Sốt cao không hạ: BS Bệnh viện Nhi khuyến cáo có thể là dấu hiệu tay-chân-miệng nặng
TS Lâm cho biết dấu hiệu của trẻ tay-chân-miệng là sốt cao, trên da xuất hiện các dát đỏ, mụn nước ở quanh miệng, lòng bàn tay, chân.
Bé Nguyễn Diệu Linh (25 tháng tuổi, Hà Nội) được chuyển đến Trung tâm Bệnh Nhiệt đới Trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương khi bệnh đã diễn biến đến ngày thứ 4. Khi thăm khám toàn thân, các bác sĩ nhận thấy da vùng đùi 2 bên của bé rải rác nhiều mụn nước đã khô. Bé được tiến hành làm xét nghiệm công thức máu, CRP và EV71. Kết quả xét nghiệm cho thấy bé Linh mắc tay-chân-miệng độ 2a.
Nhập viện cùng phòng với bé Linh là bé Bảo Nam (8 tháng tuổi, Hà Nội). Gia đình cho biết, 4 ngày trước khi vào viện, bé Nam bỗng dưng nôn và đi ngoài nhiều. 2 hôm sau, khi thay quần áo cho bé, bố mẹ phát hiện chân và tay con nổi rất nhiều nốt phỏng.
Nghi ngờ con mắc tay-chân-miệng, gia đình đưa con đến Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương. Tại đây, qua quá trình thăm khám và làm các xét nghiệm, các bác sĩ chẩn đoán cháu mắc tay-chân-miệng mức độ 2a.
Theo tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Lâm – Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi trung ương bệnh tay-chân-miệng (hand-foot-mouth disease) là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do vi rút đường ruột gây ra. Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hoá. Nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh.
Các dấu hiệu của tay chân miệng
Bệnh gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương. Có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm tuổi dưới 3 tuổi. Hiện trung bình mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng 30 – 50 bệnh nhân. Các bệnh nhân chủ yếu đến từ Hà Nội.
TS.BS Nguyễn Văn Lâm cho biết, bệnh tay-chân-miệng tuy có diễn biến nhanh và có nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể nhận biết trẻ mắc bệnh qua các dấu hiệu dễ nhận biết bao gồm:
Video đang HOT
- Sốt: sốt nhẹ hoặc sốt cao. Sốt cao không thể hạ là dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng.
- Tổn thương ở da: dát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối…
Khi phát hiện trẻ mắc bệnh, gia đình nên đưa con đến khám tại các cơ sở y tế, đặc biệt là tại chuyên khoa Truyền nhiễm trẻ em để được tư vấn kỹ hơn về cách chăm sóc, cách phát hiện triệu chứng nặng để có thể đưa trẻ đến y tế kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc.
Cha mẹ cần chú ý chăm sóc cho trẻ theo hướng dẫn sau:
Vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
Vệ sinh ăn uống: Thức ăn cho trẻ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng; ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
Làm sạch đồ chơi, nơi sinh hoạt: Hộ gia đình, nhà trẻ mẫu giáo, các hộ trông trẻ tại nhà cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
Quản lý phân: Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
Theo dõi phát hiện sớm: Trẻ em phải được thường xuyên theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện, tổ chức cách ly, điều trị các trường hợp mắc bệnh, tránh lây bệnh cho các trẻ khác.
Cách ly, điều trị kịp thời khi phát bệnh: Các nhà trẻ, mẫu giáo, nhóm trẻ tập trung và hộ gia đình có trẻ dưới 6 tuổi cần chủ động theo dõi sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện và đưa ngay đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Trẻ bị bệnh phải được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh, không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với các trẻ khác.
4 kiểu "giải nhiệt" cơ thể cực sai mà nhiều người vẫn hay làm trong mùa hè, chẳng ngờ nó lại gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe
Với tình hình nắng nóng kéo dài thì bạn cần phải chú trọng hơn tới chuyện bảo vệ sức khỏe cả khi ra đường lẫn khi ở trong nhà.
Tháng 7 được biết tới là thời điểm nắng nóng đỉnh điểm nhất trong năm. Dù ở khu vực miền Bắc, miền Trung hay miền Nam thì cái nóng oi ả của tháng 7 vẫn luôn khiến người dân cảm thấy ngột ngạt, khó chịu. Lúc này, cứ mỗi khi trở về nhà là mọi người sẽ tìm đủ cách để "giải nhiệt" cơ thể ngay tức thì.
Tuy nhiên, có một số thói quen "giải nhiệt" trong mùa hè lại không hề tốt cho sức khỏe chút nào đâu bạn nhé!
1. Tu ừng ực một chai nước đá
Sau khi đi ngoài trời nắng về, nhiều người sẽ cảm thấy khát khô cả cổ và theo thói quen liền mở tủ lạnh ra để lấy một chai nước đá uống. Thế nhưng, thân nhiệt cơ thể của bạn lúc này lại đang khá cao mà nếu uống nước lạnh ngay sẽ dễ bị nhiễm lạnh. Hậu quả là thành dạ dày và đường ruột cũng sẽ bị tổn thương, nghiêm trọng hơn còn gây viêm ruột, đau họng chỉ từ thói quen mà nhiều người vẫn hay làm.
2. Lao ngay vào phòng tắm sau khi trở về nhà
Biết rằng việc đi ngoài trời nắng nóng lâu sẽ khiến cơ thể chúng ta ra rất nhiều mồ hôi. Nhưng nếu bạn chọn cách "giải nhiệt" là đi tắm ngay khi bước vào nhà thì đó là một hành động hết sức sai lầm. Những gáo nước lạnh "giải nhiệt" có thể mang đến những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn cho cơ thể.
Do lúc này thân nhiệt cơ thể vẫn đang khá cao, nếu dội nước lạnh vào người có thể làm lỗ chân lông bít tắc lại. Các mao mạch trong não bị co lại và nguy cơ gây sốc nhiệt, hoa mắt, chóng mặt do máu lưu thông không đều sẽ khiến cơ thể của bạn chịu tác động nghiêm trọng.
3. Ngủ trên sàn nhà vào ban đêm
Sự mát mẻ phả ra từ nền đá gạch có thể giúp xua tan đi những cơn oi bức, khó chịu. Tuy nhiên, theo Đông y, phần đất thuộc âm, phần khí ở trên là dương nên việc nằm ngủ trên sàn nhà có thể gây cảm hàn, cảm nhiệt. Thêm nữa, trong đất cũng có hơi ẩm lớn nên người ngủ dưới sàn nhà dễ bị nhiễm ẩm. Hậu quả là cơ thể nặng nề, mệt mỏi hơn sau khi thức dậy. Ngoài ra thì vấn đề côn trùng, vi khuẩn cũng có thể tấn công cơ thể khi bạn nằm ngủ dưới đất thay vì chiếc giường thân yêu.
4. Nằm ngủ ngay dưới hướng gió điều hòa
Một sai lầm nữa mà nhiều người cũng hay mắc phải trong mùa hè đó là nằm ngủ dưới đúng hướng gió điều hòa phả ra. Đây là một hành động rất xấu bởi gió điều hòa sẽ được truyền thẳng vào cơ thể, khiến bạn có nguy cơ bị cảm lạnh, sốt cao.
Cơ thể có biểu hiện này sau khi uống nước đi khám ngay vì có thể đang 'chứa khối u' Nếu thấy một trong những biểu hiện sau khi uống nước, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt. Ảnh minh họa: Internet Việc uống nước đầy đủ giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, các bộ phận hoạt động bình thường. Trung bình, một người trưởng thành cần khoảng 2 lít nước/ngày. Sau khi uống nước, nếu thấy những hiện...