Sống ở Nhật Bản nhưng du học sinh Việt vẫn mua được cả “tủ” đồ ăn quê nhà, nước mắm khó mua nhưng vẫn có
Du học sinh này cũng tiết lộ những mặt hàng Việt được yêu thích và bán phổ biến nhất tại Nhật Bản.
Sinh sống và học tập tại Nhật Bản đã 4 năm, Tuấn Anh (27 tuổi) vẫn thường xuyên tự nấu các món ăn Việt với nguyên liệu “chuẩn” quê nhà.
Điều đáng nói, anh chàng không cần nhờ người thân ở Việt Nam gửi nguyên liệu sang cho tốn kém mà hoàn toàn có thể mua được trên trang mua sắm trực tuyến Rakuten của Nhật Bản.
Sa tế tôm là 1 trong những loại gia vị Việt Nam được ưa chuộng tại Nhật Bản. 1 set 8 lọ sa tế tôm (100g) có giá 2.500 yên, tương đương 551.000 đồng. Tính ra, 1 lọ có giá khoảng 69.000 đồng.
Người Nhật không ăn nước mắm nên sản phẩm này không phổ biến tại đây. Dù vậy, Tuấn Anh vẫn dễ dàng mua được nước mắm của các thương hiệu Nam Ngư, Phú Quốc… trên trang Rakuten với giá từ 430 – 780 yên (95 – 172.000đ)/chai tùy kích cỡ.
Mỗi khi thèm món phở “quốc hồn quốc túy”, các du học sinh Việt có thể mua các loại sốt phở gà, sốt phở bò pha sẵn để tiết kiệm thời gian chế biến. 1 lọ sốt như vậy có giá khoảng 780 yên (172.000đ). Ngoài ra còn có sốt bún riêu, sốt bún bò Huế… rất đa dạng.
Video đang HOT
Hoặc tiện lợi hơn, Tuấn Anh thường mua các loại bún, phở ăn liền của Việt Nam để tiết kiệm thời gian. Ở Nhật, 1 hộp phở thịt xào hoặc phở bò có giá khoảng 220 yên (48.600đ).
Loại gói có giá rẻ hơn, khoảng 102 – 160 yên (22.500 – 35.000đ)/gói.
Ở Nhật Bản, cà phê hòa tan của Việt Nam rất được yêu thích. 1 hộp cà phê G7 15 gói có giá 450 yên (99.000đ), đắt hơn gấp đôi so với trong nước.
Các loại bánh ngọt đóng gói của Việt Nam dường như rất hợp khẩu vị của người Nhật. Trên trang Rakuten, bạn có thể mua được các loại bánh sô cô la, bánh quy dừa và cả… bánh đậu xanh.
Tuấn Anh còn mua được ngó sen ngâm giấm để chế biến các món nộm, gỏi hoặc ăn kèm với các món mặn tại Nhật. Bạn sẽ phải chi khoảng 980 yên (216.000đ) cho 1 lọ ngó sen ngâm giấm như thế này.
Một số món Việt khác có bán tại Nhật Bản bao gồm mật ong hoa cà phê – giá khoảng 1.260 yên (278.000đ)/500g, bột bánh xèo giá 580 yên (128.000đ)/gói…
Nghe du học sinh chia sẻ cách đi mua hàng thùng ở Nhật: Đồ bình dân chỉ 20k/chiếc, yên tâm mua hàng vì chất lượng luôn đảm bảo
Vì trót yêu thích hàng thùng mà khi sang du học Nhật, cô bạn Hải Ninh vẫn giữ niềm đam mê này và thường tìm đến những cửa hàng để mua đồ thời trang phù hợp.
Hầu hết ai cũng biết rằng hàng nội địa Nhật có chất lượng rất tốt, bền và đẹp. Thêm đó, người Nhật vốn đã nổi tiếng là người biết giữ gìn các món đồ rất cẩn thận. Vậy nên nhiều người Việt khi sinh sống tại Nhật cũng mua đồ đã qua sử dụng nhưng chất lượng còn rất tốt.
Như trường hợp của bạn Hải Ninh, một du học sinh mới qua Nhật được một thời gian cũng vậy. Hải Ninh thường lựa chọn mua quần áo hàng thùng của Nhật thay vì các quần áo hàng hiệu của Gu, Uniqlo, H&M. Cô nàng lại thích săn các hàng thùng đặc biệt là những món đồ thiên hướng thổ cẩm, sắc màu.
Hải Ninh, hiện đang là du học sinh tại Nhật.
"Mình mới qua Nhật nhưng vì yêu thích hàng thùng nên cũng đã tìm hiểu và dành thời gian tới nhiều cửa hàng. Theo mình biết, ở bên Nhật thường chia thành 3 loại cửa hàng đồ si. Một là chuỗi hệ thống bán giá bình dân, mỗi món đồ chỉ từ 20 - 150K một món. Thường sẽ có những đồ của hãng thời trang không được nổi tiếng, thi thoảng sẽ bắt gặp đồ của Gu, Uniqlo.
Thứ hai là cửa hàng đồ si tự mở bán. Có cả quần áo, giày dép, túi xách. Thậm chí là cả gấu bông, găng tay các kiểu. Thứ ba là các cửa hàng cao cấp, chuyên các đồ si của những thương hiệu nổi tiếng. Những cửa hàng này sản phẩm giá sẽ khá cao và đồ thường rất xịn", bạn Hải Ninh chia sẻ.
(Hình minh họa).
Những món đồ si của Nhật giá bình dân thường dao động từ 20 - 100.000 đồng. Thi thoảng có những món đồ handmade thì sẽ nhỉnh hơn một chút.
Dù là hàng thùng nhưng người Nhật rất chăm chút và có ý thức với món đồ họ bán. Quần áo sẽ được là ủi cẩn thận. Sau đó gắn tem mác đầy đủ. Nếu có bẩn hay thiếu cúc sẽ được ghi chi tiết trong phần tem mác này.
"Ở Nhật, hàng thùng cũng sẽ có giá niêm yết, bày biện rõ ràng loại nào ra loại đó và được kiểm chọn khá kĩ. Những món đồ rách hỏng họ sẽ không treo lên kệ bán nên người mua có thể yên tâm về chất lượng của những món đồ mình sẽ mua. Ngoài ra, người mua cũng sẽ không cần mặc cả mà chỉ cần nhìn giá ghi trên tem mà thôi. Tuy nhiên, những món đồ bên Nhật khi mua sẽ mất thêm một khoản thuế nữa", Hải Ninh cho biết.
Ngoài ra, người Nhật cũng rất hạn chế sử dụng túi nilon nên nếu mua đồ dù là hàng thùng mà cần túi bạn sẽ phải trả khoảng 2 yên (400 đồng) để cho một chiếc túi đựng đồ.
(Hình minh họa).
Theo Hải Ninh, ở Nhật đồ cũ không có nghĩ là nó sẽ cũ cả về chất lượng. Khi mới sang Nhật mọi người đều ghé tới những cửa hàng bán đồ si để lựa mua và yên tâm sẽ không bao giờ bị thất vọng. Bản thân Hải Ninh cũng không quan trọng đồ mới hay đồ cũ, miễn nó chất lượng và phù hợp với điều kiện tài chính của bản thân.
Một vài lưu ý khi mua đồ hàng thùng ở Nhật:
- Nên tới những cửa hàng ở xa trung tâm vì chắc chắn mặt bằng sẽ rộng và nhiều sự lựa chọn hơn so với những cửa hàng ở chỗ trung tâm.
- Cửa hàng nào cũng sẽ không được miễn thuế dù bạn có là khách du lịch (vì đây là cửa hàng đồ cũ).
- Giá cả hợp lý nếu bạn vào các cửa hàng bình dân. Nếu các sản phẩm có vấn đề gì cửa hàng sẽ ghi trên tem mác.
- Mẫu mã đa dạng, chất lượng tuyệt vời.
Giá mận Nhật lên tới 213k/kg nhưng người Việt ở Nhật vẫn "cắn răng" mua ăn cho đỡ nhớ món quả đặc sản quê nhà Thời gian này, mận ở Việt Nam đang vào mùa, giá dao động chỉ vài chục nghìn 1 kg, trong khi đó, ở Nhật, mận có giá khoảng 213k/kg. Đầu mùa, mận Hà Nội còn được bán với giá hơn trăm nghìn 1 kg. Tuy nhiên, thời điểm này, khi mận đã vào giữa mùa, quả chín ngon hơn và giá cũng giảm...