SỐC: Trẻ em cũng tìm kiếm phim khiêu dâm trên internet
Những đứa trẻ dùng tiếng Ả Rập dẫn đầu danh sách tìm kiếm về phim khiêu dâm.
Trẻ em cần được bảo vệ trên môi trường internet.
Theo báo cáo mới nhất của Kaspersky Lab dựa trên thống kê từ các tính năng bảo vệ trẻ em, trong tổng số các cuộc tìm kiếm nửa năm vừa qua, đã có đến 17% lượt tìm kiếm liên quan video. Song, điều đáng lo ngại thể hiện ở chỗ nhiều video trong số đó có chứa các nội dung không phù hợp hoặc ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của trẻ nhỏ.
Báo cáo này bao gồm các số liệu ẩn danh từ giải pháp của hãng dành cho khách hàng sử dụng tính năng Parental Control trên máy tính để bàn Windows và Mac, và từ giải pháp Kaspersky Safe Kids dành cho Windows, Mac, iOS và Android.
Theo đó, đứng đầu trong kết quả tìm kiếm của trẻ em trên 10 ngôn ngữ phổ biến nhất trong 6 tháng vừa qua là “video và âm thanh”, bao gồm các dịch vụ nghe nhạc trực tuyến, bloggers, phim bộ và phim điện ảnh (chiếm 17%). Sau đó là “dịch thuật” (14%) và những trang mạng “truyền thông” (10%). Điều thú vị là các trang trò chơi giải trí lại đứng ở vị trí thứ 4 trong danh sách (chiếm 9%).
Video đang HOT
Tỉ lệ các nhóm nội dung trên mạng internet mà trẻ tìm kiếm nhiều nhất. (Ảnh: Kaspersky Lab)
Bên cạnh đó, sự khác biệt trong sử dụng ngôn ngữ khi yêu cầu quyền truy cập cho từng chuyên mục cũng là điều dễ nhận thấy. Chẳng hạn, những trang mạng về video và âm nhạc thường được tìm kiếm bằng tiếng Anh, điều này cũng có thể lý giải bằng sự thật rằng các phim điện ảnh, chuỗi phim trên TV, và các thể loại nhạc đều phần lớn có tựa đề Anh ngữ. Các đứa trẻ có tiếng mẹ đẻ là Tây Ban Nha lại thường yêu cầu quyền truy cập vào các trang dịch thuật, trong khi Nga lại là ngôn ngữ chính khi được tìm kiếm bởi trẻ cho các dịch vụ truyền thông.
Hơn bất cứ các quốc gia nào khác, những đứa trẻ nói tiếng Trung Quốc lại tìm kiếm các dịch vụ giáo dục, trong khi các đứa trẻ nói tiếng Pháp lại cảm thấy thích thú hơn với các trang mạng thể thao và giải trí. Tiếng Đức lại là ngôn ngữ “thống lĩnh” khi tìm kiếm về chuyên mục mua sắm. Trong khi đó, tiếng Ả Rập lại dẫn đầu khi dùng tìm kiếm về phim khiêu dâm, và tiếng Nhật đối với các thể loại phim hoạt hình.
Anna Larkina – chuyên gia phân tích nội dung web tại Kaspersky Lab cho biết: “Trẻ em ở những đất nước khác nhau có những sở thích và hành vi trực tuyến khác nhau, tuy nhiên giữa chúng có một điểm chung thiết yếu đó là cần được bảo vệ khỏi những nội dung có thể gây hại. Những đứa trẻ tìm kiếm phim hoạt hình nhưng có thể mở ra phim khiêu dâm. Hoặc chúng có thể bắt đầu tìm kiếm những video có chứa nội dung không trong sáng hoặc những trang mạng có chứa nội dung bạo lực, cả hai nội dung này có thể để lại những tác động lâu dài đến suy nghĩ dễ nhạy cảm và bị tổn thương của trẻ”.
“Bất kể trẻ đang làm gì khi trực tuyến, điều quan trọng là cha mẹ không được lơ là các hoạt động trên nền tảng kỹ thuật số của trẻ, bởi giữa sự quan tâm và mơ hồ về cách giáo dục con cái chứa đựng một sự khác biệt lớn. Trong khi tin tưởng và giáo dục chúng về những hành vi an toàn trực tuyến là quan trọng thì kể cả những lời khuyên tốt cũng không thể bảo vệ chúng khỏi những gì có thể xuất hiện trên màn hình một cách không lường trước được. Đó là lý do vì sao những giải pháp bảo mật là chìa khóa để chắc chắn rằng con bạn sẽ có những trải nghiệm trực tuyến tích cực hơn”, Anna Larkina bổ sung thêm.
Theo Kaspersky Lab, giải pháp Kaspersky Total Security và Kaspersky Internet Security của họ có bao gồm module “Parental Control” giúp các bậc phụ huynh bảo vệ con cái khỏi những mối đe dọa từ mạng trực tuyến cũng như ngăn chặn các đường dẫn hoặc ứng dụng có chứa nội dung không phù hợp. Nói cách khác, giải pháp Kaspersky Safe Kids cho phép cha mẹ có thể giám sát điều mà con họ làm, xem, hoặc tìm kiếm trên mạng trực tuyến thông qua tất cả các thiết bị, bao gồm cả điện thoại di dộng, hỗ trợ thêm những mẹo vặt hữu ích để giúp trẻ an toàn khi tham gia mạng trực tuyến.
Theo Danviet.vn
Trò lừa đảo bán vé xem World Cup 2018 đắt gấp 10 lần qua internet
Không ai đảm bảo kẻ lừa đảo sẽ giao vé đúng hẹn và cũng ai không đảm bảo những tấm vé này dùng được.
Theo thông tin từ hãng bảo mật Kaspersky Lab, các chuyên gia bảo mật tại đây vừa xác định được những email lừa đảo được phát tán trước thềm World Cup 2018.
Nội dung một email lừa đảo bán vé xem World Cup 2018.
Theo đó, đây là những email bán vé vào sân xem World Cup 2018 nhưng một số vé được bán gấp 10 lần giá gốc, thậm chí có thể không sử dụng được do thủ tục đăng ký và chuyển nhượng nghiêm ngặt của FIFA. Nguy hiểm hơn, thông qua email lừa đảo, kẻ gian còn có thể lấy cắp tiền và thu thập thông tin cá nhân của người dùng, bao gồm cả thông tin thẻ ngân hàng.
Kaspersky Lab đánh giá, có nhiều yếu tố làm quá trình mua vé xem World Cup 2018 trở nên phức tạp. Chẳng hạn, vé chỉ được bán trên website chính thức của FIFA và phải qua nhiều thủ tục phức tạp vì lý do bảo mật. Quá trình đặt vé diễn ra qua 3 bước và mỗi người chỉ được mua 1 vé. Riêng với vé khách mời là trường hợp ngoại lệ, cho phép người mua mua thêm tối đa 3 vé; tuy nhiên, chúng được đăng ký với tên cụ thể và chỉ được thay đổi khi chủ sở hữu uỷ quyền chuyển nhượng vé cho người khác.
Mặc cho quy trình phức tạp, kẻ gian vẫn biến điều này thành lợi thế cho chúng. Cụ thể, khi vé bắt đầu được mở bán, trang web chính thức đã có một số lượng lớn người dùng cố gắng đặt vé, gây ra vấn đề về kết nối mạng. Trong suốt quá trình này, kẻ gian cố gắng mua nhiều vé nhất có thể để bán lại cho những người không có cơ hội đặt mua. Khi vé đã được bán hết trên website của FIFA, nhiều người không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc tìm đến vé "chợ đen".
Lúc này, kẻ gian đã thiết lập hàng trăm tên miền có từ ngữ liên quan đến World Cup để bán vé mời. Trong số đó, có nhiều kẻ tăng giá lên gấp đôi, có kẻ lại tăng giá lên gấp 10. Với yêu cầu phải thanh toán trước 100%, sẽ không có gì đảm bảo rằng kẻ gian sẽ giao vé và vé mời sẽ hợp lệ tại sân vận động. Ngoài ra, thông tin thanh toán của người dùng dùng có thể sẽ bị khai thác cho mục đích xấu trong tương lai.
Ông Andrey Kostin - Chuyên viên cấp cao phân tích nội dung website tại Kaspersky Lab cảnh báo: "Theo nghiên cứu của chúng tôi, điều này thật sự là rủi ro cho người dùng khi trả một khoản tiền lớn nhưng không nhận được gì. Hình thức lừa đảo mới này còn có thể dẫn đến đánh cắp nhiều tiền hơn nữa về sau. Chúng tôi đề nghị người hâm hộ thể thao phải cực kỳ thận trọng và hiểu biết khi mua vé. Bất kể giá vé hấp dẫn như thế nào, hãy đảm bảo rằng bạn sẽ không bị lừa và không bị người bán khai thác thông tin".
Để đảm bảo không trở thành nạn nhân của hình thức lừa đảo này, Kaspersky Lab cho biết hệ thống chống lừa đảo của họ có khả năng phát hiện và ngăn chặn các website và email gian lận. Ngoài ra còn một số bước đơn giản mà người hâm mộ bóng đá có thể làm theo để giữ cho bản thân và túi tiền an toàn, cả trước và sau World Cup:
- Chỉ mua vé từ các trang chính thức và luôn kiểm tra địa chỉ trang web cũng như đường dẫn muốn theo dõi.
- Không truy cập vào đường dẫn trong email, tin nhắn văn bản, tin nhắn hoặc các bài đăng trên phương tiện truyền thông xã hội nếu nó đến từ một người hoặc tổ chức mà bạn không biết đến, hoặc có gì đó đáng ngờ hoặc bất thường.
- Có một thẻ ngân hàng riêng và tài khoản với số tiền giới hạn, đặc biệt là với các giao dịch trực tuyến. Điều này sẽ giúp bạn tránh khỏi các thất thoát tài chính khi tài khoản ngân hàng không may bị đánh cắp.
- Nên cài đặt một giải pháp bảo vệ đáng tin cậy và phải cập nhật liên tục dữ liệu về các trang web độc hại hoặc lừa đảo.
Theo Danviet.vn
Kaspersky tung ra các phiên bản bảo mật 2017 Hãng bảo mật Kaspersky vừa chính thức trình làng phiên bản bảo mật 2017, giúp người dùng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ luôn được bảo vệ trên internet và đảm bảo sự an toàn cho tài chính, dữ liệu. Giao diện làm việc của phiên bản Kaspersky Internet Security 2017. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH Theo đó, loạt phiên bản bảo mật mới...