Đồng Tháp ghi nhận hơn 3.500 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Đồng Tháp là một trong 8 tỉnh, thành có số ca mắc sốt xuất huyết tăng cao khu vực phía Nam. Tính từ đầu năm đến ngày 26/6 đã ghi nhận hơn 3.500 trường hợp mắc sốt xuất huyết và đã có 6 trường hợp tử vong.
Đồng Tháp là 1 trong 3 địa phương có số ca tử vong cao nhất trong khu vực phía Nam. Tại cuộc họp đánh giá kết quả thực hiện Chiến dịch “Diệt lăng quăng phòng, chống bệnh sốt xuất huyết” đợt 1 và triển khai Chiến dịch đợt 2 diễn ra ngày 4/7, ông Đoàn Tấn Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, chiến dịch “Diệt lăng quăng phòng, chống bệnh sốt xuất huyết” đợt 1 đã mang lại hiệu quả tích cực, tất cả các ổ dịch đã được xử lý 100%.
ADVERTISEMENT
Ông Đoàn Tấn Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp phát biểu tại cuộc họp (ảnh Văn Khương).
Ông Đoàn Tấn Bửu yêu cầu các địa phương tiếp tục đồng loạt triển khai Chiến dịch “Diệt lăng quăng phòng, chống bệnh sốt xuất huyết” đợt 2 với quy mô lớn tại 143 xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh từ ngày 5 đến 10/7. Đồng thời, tập trung tuyên truyền cảnh báo dịch đang bùng phát để nâng cao ý thức cảnh giác và chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; hướng dẫn người dân cách xử lý và đề nghị ký cam kết tự giác thực hiện công tác diệt lăng quăng. Ngoài ra, ngành chức năng cần tăng cường công tác giám sát, phát hiện ca bệnh nhằm phát hiện sớm ổ dịch và phát hiện sớm xã bùng phát dịch để có biện pháp xử lý kịp thời.
“Đồng Tháp triển khai chiến dịch diệt lăng quăng để chúng ta giảm bớt chỉ số lăng quăng muỗi vằn gây bệnh sốt xuất huyết ở các hộ gia đình ở cộng đồng, làm đồng loạt, liên tục mới có thể kiểm soát được dịch bệnh”- ông Đoàn Tấn Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp thông tin thêm.
Video đang HOT
Thực hiện Chiến dịch “Diệt lăng quăng phòng, chống bệnh sốt xuất huyết”.
Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Tháp, số ca mắc ca mắc sốt xuất huyết đều tăng đồng loạt ở tất cả 12/12 huyện, thành phố trên toàn tỉnh, trong đó tăng cao nhất là ở huyện Hồng Ngự và TP. Hồng Ngự. Đến nay, đã có 1.443 ổ dịch được phát hiện và xử lý, đạt 100%. Đối với hai địa phương ghi nhận số ca mắc sốt xuất huyết tăng, ngành chức năng đã triển khai 3 đợt phun hóa chất diện rộng gồm huyện Hồng Ngự và TP. Hồng Ngự.
Dự báo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Tháp, dịch sốt xuất huyết còn tăng khi hiện nay đang vào cao điểm mùa mưa, biến đổi khí hậu, thời tiết thay đổi thất thường, mùa mưa đến sớm cũng là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên môi trường thuận lợi cho sốt xuất huyết phát triển mạnh. Vì vậy, cần triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống như diệt lăng quăng, xử lý ổ dịch để kiểm soát dịch sốt xuất huyết trên địa bàn./.
Bị sốt xuất huyết có phải kiêng tắm không?
Nhiều người nghĩ rằng không nên tắm gội khi bị sốt xuất huyết, nhất là với trẻ sức đề kháng yếu, điều này có đúng?
BS.CKI. Lê Thị Thúy Hằng - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM - Cơ sở 3, người mắc số xuất huyết vẫn nên tắm rửa bình thường. Tuy nhiên, thời gian từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh, dù sốt có thể giảm nhưng xuất hiện tình trạng xuất huyết ở các mức độ khác nhau do hạ tiểu cầu nhiều. Bạn nên tránh kỳ cọ mạnh dễ gây chảy máu dưới da hoặc trong cơ.
Người bệnh nên tắm bằng nước ấm. Dùng nước lạnh để tắm gội sẽ làm mạch ngoài da co lại, mạch nội tạng giãn ra, dẫn đến nguy cơ tử vong.
Với trẻ nhỏ, BS Nguyễn Trần Nam - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM khuyên cha mẹ vẫn nên tắm cho bé bằng nước ấm hàng ngày để tránh sốt cao, bài tiết mồ hôi nhiều gây viêm da dễ bội nhiễm hơn.
Tuy nhiên, chuyên gia này đưa ra một số lưu ý phải nhớ. Cụ thể, không ngâm người trong nước hoặc tắm quá lâu. Nhiệt độ nước tắm ấm vừa phải, không tắm với nước lạnh. Nếu gội đầu, đặc biệt là phụ nữ tóc dày, nên sấy khô, tránh để tóc ướt lâu. Bạn không đi ngủ khi tóc còn ẩm vì dễ làm cơ thể nhiễm lạnh.
TP.HCM tập trung dọn vệ sinh môi trường để phòng sốt xuất huyết.
Các chuyên gia cho biết, sốt xuất huyết khá phổ biến ở các quốc gia nhiệt đới, là bệnh truyền nhiễm do muỗi vằn (Aedes aegypti) mang virus Dengue gây ra. Người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như sốt cao, xuất huyết, thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy tạng nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời. Sốt xuất huyết thường diễn tiến theo từng giai đoạn và triệu chứng cụ thể.
Giai đoạn ủ bệnh: Thời kỳ này kéo dài 3 - 7 ngày. Virus Dengue tùy theo cơ địa và khả năng miễn dịch của từng người mà nhân lên dần dần, đến khi đủ số lượng sẽ gây ra nhiều triệu chứng cụ thể.
Giai đoạn sốt Dengue: Giai đoạn này khoảng 2 - 7 ngày và bắt đầu triệu chứng sốt kèm nhức đầu, đau họng, buồn nôn, người mệt mỏi và đặc điểm của sốt xuất huyết là sốt cao (từ 39 đến 40 độ C).
Giai đoạn nguy hiểm: Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất nhưng người bệnh thường chủ quan do tình trạng sốt đã giảm đáng kể. Ở thời kỳ này, virus Dengue làm hệ miễn dịch suy yếu đi rất nhiều, vì thế mà bạch cầu, tiểu cầu giảm đáng kể, ảnh hưởng đến khả năng đề kháng của người bệnh.
Lúc này, các triệu chứng xuất huyết bắt đầu xuất hiện rõ rệt như xuất huyết dưới da, chảy máu cam... Tùy vào mức độ cũng như biến chứng của bệnh có thể dẫn đến chảy máu nội tạng, tràn dịch màng phổi, xuất huyết tiêu hóa rất nguy hiểm.
Giai đoạn phục hồi: Giai đoạn mà cơ thể của người bệnh dần hồi phục. Lúc này tiểu cầu tăng dần, nhịp tim và huyết động ổn định, đi tiểu nhiều, cảm giác thèm ăn và khát nước.
Trẻ bị sốt xuất huyết, cha mẹ tuyệt đối không được làm điều này Chuyên gia nêu những sai lầm trong chăm sóc và điều trẻ bị sốt xuất huyết mà cha mẹ nên tránh. Với tình hình bệnh sốt xuất huyết hiện nay cha mẹ không nên chủ quan, thấy trẻ sốt thì nên đưa con đi khám bác sĩ. Chỉ dùng 1 loại thuốc Bác sĩ Nguyễn Trần Nam - Phó Giám đốc Bệnh viện...