Sốt xuất huyết vượt 1.300 ca, Đắk Lắk lên kịch bản xấu nhất
Trong 6 tháng đầu năm, Đắk Lắk ghi nhận hơn 1.300 ca sốt xuất huyết, ngành y tế lên phương án ứng phó cho tình huống dịch bùng phát mạnh và lây lan trong cộng đồng.
Theo thống kê của ngành Y tế Đắk Lắk, trong 6 tháng đầu năm 2022, toàn tỉnh ghi nhận hơn 1.300 trường hợp mắc sốt xuất huyết, chưa ghi nhận trường hợp tử vong, số mắc tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm 2021. Số ổ dịch được phát hiện 43 ổ dịch rải rác tại 15/15 huyện, thị xã, thành phố.
Cán bộ chuyên môn phun thuốc diệt muỗi.
Ông Nay Phi La, Giám đốc Sở Y tế nhận định, năm 2022 có nguy cơ cao dịch bùng phát do bệnh sốt xuất huyết thường gây dịch với chu kỳ 3 năm; trong đó thời điểm gần nhất dịch bệnh bùng phát trên cả nước là năm 2019. Chưa kể, lưu lượng giao thông cả về người, hàng hóa, xe cộ từ các tỉnh khác về tỉnh Đắk Lắk rất lớn, thường xuyên và khó kiểm soát; biến đổi của khí hậu, thời tiết nắng nóng kết hợp với những đợt mưa thất thường tạo điều kiện cho muỗi sinh sôi và phát triển.
Ngoài ra, theo giám đốc Sở Y tế Đắk Lắk, sự chủ động, phối hợp của người dân và ban, ngành đoàn thể trong công tác phòng chống sốt xuất huyết chưa phát huy hết hiệu quả; ý thức tự phòng bệnh của người dân còn thấp, phó mặc cho ngành y tế, việc triển khai biện pháp phun hóa chất và diệt lăng quăng còn gặp nhiều khó khăn, không triệt để. Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, các biện pháp phòng bệnh hiện nay chủ yếu dựa vào diệt muỗi đốt nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
Video đang HOT
Trước dự báo trên, Sở Y tế Đắk Lắk chủ động xây dựng các phương án ứng phó tùy vào diễn biến của dịch bệnh. Trong đó, có phương án dịch lây lan và bùng phát trong cộng đồng. Theo phương án, các đơn vị y tế dự phòng tổ chức khoanh vùng ổ dịch, áp dụng các biện pháp phòng bệnh rộng rãi, bắt buộc đối với toàn bộ người dân trong khu vực ổ dịch; tiếp tục tăng cường triển khai giám sát sốt xuất huyết để kịp thời xác minh, tổ chức điều tra phát hiện ổ dịch mới, khoanh vùng, xử lý sớm các ổ dịch trong cộng đồng.
Người mắc cúm A tăng cao ở Quảng Ninh
10 ngày gần đây, số bệnh nhân mắc cúm A tại Quảng Ninh, tăng cao dù không phải là thời điểm bùng phát loại bệnh này.
Các bác sĩ khuyến cáo người dân nên đeo khẩu trang khi đến nơi đông người và chú ý vệ sinh cá nhân để tránh bị lây nhiễm.
Mỗi ngày, bệnh viện tỉnh Quảng Ninh và bệnh viện đa khoa khu vực Bãi Cháy tiếp nhận từ 20-30 bệnh nhân nhập viện do cúm A. Con số này được cho là tăng đột biến so với nhiều năm.
Các bệnh nhân mắc cúm A có đầy đủ các triệu chứng tương tự như người mắc COVID-19 và nhiều người tự điều trị tại nhà.
Các bệnh viện lớn ở tỉnh Quảng Ninh mỗi ngày tiếp nhận từ 20-30 bệnh nhân mắc cúm A.
"Trước khi vào viện, tôi có triệu chứng ho, sốt cao từ nhẹ đến nặng, khi sốt cao, tôi dùng thuốc nhưng không hạ, mà duy trì mức trên 39 độ nên phải nhập viện trong tình trạng cấp cứu. Tại bệnh viện, tôi được chẩn đoán mắc cúm A phải nhập viện điều trị", chị Nguyễn Thị Ánh Chi ở phường Cao Thắng nói.
Ông Quốc Bình, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long cho biết: "Ở nhà tôi sốt rất cao 39 - 40 độ. Đến Bệnh viện Bãi Cháy xét nghiệm thì bác sỹ nói tôi mắc bệnh cúm A".
Cúm A có thể xuất hiện quanh năm nhưng cao điểm vào tháng 3, 4 và tháng 9, tháng 10. Tính tới thời điểm này, Quảng Ninh đang ghi nhận khoảng 900 ca mắc cúm A ở hầu hết các địa phương, riêng tháng 6 có số ca mắc nhiều nhất - gần 300 ca, gấp đôi các tháng trước đó.
Bác sỹ CKI Hoàng Thị Thanh Hoa, Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bãi Cháy cho biết nguyên nhân cúm A bùng phát thời điểm này một phần là người dân chủ quan không đeo khẩu trang khi tới nơi công cộng.
Tháng 6/2022, Quảng Ninh có số ca mắc nhiều nhất, gần 300 ca, gấp đôi các tháng trước đó.
"Người dân đi du lịch nhiều, giao thương nhiều nên tốc độ lây lan tăng nhất là khi mọi người không đeo khẩu trang. Vì vậy, ngoài vấn đề cúm A chúng tôi rất lo ngại dịch COVID bùng phát trở lại. Nên khuyến cáo mọi người nên đeo khẩu trang khi tới nơi công cộng để phòng tránh các bệnh về đường hô hấp đặc biệt là cúm A và COVID", bác sĩ Thanh Hoa cho hay.
Bên cạnh cúm A, một số bệnh như sốt xuất huyết cũng đang có diễn biến phức tạp do sinh viên từ các tỉnh phía Nam về nghỉ hè khá đông. Các bệnh này có tốc độ lây lan nhanh, đặc biệt đối với người lớn và trẻ nhỏ chưa được tiêm vaccine phòng bệnh.
Cán bộ y tế xử lý ổ dịch sốt xuất huyết tại phường Ninh Dương, thành phố Móng Cái, Quảng Ninh.
"3 loại dịch bệnh đang cùng có trong cộng đồng là COVID-19; cúm A và sốt xuất huyết. Các triệu chứng của các loại bệnh này hơi giống nhau, do đó người dân không nên chủ quan. Nếu như dùng các loại thuốc hạ sốt không đỡ thì nên đến các cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán chính xác và điều trị sẽ giảm được các biến chứng và nguy cơ chuyển biến nặng. Cùng với đó các cá nhân, gia đình, những nơi tập thể phải thường xuyên vệ sinh, khử khuẩn sạch sẽ môi trường xung quanh đặc biệt cần tiêm phòng vaccine để tránh những biến cố xấu có thể xảy ra", Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Dung, Trưởng Khoa kiểm soát bệnh Truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh khuyến cáo.
Với tình hình dịch bệnh như hiện nay, ngoài việc tăng cường hoạt động giám sát, khám chữa bệnh của các cơ sở y tế, các cơ quan chức năng cũng mong muốn người dân đề cao tinh thần tự giác, bảo vệ người thân và cộng đồng. Biện pháp hiệu quả nhất là tiêm phòng vaccine, giảm được nguy cơ mắc bệnh nặng.
Biến chứng sốt xuất huyết có thể nguy hiểm tính mạng bà bầu và thai nhi Thống kê cho thấy, riêng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, số ca mắc sốt xuất huyết nhập viện đã tăng 228% so với cùng kỳ năm 2021. Đáng chú ý, từ đầu năm đến nay đã có 12 trường hợp tử vong, trong đó có cả phụ nữ mang thai và trẻ em. Các bác sĩ cảnh báo, thai phụ...