“Soi” lựu đạn dễ sản xuất, chi phí thấp nhưng độ sát thương cao
M67 được trang bị cho hầu hết lính bộ binh Mỹ bởi chúng rất đơn giản, gọn nhẹ, và đặc biệt là rất dễ sản xuất với chi phí thấp hơn so với các loại lựu đạn khác.
M67 là một vũ khí thay thế cho lựu đạn M61. M67 có trọng lượng chỉ khoảng 400 g, nhưng bán kính sát thương có thể lên đến 14 m.
Ở Mỹ và Canada, loại lựu đạn chỉ nặng 0,4 kg song tầm sát thương có thể lên đến 15m này còn được gọi là C13 hay gắn với biệt danh “ bóng chày” nhờ vẻ ngoài của nó.
Dễ sản xuất, dễ triển khai và dễ sử dụng – sự đơn giản đến mức đáng sợ khiến lựu đạn M67 trở thành một trong những thứ vũ khí được dùng nhiều nhất trên chiến trường, hay trong những cuộc bạo loạn, biểu tình, tiêu biểu như ở Thái Lan.
Theo Laodong
Video đang HOT
11 nước đưa vũ khí vào Ukraine, chiến tranh sắp bùng nổ?
Ukraine đã đạt được thỏa thuận về nguồn cung cấp vũ khí sát thương từ 11 quốc gia. Thông tin gây giật mình này được tiết lộ trong một bản báo cáo phân tích dành cho bài phát biểu hàng năm của Tổng thống Petro Poroshenko trước Quốc hội.
Ảnh minh họa
Theo bản báo cáo được đưa ra hồi đầu tháng này, "Ukraine đã đạt được thỏa thuận với 11 quốc gia về nguồn cung cấp vũ khí, trong đó có vũ khí sát thương. Những tiến bộ đáng kể đạt được trong vấn đề này là do đồng minh chính của chúng ta - Mỹ thực hiện"
Ukraine "chỉ cần vũ khí phòng vệ để bảo vệ lãnh thổ của mình trước các hành động xâm lược, gây hấn", bản báo cáo khẳng định.
Trước đó, hôm 13/5, Phó Phát ngôn viên của NATO - ông Carmen Romero đã nói rằng, liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương không thể giải quyết vấn đề cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine. Vấn đề đó nên được thảo luận bởi các nước trên cơ sở song phương.
Hồi tháng 5, Hạ viện Mỹ đã thông qua khoản cung cấp vũ khí trị giá 200 triệu USD cho Ukraine sau khi quyết định này được phê chuẩn bởi Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ. Tổng thống Barack Obama đến nay vẫn chần chừ chưa muốn cung cấp vũ khí sát thương cho quân đội Ukraine.
Tuy nhiên, nhiều quan chức diều hâu của Mỹ và NATO đã lên tiếng kêu gọi cung cấp vũ khí sát thương cho chính quyền Kiev. Tổng thống Obama thực sự đang phải chịu sức ép từ các quan chức có tư tưởng cứng rắn của mình trong việc cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine.
Mới đây, hồi đầu tháng 6, cựu Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen cũng từng đưa ra lời kêu gọi rằng, liên minh quân sự phương Tây nên cân nhắc việc trang bị cho chính phủ Ukraine những vũ khí "phòng vệ" để chống lại cái gọi là "mối đe dọa từ Nga" trong cuộc xung đột ở miền đông Ukraine.
Theo lời ông Rasmussen, với tình trạng lệnh ngừng bắn ở Ukraine bị vi phạm liên tục gần như hàng ngày và giao tranh ác liệt gần đây tiếp tục nổ ra ở nhiều khu vực, cựu Tổng thư ký NATO Rasmussen cho rằng, việc cung cấp vũ khí cho Kiev cùng với nhiều hình thức viện trợ khác nên được xem xét một cách nghiêm tục để củng cố, tăng cường nguồn lực cho các lực lượng vũ trang Ukraine đang chiến đấu chống lại các nhóm ly khai ở miền đông.
"Tôi cho rằng, phương Tây nên đẩy mạnh hậu thuẫn cho Ukraine, trước hết là trong vấn đề kinh tế nhưng tôi cũng phải nói rằng chúng ta đã đạt tới giai đoạn mà các quốc gia nên tính đến việc cung cấp vũ khí phòng vệ cho người Ukraine để giúp họ trở nên mạnh hơn, có năng lực hơn", ông Rasmussen nói thêm.
Tuy nhiên, khi được hỏi về việc sử dụng viện trợ quân sự "mang tính phòng vệ đó", cựu Tổng thư ký NATO không thể bảo đảm được rằng việc cung cấp những vũ khí như vậy không được sử dụng cho các chiến dịch tấn công quân sự. "Đôi khi một hành động tấn công là sự phòng thủ tốt nhất. Tất nhiên, đó là một ranh giới rất mờ", vị cựu quan chức NATO thừa nhận.
Bất chấp việc đưa ra lời kêu gọi về việc củng cố sức mạnh cho các lực lượng của chính quyền Kiev, ông Rasmussen vẫn phải thừa nhận giải pháp này không phải là "một lựa chọn lý tưởng" bởi theo ông, "những động thái như vậy có thể được Nga dùng làm cái cớ để "tăng cường thêm các hoạt động quân sự ".
Chia sẻ quan điểm của cựu Tổng thư ký NATO, nhiều quan chức Mỹ cũng ra sức kêu gọi, thúc ép Tổng thống Obama cung cấp vũ khí sát thương cho Kiev để làm thay đổi tình thế hiện nay ở Ukraine. Mới đây nhất, hồi tháng 4, nhiều thành viên của Quốc hội Mỹ lại một lần nữa thúc đẩy và gây sức ép để buộc Tổng thống Obama phải tính chuyện cung cấp vũ khí sát thương cho chính quyền Kiev để chiến đấu chống lại lực lượng ly khai. Ông chủ Nhà Trắng đã lờ đi nghị quyết kêu gọi viện trợ vũ khí sát thương cho chính quyền Ukraine mà Quốc hội Mỹ thông qua với số phiếu ủng hộ là 348 và số phiếu chống là 48.
Việc nhiều quan chức diều hâu của Mỹ và NATO luôn nhăm nhe ý định cung cấp vũ khí sát thương cho Kiev không khỏi khiến Moscow lo ngại.
Nga liên tục nhấn mạnh, việc chính quyền Obama cung cấp vũ khí sát thương cho Kiev sẽ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Điều này sẽ đi ngược lại với cam kết của Washington về việc tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột ở miền đông Ukraine. Một số nước Châu Âu cũng lên tiếng bày tỏ sự quan ngại về việc tình hình Ukraine sẽ thêm nghiêm trọng nếu phương Tây cung cấp vũ khí sát thương cho Kiev.
Cuộc khủng hoảng ở Ukraine chứng kiến cuộc đối đầu Đông-Tây nghiêm trọng nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Phương Tây do Mỹ dẫn đầu ủng hộ mạnh mẽ cho chính quyền Kiev trong khi Nga được cho là đứng về phía lực lượng ly khai miền đông Ukraine.
Chính quyền Kiev và các đồng minh phương Tây từ lâu đã luôn cáo buộc Moscow đưa vũ khí và binh lính vào miền đông Ukraine để trợ giúp cho lực lượng ly khai. Tuy nhiên, Moscow kiên quyết bác bỏ những cáo buộc như vậy. Nga khẳng định nếu thực sự nước này đưa hàng chục nghìn quân và vũ khí rầm rộ vào miền đông Ukraine như lời phương Tây tố cáo thì họ chẳng thể che giấu được một lực lượng "khủng" như vậy ở một vùng đất nhỏ như miền đông Ukraine dưới sự theo dõi, giám sát chặt chẽ của một loạt hệ thống tinh vi của Mỹ. Dù Nga có nói thế nào, Mỹ và EU vẫn tung ra hàng loạt biện pháp trừng phạt nhằm vào Moscow, gây tổn thương sâu sắc đến nền kinh tế của Nga. (tổng hợp)Kiệt Linh
Theo_VnMedia
11 nước sẵn sàng cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine Ngày 5-6, theo một báo cáo phân tích bài phát biểu hàng năm của tổng thống Petro Poroshenko trước nghị viện Ukraine, nước này đã đạt được thỏa thuận với 11 quốc gia khác về việc cung cấp vũ khí gây sát thương. Bản tài liệu khẳng định: "Ukraine đã đạt được thỏa thuận với 11 quốc gia về việc hỗ trợ vũ...