Sông Thương – Cô hiệu trưởng như người bạn của giáo viên
Để động viên giáo viên tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, cô Sông Thương chủ động làm “tấm gương” cho mọi người.
Với học sinh tốt nghiệp Tiểu học, được vào Trường Trung học cơ sở Nguyễn An Ninh là mơ ước của rất nhiều em ở thành phố biển Vũng Tàu; một ngôi trường đã từng nhận Huân chương lao động hạng Ba, hạng Nhì, hạng Nhất.
Đến Trường Trung học cơ sở Nguyễn An Ninh, ai cũng cảm nhận ngay sự sạch sẽ, xanh mát; học sinh nề nếp, kỷ luật; giáo viên thân thiện, cởi mở.
Đây là ngôi trường có truyền thống dạy và học của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với nhiều năm liền là lá cờ đầu trong phong trào thi đua bậc Trung học cơ sở.
Với 20 năm tuổi nghề, 9 năm làm Phó hiệu trưởng rồi Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Duy Tân; năm học 2017-2018 về nhận công tác tại Trung học cơ sở Nguyễn An Ninh với nhiệm vụ Hiệu trưởng, cô giáo Nguyễn Thị Sông Thương chịu không ít “sức ép” trước thành tích “khủng” mà các thế hệ “tiền bối” đã xây dựng nên “thương hiệu” Nguyễn An Ninh.
Xây đã khó, giữ được thành tích càng khó; thế nhưng cô hiệu trưởng Nguyễn Thị Sông Thương có niềm tin mãnh liệt vào bản thân và tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường.
Cô Nguyễn Thị Sông Thương, Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Nguyễn An Ninh – Thành phố Vũng Tàu
Đoàn kết là sức mạnh, cô hiệu trưởng Nguyễn Thị Sông Thương gần gũi từng cán bộ, giáo viên, nhân viên; tìm hiểu tâm tư nguyện vọng làm nền tảng để xây dựng kế hoạch năm học một cách khoa học, bài bản, hợp lý; ai làm gì, phụ trách cái gì đều phù hợp với năng lực, nguyện vọng, giúp mọi người phát huy hết năng lực, cùng đóng góp xây dựng nhà trường.
Cùng tập thể giáo viên, cô Sông Thương đưa giáo dục STEM vào hoạt động dạy học của nhà trường.
Cô Thương vận động học sinh tham gia hoạt động câu lạc bộ STEM, giúp các em vừa học vừa trải nghiệm sáng tạo, vừa tiếp cận mô hình giáo dục hiện đại.
Video đang HOT
Kết quả là năm học 2018-2019 nhà trường có 3 em với 1 dự án đạt Huy chương Đồng tại cuộc thi Sáng tạo trẻ Robot IYRTC Thái Lan; năm học 2019-2020 có 4 học sinh đạt Huy chương Đồng và giải khuyến khích tại cuộc thi IYRC Hàn Quốc.
Cô Sông Thương cùng đội tuyển Robotacon của trường Nguyễn An Ninh
Đáp ứng xu thế quản lý mới, cô Nguyễn Thị Sông Thương là một hiệu trưởng sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng của Microsoft Office như: Word, Excel, Power Point …; Các phần mềm ứng dụng trong quản lý như: Quản lý điểm VnEdu, quản lý nhân sự Pmis, Phổ cập giáo dục,…vào công việc hàng ngày và công tác quản lý của mình.
Nhìn cô làm việc trên máy tính, không ít người thán phục “trình” của cô giáo.
Phát huy thế mạnh của bản thân hiểu biết, ứng dụng về công nghệ thông tin; cô Nguyễn Thị Sông Thương thường xuyên hướng dẫn, hỗ trợ giáo viên sử dụng các phần mềm để phục vụ cho bài dạy như: hỗ trợ dạy môn Toán: Mathtype, Cabri…; hỗ trợ dạy vật lý: Crocodile physic; môn Tin học: Hỗ trợ hình học Geogebra; Gõ phím nhanh Typing Master; Giải phẫu cơ thể người Anatomy; biên tập phim Movie Maker…, khai thác mạng internet trong việc, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy.
Trong quản lý, cô Sông Thương cùng kế toán để sử dụng phần mềm trong công tác tài chính, kế toán; quản lý tài sản của nhà trường; hỗ trợ, hướng dẫn văn thư ứng dụng công nghệ thông tin để lập hồ sơ quản lý trong công việc.
Để động viên giáo viên tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, cô Sông Thương chủ động làm “tấm gương” cho mọi người.
Hiện nay cô Sông Thương đã tốt nghiệp Cao học quản lý giáo dục khóa 26 (2017-2019) đặt tại Bà Rịa – Vũng Tàu của trường Đại học Huế; lớp Cao cấp lý luận chính trị hệ không tập trung C20 Bà Rịa – Vũng Tàu (2017-2019) của Học viện chính trị khu vực II.
Nói về kinh nghiệm quản lý, cô Sông Thương tâm sự “Tôi luôn nghiên cứu các quy định để đảm bảo chế độ cho toàn thể viên chức của nhà trường; phối hợp với công đoàn để chăm lo đời sống, động viên khích lệ toàn trường hoàn thành tốt nhiệm vụ”.
Mọi hoạt động của nhà trường luôn đảm bảo minh bạch, mọi người đều biết, đều có thể kiểm tra; luôn lắng nghe, thấu hiểu các ý kiến đóng góp xây dựng của bất cứ ai cho hoạt động của nhà trường.
Hàng năm nhà trường phối hợp với Công đoàn tổ chức cho giáo viên, nhân viên toàn trường các hoạt động tham quan, học tập kinh nghiệm (Trường Trung học cơ sở Duy Tân: Đi Đà Lạt, Miền Tây; Campuchia, Thái Lan; Trường Nguyễn An Ninh: Đi Thái Lan) cũng như tổ chức thăm hỏi công đoàn viên vào những khi ốm đau, dịp 20/11; 8/3; Tết Nguyên Đán…
Đồng thời tổ chức nhiều hoạt động thiện nguyện, lá lành đùm lá rách, nhất là chương trình “xuân yêu thương”, trao quà tết cho học sinh khó khăn ở các trường trong Vũng Tàu, các huyện khác trong tỉnh và huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng; chương trình đã lan tỏa, giáo dục yêu thương cho học sinh và giáo viên, phụ huynh.
Muốn làm lãnh đạo tốt, đầu tiên mình phải là người tốt, giáo viên tốt; tuyệt đối không hách dịch, cửa quyền; với đồng nghiệp phải dân chủ, thân ái, giúp đỡ; với học trò phải tâm lý, yêu thương, vị tha; với phụ huynh phải tôn trọng, lắng nghe, thấu cảm”.
Những cống hiến, đóng góp của cô Sông Thương cho giáo dục đã được ghi nhận với nhiều năm là giáo viên dạy giỏi cấp huyện, thành phố; nhiều năm liền được công nhận là chiến sĩ thi đua các cấp; được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Gíao dục và Đào tạo tặng Bằng khen.
Cô Sông Thương trong Lễ tôn vinh nhà giáo năm 2019
“Sáng tạo, thân thiện, dân chủ, kỷ cương, yêu thương, vị tha” là những điều đồng nghiệp, học sinh nhắc đến khi nói về cô hiệu trưởng của mình; đó là thành tích lớn nhất mà bất cứ ai cũng mong muốn đạt được.
Chúc cô Nguyễn Thị Sông Thương thật nhiều năng lượng, đạt được nhiều thành tích hơn nữa trong quá trình công tác.
Sơn Quang Huyến
Theo giaoduc.net
Qua STEM, nắm bắt cơ hội phát triển ngành giáo dục trong 4.0
Trong 2 ngày 15 và 16/11/2019, tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế (HueIC), Bộ Công Thương phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị tập huấn Chương trình Giáo dục STEM cho gần 400 cán bộ quản lý và giáo viên của các trường THPT trên địa bản tỉnh Thừa Thiên Huế.
Thầy giáo Trần Hữu Châu Giang - Phó Hiệu trưởng HueIC phát biểu khai mạc
STEM là viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật) và Math (Toán học). Giáo dục STEM là phương pháp tổ chức giảng dạy thực tế tích hợp ứng dụng công nghệ, giúp học sinh rèn luyện tư duy đa chiều, có tính ứng dụng cao bằng giải pháp mắt thấy - tai nghe - tay chạm. Đây là một nội dung phù hợp với xu thế thời đại, góp phần đổi mới, nâng cao hiệu quả giáo dục.
Trong buổi tập huấn, các giảng viên HueIC đã tiến hành tập huấn các nội dung: Giáo dục STEM và giáo dục 4.0, STEM - Robotics: Phần mềm ARDUINO IDE, Lập trình Robot điều khiển bằng tay qua Android, Lập trình Robot tự động dò đường.
Thầy Tôn Thất Viễn Tương, Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, đây là hoạt động chuyên môn có ý nghĩa, đặc biệt là trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.
Trong thời gian tới, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh sẽ triển khai mạnh mẽ Giáo dục STEM trong các trường Trung học trên địa bàn. Đây là một nội dung quan trọng trong việc triển khai thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 4/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về Tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (còn gọi là cách mạng công nghiệp 4.0), để chủ động nắm bắt cơ hội, đưa ra các giải pháp thiết thực tận dụng tối đa các lợi thế.
Chương trình Giáo dục STEM giúp các giảng viên, các trường học chủ động nắm bắt cơ hội, đưa ra các giải pháp thiết thực tận dụng tối đa các lợi thế để phát triển sự nghiệp giáo dục trong bối cảnh 4.0
Phát biểu khai mạc, thầy giáo Trần Hữu Châu Giang - Phó Hiệu trưởng HueIC nhấn mạnh, với đội ngũ giảng viên trình độ cao, năng động và cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, HueIC sẵn sàng phối hợp với các trường Trung học trên địa bàn trong tất cả các hoạt động chuyên môn, đặc biệt là công tác tư vấn hướng nghiệp; hướng dẫn các nhóm trong việc thực hiện các đề tài tham gia cuộc thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật; bồi dưỡng, nâng cao năng lực giáo viên...
Theo tapchicongthuong
Thầy cô cùng chuyển động Thời gian qua, đội ngũ nhà giáo TPHCM đã chủ động, đi đầu trong việc tận dụng tối đa sự phát triển của công nghệ thông tin (CNTT) vào giảng dạy. Những tiết học truyền thống dần dần được "công nghệ hóa" qua bảng tương tác, video, hình ảnh sinh động, ứng dụng phương pháp giáo dục STEM... để tăng hiệu quả giờ...