Stress kéo dài có thể dẫn đến mất trí nhớ
Giảm ham muốn, đột quỵ, rối loạn tiêu hóa, tự sát là hậu quả của căng thẳng kéo dài.
Tiến sĩ, chuyên gia tâm lý Phạm Mạnh Hà cho biết stress là phản ứng cơ thể trước những yêu cầu, áp lực bên ngoài vượt ngưỡng chịu đựng của cơ thể, ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe.
Ảnh: CNN
Những người liên tục căng thẳng dễ bị cảm lạnh và cảm cúm thông thường. Khi đó, cơ thể sẽ mất nhiều thời gian để phục hồi. Khi đàn ông bị căng thẳng, testosterone được cơ thể sản xuất ở mức cao. Tình trạng này kéo dài dẫn đến suy giảm ham muốn, rối loạn cương dương. Đối với phụ nữ, tâm lý bất ổn sẽ làm không kiểm soát được hành động.
Bên cạnh đó, khi stress, tế bào não bị thiếu oxy làm cho cơ thể luôn mệt mỏi, uể oải, suy giảm trí nhớ… Bộ não đặc biệt dễ bị tổn thương bởi luôn cần dinh dưỡng và ôxy hóa để khỏe mạnh, hoạt động đúng cách. Nếu cơ thể phải chịu căng thẳng quá mức, bạn có thể bị mất trí nhớ và co rút não trước 50 tuổi, cơ thể mất dần hệ miễn dịch, thậm chí rơi vào trầm cảm.
Ngoài ra, căng thẳng kéo dài gây chán ăn hoặc một số hiện tượng như táo bón, tiêu chảy, nôn, đau bụng, buồn nôn… do gan phải hoạt động nhiều. Theo bác sĩ dinh dưỡng Phạm Thị Bảo An, Bệnh viện Đa khoa thành phố Hà Tĩnh, stress kiến bạn thở nhanh, tăng nhịp tim, ảnh hưởng đến cơ thể sản xuất dịch tiêu hóa làm tăng nguy cơ ợ nóng và chua, đau dạ dày.
Video đang HOT
Cách giảm stress mỗi ngày
- Dưỡng sinh, ngồi thiền, yoga là ba liệu pháp vàng để giải tỏa căng thẳng.
- Luôn duy trì cuộc sống theo hướng tích cực, tận dụng tối đa những giờ phút thư giãn. Sống vui tươi, lành mạnh và cởi mở với mọi người xung quanh.
- Chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường hấp thu vitamin B và C nhằm cải thiện chức năng của hệ miễn dịch.
- Học cách quản lý thời gian, cân bằng công việc và cuộc sống, sống lành mạnh mỗi ngày.
Thùy An
Theo VNE
Stress khiến não bị teo nhỏ
So với người bình thường, người có nồng độ cortisol cao thì khả năng ghi nhớ, tư duy kém hơn và tổng khối lượng não cũng giảm 0,2%.
Stress có thể gây ra những tác động tiêu cực như đau đầu, đau ngực, mệt mỏi và các vấn đề về tiêu hóa. Gần đây, một nghiên cứu chỉ ra stress còn làm tổn thương bộ não.
Theo CNN, trên tạp chí Neurology, các nhà khoa học từ Trường Đại học Y Harvard chỉ ra người có nồng độ cortisol hay còn gọi là hormone stress trong máu cao thường gặp khó khăn trong việc ghi nhớ. Não bộ của họ cũng nhỏ hơn.
Nhóm tác giả đã quan sát 2.000 tình nguyện viên tuổi trung bình 49 và kiểm tra khả năng ghi nhớ cũng như tư duy của họ. Các nhà khoa học lấy mẫu máu và đo khối lượng não bằng MRI. Mức cortisol bình thường dao động trong khoảng 10,8 đến 15,8 g/dL. Dựa vào nồng độ hormone stress, nhóm nghiên cứu chia các tình nguyện viên ra ba nhóm là thấp, trung bình và cao.
Kết quả cho thấy so với người có lượng cortisol bình thường, người có nồng độ cortisol cao đạt điểm kỹ năng ghi nhớ, tư duy kém hơn và tổng khối lượng não cũng giảm 0,2%.
"Cortisol ảnh hưởng đến nhiều chức năng khác nhau", bác sĩ Justin B. Echouffo-Tcheugui từ Đại học Harvard dẫn đầu nghiên cứu nói. "Công trình của chúng tôi cho thấy hiện tượng mất trí nhớ và cao xuất hiện ở người trung niên trước khi triệu chứng xuất hiện nên điều quan trọng là mọi người phải tìm cách xả stress như ngủ đủ, tập thể dục đều đặn, kết hợp các phương pháp thư giãn và tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng thuốc giảm cortisol nếu cần".
Ảnh: TJP.
Năm 2014, một nghiên cứu từ Đại học California phát hiện stress mạn tính kéo đến những tổn thương lâu dài về cấu trúc và chức năng não, từ đó khiến con người dễ mắc các rối loạn về tâm trạng, lo hãi.
Các tác giả nhận thấy stress mạn dẫn đến tình trạng dư thừa myelin và chất trắng ở một số khu vực não. Chất trắng được làm từ các sợi kết nối tế bào thần kinh, giúp các vùng não giao tiếp tốt hơn. Trong khi đó, chất xám là tập hợp những tế bào thần kinh dùng để suy nghĩ, tính toán, đưa ra quyết định. Cả chất trắng lẫn chất xám đều quan trọng song nếu dư thừa chất trắng, các chức năng thần kinh cao hơn sẽ bị hạn chế.
Đồng tác giả công trình của Trường Y Harvard là Sudha Seshadri nhận định việc cortisol thay đổi não "vừa đáng báo động vừa đem tới cơ hội" bởi suy giảm nhận thức có thể là tiền thân của chứng mất trí.
"Giờ chúng ta đã có thêm manh mối để phòng tránh bệnh mất trí cho cộng đồng", bà Seshadri nói. "Tôi không thể chắc chắn rằng giảm cortisol nhất định đem tới hiệu quả nhưng đó là bước đầu tiên".
Minh Nguyên
Theo VNE
Ảnh hưởng nghiêm trọng của trầm cảm đến não bộ mà ít ai để ý Không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần và tâm trạng mà stress kéo dài còn gây ra những tác động xấu đến não bộ của chúng ta. Theo Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia, khoảng 16 triệu người trưởng thành ở Hoa Kỳ đã trải qua ít nhất một đợt trầm cảm lớn trong năm qua. Các nhà nghiên cứu...