môn học bắt buộc, mà từ này dùng để bổ ngữ giải nghĩa cho cụm "Ngoại ngữ 1". Tức Ngoại ngữ 1 là môn học bắt buộc trong chương trình phổ thông, học sinh có thể chọn một trong các thứ tiếng được xác định là ngoại ngữ 1. Như vậy, học sinh có thể chọn bất cứ môn học nào trong các môn thuộc nhóm ngoại ngữ 1 mà không cứng nhắc bắt buộc phải học môn Tiếng Hàn.
Thực tế là việc có thêm ngoại ngữ tiếng Đức, tiếng Hàn trong dạy học phổ thông là phù hợp với xu thế nhiều ngoại ngữ theo nhu cầu lựa chọn của học sinh, nhưng triển khai thực hiện sẽ cần nhiều điều kiện đi kèm. Nói là hầu hết các trường phổ thông trên toàn quốc (trừ hai địa phương lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh) khó có thể triển khai dạy và học hai ngôn ngữ Hàn và Đức là hoàn toàn có cơ sở. Bởi lẽ, để triển khai dạy và học những ngoại ngữ này, điều kiện cần và đủ là phải có giáo viên tiếng Hàn, tiếng Đức đạt chuẩn, cùng với đó là cơ sở vật chất.
Hiện nay, việc giảng dạy tiếng Hàn ở cấp THPT còn khá hiếm trường: Tại Hà Nội có Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ (Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội), tiếng Hàn đã có mặt với tư cách là ngoại ngữ hai từ năm 2015. Tuy nhiên, đến năm học 2017-2018, Nhà trường mới chính thức đưa tiếng Hàn vào giảng dạy với tư cách là ngoại ngữ thứ nhất.
Còn tại TP. HCM có Trường Trung học Thực hành Sài Gòn, Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, trường PTTH Marie Curie. Còn lại, chủ yếu ngành tiếng Hàn được giảng dạy ở các trường ĐH.
Để dạy thêm ngoại ngữ trong trường phổ thông, cần có sự chuẩn bị kỹ các điều kiện áp dụng (Ảnh minh họa)
Riêng đối với tiếng Đức thì có hiều trường THPT áp dụng hơn, tuy nhiên, đa số vẫn là các trường tại TP Hà Nội và TP.HCM. Trong khi đó, mối quan tâm lớn nhất của phụ huynh vẫn là làm sao để trẻ học tiếng Anh cho thật tốt và hiệu quả. Nhiều gia đình cảm thấy học ở trường không đủ, còn cho con đi học thêm bên ngoài, vì họ xác định tiếng Anh là ngôn ngữ toàn cầu.
Mới đây, thực hiện kế hoạch tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2021, Bộ GD&ĐT bổ sung môn tiếng Hàn vào danh mục các môn thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh đã học chương trình giáo dục phổ thông, đăng ký dự thi môn tiếng Hàn để xét tốt nghiệp THPT và đăng ký xét tuyển trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, trình độ đại học năm 2021.
Để tạo điều kiện cho thí sinh được sử dụng kết quả thi, xét tuyển trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, trình độ đại học năm 2021, Bộ GD&ĐT thông báo để các trường rà soát, quyết định việc bổ sung mã tổ hợp xét tuyển có môn tiếng Hàn để xét tuyển vào các ngành nghề đào tạo, đảm bảo quy định của Quy chế tuyển sinh hiện hành.
Tuy nhiên, nhiều đánh giá cho rằng: Yêu cầu xét tuyển đối với thí sinh học tiếng Hàn chỉ đáp ứng được phần nào đối với các học sinh đang học tiếng Hàn, còn để quá trình triển khai việc áp dụng hai ngoại ngữ này có hiệu quả vẫn cần nhiều điều kiện đi kèm: Giáo viên, giáo trình, cơ sở vật chất, sự liên thông đồng bộ từ các lớp bé đến lớp lớn hơn.
GS.TS Phạm Tất Dong - Ủy viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực cho rằng: "Sở thích của mỗi người ở mỗi thời điểm là khác nhau. Hôm nay có thể tôi thích học tiếng Hàn, ngày mai lại không thích và từ bỏ, không học nữa thì sẽ tốn thời gian, công sức, tiền của...". Vì thế, khi áp dụng các ngoại ngữ mới, đảm bảo tính liên thông của chương trình, đội ngũ giáo viên đóng vai trò rất quan trọng.
Đề thi mẫu vào lớp 10 trường THPT chuyên Ngoại ngữ năm 2021 ĐH Ngoại ngữ (ĐH Quốc gia Hà Nội) vừa giới thiệu bộ đề thi mẫu kỳ thi tuyển sinh lớp 10 trường THPT chuyên Ngoại ngữ năm 2021. Ảnh minh họa Thí sinh xem đề thi mẫu và đáp án 3 môn tại http://flss.vnu.edu.vn/tin-tuc/de-thi-mau-ky-thi-tuyen-sinh-vao-lop-10-thpt-chuyen-ngoai-ngu-nam-2021 Đề thi môn Đánh giá năng lực tiếng Anh gồm 61 câu hỏi (60 câu trắc nghiệm và một...