Sóng ngầm biển Goa
Có lẽ phải gần cả tháng sau tôi mới quen dần được với đất nước gần như cái gì cũng có những thái cực vô cùng trái ngược. Khoảng cách giàu – nghèo như trời cao với vực sâu. Cuộc sống cũng muôn màu muôn vẻ và tình yêu vẫn đẹp sao…
Một số điểm du lịch nổi tiếng ở thủ đô New Delhi
Mùa hè đầu tiên
Ấn tượng mạnh mẽ nhất của tôi với đất nước Ấn Độ là cái nóng thật đúng theo mô tả của một người bạn “như đấm vào mặt”! Từ sân bay mang tên cố nữ Thủ tướng Indira Gandhi ở Thủ đô New Delhi chạy máy lạnh mát tới mức gần như lạnh buốt bước ra, tôi choáng váng xây xẩm cả mặt mày chỉ muốn khuỵu xuống trước cái nóng gay gắt dù khi đó đã khoảng 5 giờ chiều một ngày tháng Bảy. Quả là danh bất hư truyền, từng nghe nói tới “đặc sản” nóng như nung như nấu cao điểm tới hơn 50 độ C vào mùa hè ở xứ Ấn này, nhưng tôi vẫn không thể tượng tưởng nổi cảm giác như mình bị đẩy bật trở lại khi vừa bước ra khỏi cánh cửa tự động của sân bay bởi hai luồng khí lạnh và nóng quá đối chọi nhau như nước với lửa.
Mấy phút chờ đợi hai đồng nghiệp từ phân xã Thông tấn xã VN tốt bụng nhận lời ra sân bay đón chúng tôi cầm hộ chiếu đi mua rượu ở quầy duty free (Ấn Độ cấm uống rượu) rồi lấy xe, mà tôi tưởng chừng như phải đến cả thế kỷ trôi qua. Mãi mới thốt lên được: Oh My God! Nhưng xe gì mà… kinh dị thế! Trông đã biết đã tới lúc phải thanh lý từ lâu rồi. Vừa lấy hết can đảm chui vào tôi lại phải dzọt ra ngoài ngay để nôn thốc nôn tháo. Đồng nghiệp giải thích:
- Xe đời cũ không có điều hòa, bị om hàng tiếng đồng hồ dưới nắng gắt nên mùi đệm, mùi da và đủ các mùi khác trở nên đặc trưng như vậy!
Ohlala…Ngay cú đầu tiên du ngoạn bằng xe bốn bánh ở nước bạn tôi đã kinh hồn bạt vía. Xe cứ vừa rung lên bần bật vừa kêu cót ca cót két như sắp bung ra từng mảnh, đã vậy lại còn phải mở cửa cho đỡ ngạt nên trong xe cũng bỏng rát như bên ngoài. Khát quá, tôi vớ chai nước cài phía sau ghế lái xe nhưng vừa rót vào miệng xong lại suýt phun ra vì nước bị nắng “đun” như gần sôi.
Say xe nghiêng ngả tưởng như không còn biết trời đất là gì, nhưng tôi vẫn cảm nhận rất rõ nỗi thê thiết bởi ánh đèn vàng trầm buồn phủ sắc màu ảm đạm lên mọi cảnh vật hai bên con đường rộng thênh thang từ sân bay vào thành phố. Cái nóng càng như nung bởi cả vầng mặt trời đỏ ối to như cái mâm đang lặn dần xuống phía xa, vẫn cố quét lại những tia nắng cuối ngày chói chang qua những đám lửa bùng bùng được vài đám người vô gia cư đen đúa, ăn mặc rách rưới vật vờ như những bóng ma đốt lên nấu nướng ngay bên vệ đường.
Thi thoảng lại thấy những cẳng chân đen đúa cóc cáy của ai đó thò ra từ mớ giẻ rách, còn nửa người trên thì đút tọt vào trong những cái hốc đào lẹm vào ụ đất hoặc cái gò nhỏ nào đó, trông rất đáng lo ngại. Sau này tôi mới biết đó là “nhà – hang” của những người ở mức chót bảng trong hệ thống đẳng cấp vốn rất phức tạp với nhiều tầng nấc của đất nước Ấn Độ tuy đã hiện đại hóa rất nhiều nhưng vẫn giữ gìn gần như nguyên bản những tập tục truyền thống cổ xưa này.
Số cư dân lang thang phiêu bạt của Ấn Độ mà cuộc sống còn khổ hơn dân du mục Digan ở các nước Châu Âu rất nhiều chiếm tỉ lệ cao nhất trong nạn nhân các vụ thiên tai, kể cả chỉ khi nhiệt độ lên quá cao hoặc mưa quá lớn gây lũ lụt, hoặc trong các vụ chen lấn xô đẩy mỗi dịp lễ hội mà ở Ấn Độ nhiều vô kể, gần như tuần nào cũng có ít nhất một dịp nghỉ lễ nào đó.
Đêm đầu tiên trên đất Ấn mặc dù rất mệt tôi vẫn không sao ngủ được trong tiếng rầm rầm như có cả đoàn tàu điện chạy qua, chốc chốc lại rít lên rồi “phịch” một cái khi ngắt máy tạm thời như kiểu thở hắt ra của “cụ” cooler (máy làm mát) chắc là có từ thời… Napoleon còn mặc tã!? Đã vậy món cháo nấu với óc lợn mà nghe nói các đồng nghiệp phân xã TTXVN phải cất công lái xe mấy tiếng đồng hồ từ khu vực thủ đô mới New Delhi sang khu Thủ đô cũ Old Delhi mới mua được vì dân Ấn đa số không ăn thịt lợn, thật là khó nuốt vì mùi rất ngái như kiểu lợn đực thiến sót.
Cả đêm chong mắt nghe tiếng quạ kêu quà quà… thảm thiết bên ngoài. Sáng sớm tôi vừa lảo đảo bước ra sân định tranh thủ hóng chút gió mát lại giật bắn mình thảng thốt khi nhìn lên bầu trời, bởi lần đầu tiên trong đời mục sở thị cả một đàn kền kền đen sì ngật ngưỡng những cái đầu kinh dị trên cần cổ trụi lủi đang lượn vòng vòng tìm kiếm bữa sáng. Tôi chưa từng thấy một loài có cánh nào xấu xí và giống xác chết như kền kền, chúng gợi lại trong tôi một bộ phim tài liệu đã xem tại VN quay cảnh một du khách Anh nôn thốc nôn tháo khi đi qua khu vực thiêu xác của người Ấn bên sông Hằng. Bên trên và ngay cạnh giàn thiêu xác là cả bầy kền kền hau háu chực chờ….
Thiên nhiên trong thành phố
Rời khu phố nhà giàu có trụ sở phân xã TTXVN ấy, may mắn thay khi chuyển vào ký túc xá trường Báo chí New Delhi chúng tôi được đắm mình trong thiên nhiên hoang dã vì trường được xây dựng ngay trong một khu rừng nhỏ trên đồi. Đêm đêm trong tiếng quạt trần chạy rầm rầm, đôi khi tôi lại chợt bị đánh thức bởi những chuyến viếng thăm bất ngờ của sóc, hươu, nai và cả 1 chàng công trống có bộ lông đuôi xòe rẻ quạt rất đẹp thường gõ mỏ cộc cộc vào tấm lưới chăng trước cửa sổ phòng tôi. Đôi khi chàng rủ được không rõ là vợ hay bạn gái đi cùng, nhưng trông nàng công mái xấu mã hơn hẳn, không khác những ả gà mái tầm thường là mấy.
Video đang HOT
Hoa hồng xứ Ấn
Hơi tiếc một chút là từ trường trở vào trung tâm thành phố, nếu không đón được taxi hoặc xe scooter (kiểu như xe lam của ta) ngay cổng thì chỉ còn cách bịt mũi, mắt nhắm mắt mở chạy thục mạng qua cây cầu bắc qua con lạch nhỏ vắt ngang đường. Bức tranh thiên nhiên lẽ ra rất thơ mộng lại bị làm hỏng đi bởi hai hàng người chủ yếu là đàn ông ngồi chồm chỗm hai bên thành cầu, ai cũng lăm lăm trên tay một lon nước (để rửa…) và vui vẻ nói chuyện râm ran trong khi thực hiện…”đầu ra” ngay giữa thanh thiên bạch nhật. (Bây giờ không biết còn cảnh này nữa không?)
Có lẽ phải gần cả tháng sau tôi mới quen dần được với đất nước gần như cái gì cũng có những thái cực vô cùng trái ngược. Khoảng cách giàu – nghèo như trời cao với vực sâu. Lòng tốt và sự hiền lành, thật thà, nhẫn nhịn, sức chịu khó chịu khổ có lẽ tới cùng cực của đa số cư dân Ấn khác hẳn với nỗi hận thù có thể chất cao như núi của những phần tử cực đoan sẵn sàng xả súng hoặc đánh bom cảm tử chỉ vì khác biệt tôn giáo, bất đồng quan điểm chính trị. Có những người cả đời không dám giết dù chỉ là con sâu cái kiến, nhưng khi bị sai bảo thì kể cả phụ nữ, trẻ em cũng lăn xả vào những vụ giết người, thậm chí là thảm sát đẫm máu bởi đã được tẩy não rằng họ làm vậy là tử vì đạo, là những chiến sĩ thánh chiến …Chẳng thế mà nơi đây cũng có một dòng họ được ví như Kennedy của nước Ấn, với liên tiếp những vụ ám sát hoặc cái chết bí ẩn của những người con ưu tú nhất mang họ Gandhi.
Thời tiết xứ Ấn vô cùng khắc nghiệt. Mùa hè nắng như nung như nấu suốt ngày suốt đêm. Rồi bất chợt ông Trời lại dội mưa như thác đổ khiến xe ôtô chạy trên đường phố dù rất quen thuộc cũng vẫn có thể lạc như thường bởi phải lội nước mà tiến lên trong màn mưa xối xả trắng xóa cả đất trời.
Vậy mà hoa xứ này đẹp lạ lùng, nhất là hoa hồng bông nào bông nấy to như cái ấm trà, đỏ rực, hồng tươi, hồng tím, vàng, cam, màu đu đủ…. tỏa hương thơm nồng nàn và quyến rũ. Hoa cũng đẹp như người. Xứ Ấn sở hữu vô số minh tinh màn bạc và đã dành được không ít vương miện Hoa hậu Thế giới về cho quốc gia mình. Thật là đặc sắc khi được ngắm thỏa thuê những bóng hồng uyển chuyển trong tà áo Saree truyền thống dài 6 mét, được cuốn rất khéo vài vòng quanh thân với trong cùng là tấm váy lót khá dày, rồi xếp thành một chùm nếp gấp như phím đàn Arcodeon bên hông, vòng cuối cùng vắt chéo qua ngực che một phần lưng và bụng hở ra dưới tấm áo ngắn chẽn ngắn bó sát rất tôn vòng một, trước khi dắt chặt vào một bên vòng hai.
Mỗi bước đi là cả thân hình với toàn đường cong là đường cong uyển chuyển cứ như những gợn sóng nhỏ nối tiếp nhau xô bờ cát, khiến cả bộ phụ kiện bao gồm nào khăn choàng dài và đủ các chủng loại trang sức lại phất phơ, đung đưa, rung reng…Phụ nữ Ấn đa số ít trang điểm mà chủ yếu chỉ tô rất đậm đôi mắt với khóe mắt thường được vẽ cho thật dài sang hai bên thái dương. Giữa trán còn được chấm bằng phẩm màu (nhà giàu có thể cẩn 1 viên kim cương vào đó luôn) trông càng đậm vẻ liêu trai, huyền bí…
Và những bóng hồng nghiêng nước nghiêng thành
Với người nước ngoài như tôi để mặc Saree là cả một nghệ thuật phức tạp mà học mãi vẫn không thể thành thạo. Hơn nữa nói thật lòng thì Saree hình như chỉ quyến rũ khi được mặc bởi những cô gái và phụ nữ nhà giàu cao ráo, trắng bóc, kim cương lấp lánh khắp cổ, tay, chân và cả ở cánh mũi, vành môi…. Nghe nói đa phần họ được thừa hưởng những nét đẹp rất Tây phương của dòng máu lai Anh – Ấn. Saree của họ giá thường từ vài trăm tới cả ngàn USD, đây là số tiền mà người nghèo cả đời có nằm mơ chắc cũng không dám nghĩ tới.
Còn với phấn đông phụ nữ Ấn nghèo khổ, trời nóng như thế mà nhìn họ nai lưng ra làm lụng trong lùng nhùng nào khăn trùm đầu để che nắng thay cho mũ nón, nào cả mớ váy áo rẻ tiền dày cộp vì bụi bặm và mồ hôi… tôi chỉ thấy thương quá là thương.
Người Ấn đa số con đàn cháu đống nhưng lạ cái đi ngoài đường cấm bao giờ thấy cảnh nam nữ đi gần nhau thôi chứ đừng nói tới bày tỏ tình cảm âu yếm. Sau này hỏi một đồng nghiệp Ấn học cùng lớp, anh cười giải thích: – Chúng tôi yêu chẳng khác gì trong cinema đâu, nhưng chủ yếu là ở… trong phòng mà thôi! Ollala…
Chuyện tình của biển
Tôi đã được minh chứng cho điều đó trong chuyến đi thực hành ngoại khóa tới biển Goa. Khi ấy do chưa xem bộ phim “Hilton Bangkok” củaHollywood với Nicole Kidman thủ vai chính nên chúng tôi đã vô cùng sửng sốt ngưỡng mộ vẻ đẹp mê hồn của vùng biển nổi tiếng thế giới này.
Trước khi đi tôi được một người quen dúi cho mẩu giấy ghi địa chỉ và số điện thoại với lời dặn: – Chị muốn tìm hiểu về mối tình xuyên biên giới thì cứ gặp người này.
Tới nơi tôi phone ngay và chỉ nửa tiếng sau anh đã lái chiếc xe ngoại nhập từ châu Âu màu xanh dương rất sang trọng (nên nhờ Ấn Độ là xứ hướng nội, đa số hàng hóa tiêu dùng đều của Ấn, hàng nhập ngoại rất đắt nên luôn là của hiếm và thường được trầm trồ khen ngợi) tấp vào trước cửa khách sạn, khiến cả lớp chúng tôi đều ồ lên tán thưởng bởi tưởng đâu Nam Vương Bollywood Armitav Bachaan “giá đáo”.
Trời nước biển Goa
Cái gì ở anh chàng trẻ tuổi này trông đều rất “khủng”, vẻ đẹp cả từ hình thể tới gương mặt và phong thái đều chuẩn không cần chỉnh. Tiếng Anh đúng giọng Ănglê nói chậm và rất dễ nghe. Trang phục hàng hiệu và trang sức thì… không còn gì để nói nữa. Dây chuyền vàng ta trĩu cổ chắc phải tới đôi ba cây, đồng hồ, nhẫn, lắc tay lấp lánh kim cương ở bất kỳ chỗ nào có thể cẩn được. Đàn ông Ấn có lẽ còn thích đeo trang sức hơn cả phụ nữ, khác một chút là không đeo ở cổ chân và ngón chân mà thôi.
Anh giới thiệu tên mình là S. rồi nhã nhặn bắt tay từng người, hôn tay phụ nữ và mời cả lớp tới tổ hợp khách sạn kiêm nhà hàng hải sản trắng muốt một màu tinh khôi ngay bên bờ biển của gia đình mà anh đang là giám đốc điều hành. Mãn cuộc tôm hùm (không biết có phải có nguồn gốc tổ tiên từ những con tôm từng chứng kiến mối tình bi thảm của đôi trai tài gái sắc trong tác phẩm “Mùa Tôm” nổi tiếng của Pilai không) cùng bia ướp lạnh uống thả giàn, các đồng nghiệp ý tứ rủ nhau đi tản bộ quanh khu vườn tuyệt đẹp xanh mướt cỏ cây và rực rỡ đủ loại hoa quý không ngừng xao động trong gió biển mát rượi, để chúng tôi có được một không gian riêng yên tĩnh bên bàn café.
Anh mở mặt dây chuyền cẩn nhiều viên kim cương nhỏ hình trái tim ra, chỉ cho tôi tấm hình cặp tình nhân một thời hạnh phúc. Đã nghe cộng đồng người Việt ở New Delhi kể về người đẹp rất gợi cảm này, tôi chỉ hỏi thêm vài câu rồi lặng lẽ nghe anh tâm sự:
Họ quen nhau dịp chị cũng tới Goa trong chương trình ngoại khóa như chúng tôi. Tình cờ ngay tối đầu tiên nhóm sinh viên của chị tới nhà hàng anh ăn hải sản. Cậu chủ trẻ tuổi là anh vừa tốt nghiệp ở Anh về lập tức bị hút hồn bởi vẻ đẹp rất Á đông nhưng khác hẳn với nét đẹp Ấn truyền thống của cô gái nổi bật nhất nhóm thực khách nhờ tà áo dài đỏ chót. Anh dành lấy thực đơn từ tay nhân viên phục vụ, bước tới bàn của người đẹp và ngỏ lời mời cả nhóm thưởng thức bữa ăn miễn phí: “Chủ nhà mời để bày tỏ cảm tình với “movie star” (minh tinh màn bạc) Việt Nam này” – anh nghiêng người hướng về phía chị.
Biển dịu êm
Nhóm bạn chị rất phấn khích, tranh nhau nói lời cảm ơn và khen anh có con mắt tinh đời vì tuy chị không làm trong ngành điện ảnh nhưng cũng khá có tiếng ở một lĩnh vực nghệ thuật khác. Thế rồi suốt một tuần chị lưu lại đó, nhóm của họ được anh mời tới khách sạn ăn ở miễn phí. Mỗi sáng sớm lung linh nắng hồng hoặc khi chiều xuống sương giăng giăng nhuộm cả bãi biển trong màu tím mơ màng, họ lại sánh vai nhau thả bước trên những bãi cát dài trắng muốt nổi bật trên nền nước biển xanh trong như ngọc bích mà không có bóng người bơi dù trên bờ lúc nào cũng đông nghịt du khách. Người Ấn không thích mặc áo bơi nơi công cộng thì phải, lúc chúng tôi tới đây cũng chỉ thấy toàn người nước ngoài mặc đồ tắm xuống nước dù bãi biển nơi đây có vẻ đẹp thật tuyệt vời. Ban ngày rảnh lúc nào anh lại đưa chị đi thăm thú khắp Goa bằng chiếc xe môtô cũng rất “khủng” của anh có giá còn đắt hơn cả chiếc ôtô loại trung bình, rồi về nhà đổi ca sang chiếc phi thuyền nhỏ của khách sạn lao vút ra khơi xa…
Chị cũng là dân Tây học trở về, từng một lần tan vỡ hôn nhân. Anh nói chẳng màng điều đó cũng như sẽ thuyết phục gia đình (nghe đâu là một dòng họ khá có tiếng giàu có ở Goa) để bỏ tất cả sự nghiệp ở Ấn Độ sang Việt Nam cưới chị nếu cô dâu không chịu được cái nóng và những tập tục khá nặng nề với phụ nữ ở xứ Ấn. Chị nghe theo anh, phone về trường xin phép ở lại Goa thêm một tuần nữa với lý do “thăm người quen”. Anh kể họ đã có những ngày tuy ngắn ngủi nhưng vô cùng hạnh phúc và hòa hợp, dù anh cũng đã trải qua vài mối tình thời sinh viên bên Anh và vẫn đang được nhiều gia đình giàu có ở Goa gọi gả con gái với lời hứa hẹn về những món hồi môn rất hấp dẫn.
Hết thời hạn kéo dài thêm chị phải quay lại trường. Anh mua vé máy bay không chỉ tiễn chị lên New Delhi mà còn lưu lại đó cả tháng trời.
- Nếu không bị ba tôi ra tối hậu thư bắt về dọa sẽ xóa bỏ quyền thừa kế thì chắc tôi không thể rời cô ấy được. Chưa có người con gái nào khiến tôi rung động đến thế, mỗi lần nghĩ tới cô ấy tim tôi vẫn nhói đau – anh nói khẽ, giọng nghèn nghẹn.
Trước khi kết thúc khóa học, chị còn trở lại Goa một lần nữa thăm anh nhưng cũng là để nói lời giã biệt bởi gia đình cả hai bên cương quyết phản đối. Thời đó kết hôn với người nước ngoài khi được cử đi học với phía ViệtNam là cả một chuyện lớn với vô vàn rắc rối, khó khăn. Còn với truyền thống của xứ Ấn, môn đăng hộ đối là chuyện không thể không coi trọng nếu còn muốn tồn tại trong xã hội phân biệt đẳng cấp ngặt nghèo nơi này.
Tới tận khi gặp tôi, anh tâm sự dù đã lập gia đình với một cô gái rất đẹp và giàu có theo sự sắp đặt của hai họ, nhưng anh vẫn không sao nguôi được nỗi giận ba mẹ làm tan vỡ mối tình đẹp nhất đời mình. Còn chị nghe đâu cũng đã lên xe hoa lần nữa để rồi lại đổ vỡ, lại chỉ còn “mình ta với cuộc đời”…
Biển Goa đẹp mà buồn có lẽ cũng vì nơi đây quá lý tưởng để nảy sinh những mối tình đẹp và lãng mạn bên bờ cát trắng với những gợn sóng lăn tăn rất dễ ru ngủ tâm hồn con người. Nên khi trở về đối mặt với đời thường những trái tim đang yêu lại trở nên quá yếu đuối, không đủ sức chống chọi với sóng to gió lớn trên đất liền… Phải thế chăng?
Theo Dantri
Đài Loan: Cụ bà thoát kẻ bắt cóc nhờ "lắm mồm"
Bị bà Chou tra tấn lỗ tai bằng những lời rên rỉ, kẻ bắt cóc buộc phải thả bà đi.
Một cụ bà 94 tuổi ở Đài Loan vừa tự cứu mình khỏi bị bắt cóc bằng một chiến thuật vô cùng độc đáo, đó là liên tục rên rỉ kêu la khiến kẻ bắt cóc không thể chịu đựng nổi và phải thả bà đi.
Cảnh sát Đài Loan cho biết nghi phạm đã bắt cóc cụ bà Chou trong một nhà vệ sinh ở trạm xăng hôm 2/5. Bà Chou bị đẩy vào một chiếc xe đỗ ngay gần nhà ở thành phố Tân Đài Bắc và bị kẻ bắt cóc nhốt trong đó suốt 4 giờ đồng hồ.
Tên bắt cóc đã gọi điện yêu cầu gia đình bà Chou phải trả 7 triệu Đài tệ (khoảng 231.000 USD) tiền chuộc, nếu không sẽ sát hại bà. Tuy nhiên, hắn ta không ngờ rằng kế hoạch bắt cóc đòi tiền chuộc này đổ bể chỉ vì bà Chou quá "lắm mồm".
Cụ bà Chou đã thoát khỏi kẻ bắt cóc nhờ liên tục kêu ca, rên rỉ
Cảnh sát cho biết sau khi đưa thông tin liên lạc giả cho kẻ bắt cóc, bà Chou đã khiến hắn gần như phát điên vì liên tục kêu la, rên rỉ về bệnh tật và những đau đớn của mình. Bà kêu la thảm thiết đến mức kẻ bắt cóc phải dừng xe ở một hiệu thuốc để mua thuốc giảm đau cho bà.
Cụ bà gần trăm tuổi này còn liên tục đưa ra những lời khuyên bảo đối với kẻ bắt cóc về việc làm của hắn. Bà Chou luôn miệng nói: "Đây không phải là cách hay để kiếm tiền. Cháu vẫn còn cả quãng đường dài trước mắt, còn bà thì sắp xuống lỗ rồi."
Trong khi đó, gia đình bà Chou lại tỏ ra rất thờ ơ với những đòi hỏi của kẻ bắt cóc, khiến hắn rất bối rối không biết phải xử trí ra sao. Họ nói với tên bắt cóc: "Bà ấy cũng già rồi. Ngươi tốt hơn hết là lo cho bà ấy đi. Ngươi sẽ gặp rắc rối to nếu có chuyện gì xảy ra với bà ấy."
Cực chẳng đã, sau 4 tiếng bị bà Chou tra tấn lỗ tai liên tục, tên bắt cóc đành phải thả cho bà đi. Bà Chou đã báo cảnh sát, và họ bắt được nghi phạm ngay trước khi hắn kịp tẩu thoát.
Kẻ bắt cóc khai với cảnh sát rằng hắn bắt bà Chou đòi tiền chuộc vì đang nợ một khoản tiền làm ăn lớn, thế nhưng hắn không ngờ lại bắt phải một cụ bà "khó nhằn" như bà Chou.
Trong thực tế, bà Chou lại là bà chủ của một gia đình giàu có và có người chăm sóc riêng, và mặc dù tuổi đã cao nhưng bà vẫn rất minh mẫn và khỏe mạnh. Mỗi sáng bà đều dậy sớm đi bộ và tập thể dục để duy trì sức khỏe. Hiện kẻ bắt cóc vẫn đang bị cảnh sát giam giữ để điều tra.
Theo Khampha
Nhu nhược Tôi sinh ra và lớn lên tại một vùng quê nghèo. Bố mẹ tôi đều là những người xa xứ, lập nghiệp từ hai bàn tay trắng nên từ nhỏ cứ tan trường tôi lại về nhà phụ giúp bố mẹ công việc đồng áng. Tôi thi đỗ và tốt nghiệp đại học chuyên ngành kế toán. Nhờ bác ruột bên nội, tôi...