Sóng ngầm Ukraine Nga kịch liệt tại biển Azov
Theo AFP, những chiếc cần cẩu thường được sử dụng để bốc dỡ hàng hóa tại cảng Mariupol của Ukraine ở biển Azov đang không hoạt động.
Sự vắng lặng này là hệ lụy của những căng thẳng đang gia tăng tại biển Azov – vùng biển mà Nga và Ukraine đã đồng ý cùng hoạt động hơn một thập kỷ trước, nhưng giờ đây là trung tâm sóng gió mới nhất giữa hai quốc gia.
Việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014 mang lại cho Moscow quyền hoạt động và kiểm soát rộng hơn tại eo biển Kerch- nơi các con tàu tới Azov để vào cảng của Ukraine thường phải đi qua.
Trong một cuộc khủng hoảng ngày càng tăng, Kiev và phương Tây cáo buộc Nga cố tình ngăn chặn các tàu tiến vào vùng biển này.
Nga và Ukraine thời gian gần đây đã có nhiều căng thẳng về hoạt động tại biển Azov. (Nguồn: AFP)
“Trong suốt thời gian tôi đã làm việc ở đây, tôi chưa bao giờ thấy bất cứ điều gì như lúc này”, Sergiy Kostyrko, một quản đốc đã làm việc tại bến tàu Mariupol trong 23 năm cho biết. “Những con tàu đã trở thành vị khách rất hiếm hoi ở cảng của chúng tôi.”
Ukraine đã lên tiếng chỉ trích điều họ cho là những động thái có chủ ý của Moscow về việc ngăn chặn eo biển Kerch – tuyến đường vận chuyển duy nhất tiến vào biển Azov, nơi các cảng thương mại Mariupol và Berdyansk của Ukraine – những cửa ngõ quan trọng cho xuất khẩu ngành công nghiệp luyện kim của nước này hoạt động.
Phức tạp diễn biến đa chiều?
Theo AFP, Kiev đã cảnh báo rằng Nga thậm chí có thể khởi động một cuộc tấn công vào Mariupol.
Nga đang cố gắng phong tỏa các cảng của Ukraine trên biển Azov. Hành động này “leo thang căng thẳng và, không thể loại trừ, việc họ thực hiện một hoạt động quân sự (bao gồm) tấn công vào Mariupol”, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko tuyên bố vào tháng 7.
Video đang HOT
Trong một dấu hiệu gia tăng quy mô căng thẳng, Mỹ đã lên án Nga cản trở hoạt động quá cảnh hàng hải và cho rằng đây là một phần của chiến dịch “gây mất ổn định Ukraine”.
“Chúng tôi kêu gọi Nga ngừng việc gây nhiễu hoạt động vận chuyển quốc tế ở Biển Azov”, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết trong một tuyên bố cuối tháng 8.
Phái đoàn của Liên minh châu Âu (EU) tại Ukraine cho biết đầu tháng này rằng, Nga “đang gia tăng cản trở và trì hoãn một cách có chủ ý hoạt động di chuyển của các con tàu, bao gồm cả các tàu từ các nước thành viên EU”.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Maria Zakharova khẳng định tuần này rằng, “hoạt động của Nga trong việc kiểm tra các con tàu chỉ nhằm mục đích an ninh.” “Chính xác là hành động của Kiev, trong số đó có nhiều hành động cực đoan không kiểm soát được, đã buộc Nga phải tăng cường các biện pháp an ninh”, bà nói.
Quá trình kiểm tra 5 ngày
Các vấn đề bắt đầu khi Nga hoàn thành một cây cầu bắc qua eo biển Kerch nối liền lục địa phía nam với Crimea vào mùa xuân này. Cây cầu dài 19 km (12 dặm) là một trong những siêu dự án được Tổng thống Vladimir Putin ủng hộ mạnh mẽ. Ông Putin cũng là đích thân cầm vô lăng điều khiển xe tải Kamaz đi qua cầu Eo biển Kerch trong lễ khánh thành tháng 5 vừa qua.
Gầm cầu được cho là quá thấp để một số tàu có thể đi qua và cũng có những hạn chế về chiều dài các tàu qua đây. Đồng thời, các tàu đi dưới cầu hiện tại cũng phải đối mặt với các hoạt động kiểm tra dài hạn của các nhân viên biên phòng trên biển của Nga, điều kéo theo nhiều chi phí cho các công ty vận tải biển và cả các cảng trong khu vực này.
“Việc kiểm tra mất 3-4 giờ nhưng sự chờ đợi các thanh tra đến mất tới năm ngày”, giám đốc cảng Mariupol Oleksandr Oliynyk cho biết.
Hệ lụy cho Ukraine là sự sụt giảm đáng kể lưu lượng giao thông trên biển và kéo theo tổn thất kinh tế.
Đối với một tàu hàng, các công ty vận chuyển mất khoảng từ 5.000 USD – 15.000 USD cho mỗi ngày trì hoãn ở eo biển Kerch, ông Oliynyk cho biết. “Đôi khi, các chủ tàu sẽ thốt lên &’Vấn đề là thế. Tôi không quan tâm nữa’.”
Truyền thông Ukraine thông tin rằng, thu nhập của các cảng Mariupol và Berdyansk giảm gần một phần tư trong bảy tháng đầu năm nay, so với cùng kỳ năm ngoái.
Rủi ro xung đột quân sự?
Cho đến nay đây hoàn toàn là một cuộc xung đột thương mại, nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ sóng gió này có thể leo thang thành một cuộc chiến quân sự giữa Ukraine và Nga. Hiện tại, xung đột giữa Kiev và lực lượng li khai miền Đông thân Nga kéo dài bốn năm qua đã khiến hơn 10.000 thiệt mạng.
Mariupol chỉ cách 20 km về phía tây tiền tuyến những người ly khai đang chống lại chính phủ Ukraine.
Kiev hồi tháng 7 tuyên bố Nga có khoảng 40 tàu chiến trên biển Azov. Nga đã đưa thêm 5 tàu nữa vào Biển Azov vào tháng 5, Quỹ Jamestown, một viện nghiên cứu có trụ sở tại Washington cho biết trong một bản báo cáo.
Trong tháng này, sau một cuộc họp khẩn cấp gồm những quan chức hàng đầu trong chính phủ của Tổng thống Poroshenko, Ukraine đã củng cố lực lượng hải quân của mình trên biển Azov thêm hai tàu chiến.
Những con tàu này được triển khai “để ngăn chặn việc dừng tàu bất hợp pháp của một quốc gia khác”, Thứ trưởng Bộ cơ sở hạ tầnBoojUkraine Yuriy Lavrenyuk nói.
Theo toquoc
Tổng thống Ukraine muốn cắt đứt với Nga, hướng về EU và NATO
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko kêu gọi Quốc hội nước này điều chỉnh chính sách trong Hiến pháp để Kiev có thể sớm gia nhập EU và NATO, động thái mà ông Poroshenko cho rằng sẽ là hành động "vẫy tay chào tạm biệt Nga".
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko (Ảnh: Reuters)
Trong bài phát biểu tại Diễn đàn Chiến lược Châu Âu Yalta (YES Forum) ngày 14/9, Tổng thống Poroshenko tuyên bố đề xuất về việc sửa đổi Hiến pháp nước này với những chính sách hướng tới EU-Đại Tây Dương sẽ là một dấu hiệu cho thấy Kiev muốn "đoạn tuyệt" với Nga, cũng như gửi thông điệp tới các đối tác phương Tây về cam kết muốn gia nhập EU và NATO của Ukraine.
"Chúng ta, người Ukraine, sẽ phá đi rào cản, phá đi "tấm rèm sắt" ngăn cách giữa chúng ta và những người láng giềng châu Âu. Hội nghị thượng đỉnh Ukraine-NATO đã đưa ra tầm nhìn châu Âu-Đại Tây Dương. Và đề xuất sửa đổi Hiến pháp với những chính sách hướng về châu Âu không chỉ là dấu hiệu cho thấy Kiev sẽ cam kết muốn gia nhập EU và NATO mà còn là hành động vẫy tay chào tạm biệt Nga", ông Poroshenko nói.
Ông Poroshenko nhấn mạnh nếu Quốc hội thông qua việc sửa Hiến pháp, thì Ukraine có thể sẽ sớm trở thành thành viên của NATO và EU. Hiện thời, dự luật về định hướng châu Âu-Đại Tây Dương do ông Poroshenko đề xuất đã được trình lên Quốc hội Ukraine vào ngày 3/9.
"Chúng tôi đã bắt đầu đi trên con đường hội nhập vào châu Âu. Và những ngôi sao chỉ đường chiếu sáng trên con đường chúng tôi đi là những ngôi sao trên lá cờ của liên minh châu Âu EU. Và la bàn của Ukraine chính là biểu tượng trên logo của NATO", ông Poroshenko nói.
Nhận định về phát ngôn của Tổng thống Ukraine, nghị sĩ Ruslan Balbek của đảng Nước Nga Thống nhất cho rằng việc ông Poroshenko muốn đoạn tuyệt Nga và tham gia NATO giống như hành động "tự cách ly" của Ukraine.
Ông Balbek cho rằng động thái của ông Poroshenko không nhằm vào Moscow mà nhằm vào NATO, để cho khối này thấy sự quyết tâm của Kiev trong việc chia tách với Nga để NATO có thể chấp nhận Ukraine trở thành thành viên dù rất nhiều vấn đề vẫn còn đang tồn tại.
"Đoạn tuyệt với Nga" dường như đã trở thành một trong những chiến lược xuyên suốt của ông Poroshenko từ khi ông lên nhậm chức Tổng thống. Hồi tháng 1, ông nói rằng việc Ukraine và EU miễn thị thực du lịch cho du khách của nhau là động thái cho thấy Ukraine tách rời hoàn toàn với Nga.
Hồi tháng 5/2017, khi EU quyết định miễn thị thực nhập cảnh cho người Ukraine, ông Poroshenko đã gọi đây là hành động "ly dị với Moscow" và tuyên bố Ukraine đã "gửi lời chào tạm biệt cuối cùng tới Nga".
Đức Hoàng
Tổng hợp
Theo Dantri
Ukraine muốn hủy bỏ hiệp ước hữu nghị với Nga Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã yêu cầu các quan chức nước này lên chuẩn bị cho việc hủy bỏ hiệp ước hữu nghị với Nga kí 20 năm trước, động thái cho thấy Kiev dường như muốn cắt đứt quan hệ với Moscow. Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko (Ảnh: Tass) Ngày 28/8, Tổng thống Poroshenko đã yêu cầu Bộ Ngoại giao Ukraine...