Sóc Trăng: Nghiêm túc phòng dịch trong ngày đầu trở lại trường
Sáng 22/2, học sinh tỉnh Sóc Trăng bước vào ngày học đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Công tác phòng dịch được các trường khẩn trương thực hiện.
HS xếp hàng đo thân nhiệt trước khi vào trường.
Theo ghi nhận tại các trường, phụ huynh, học sinh, cán bộ, giáo viên thực hiện nghiêm chỉ đạo của ngành Giáo dục trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Tất cả học sinh đeo khẩu trang khi đến trường, rửa tay sát khuẩn, đo thân nhiệt trước khi vào trường, khai báo y tế…
Từng HS được rửa tay sát khuẩn
Để đón học sinh trở lại trường, ngành Giáo dục tỉnh Sóc Trăng tăng cường các biện pháp phòng dịch Covid-19 tại các cơ sở giáo dục.
Giám đốc Sở GD&ĐT chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm và triển khai đầy đủ đến nhà giáo, người lao động, học sinh, sinh viên và phổ biến tới cha mẹ học sinh các nội dung chỉ đạo của Chính phủ, Bộ GD&ĐT, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở GD&ĐT về công tác phòng, chống dịch Covid-19. Tuyệt đối không chia sẻ trên mạng xã hội các thông tin không chính thống, chưa được kiểm chứng có liên quan đến dịch bệnh Covid-19.
Không tổ chức các hoạt động tập thể tập trung đông người (sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt tập thể…) cho đến khi có thông báo mới; thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế, thực hiện tốt thông điệp “5K”.
Các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên chủ động thực hiện vệ sinh môi trường, các biện pháp khử khuẩn phòng học, cầu thang, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, phòng ngủ, bếp ăn, nhà vệ sinh, trang bị đầy đủ vòi nước rửa tay, xà phòng, dung dịch rửa tay sát khuẩn… tại đơn vị để phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn cho học sinh khi đi học trở lại.
Video đang HOT
Công tác phòng dịch được các trường khẩn trương thực hiện.
Rà soát danh sách nhà giáo, người lao động, học sinh, sinh viên có đi tham quan, du lịch, về quê ngoài tỉnh trong kỳ nghỉ tết để thuận tiện trong việc điều tra dịch tễ khi cần thiết. Thủ trưởng các cơ sở giáo dục dự kiến phương án tổ chức dạy học phù hợp với từng cấp học và từng khối lớp trong trường hợp dịch bệnh diễn biến phức tạp, không thể tổ chức dạy học tập trung.
Theo ông Nguyễn Văn Quận, Bí thư Thành ủy – Chủ tịch UBND TP Sóc Trăng: Để đảm bảo học sinh học tập trong môi trường an toàn, UBND TP Sóc Trăng đã chỉ đạo Phòng GD&ĐT phối hợp với Trung tâm Y tế thành phố phun thuốc khử khuẩn ở tất cả các điểm trường trên địa bàn. Đối với các cơ sở, điểm giữ trẻ được cấp thuốc sát khuẩn vệ sinh tất cả đồ dùng, đồ chơi đảm bảo trẻ học tập an toàn.
HS vui vẻ ngày đầu trở lại lớp.
Các trường cần thực hiện vệ sinh khử khuẩn trường, lớp trước khi đón học sinh trở lại và thực hiện hàng ngày; đồng thời chuẩn bị đủ các điều kiện vệ sinh, như: nơi rửa tay, nước sạch và xà phòng, giấy sạch hoặc khăn để lau tay; hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh… phục vụ cho học sinh và giáo viên.
Các trường mầm non, mẫu giáo, ngoài việc sát khuẩn trường lớp cần vệ sinh khu bếp ăn, trong quá trình chế biến thức ăn phải đảm bảo các biện pháp phòng chống dịch…
Học tập theo dự án STEM, Tết này em có hoa trưng Tết do chính mình trồng!
Ngày 4/2, trường THPT Hoàng Diệu (Sóc Trăng) báo cáo thực hiện dự án dạy học theo định hướng giáo dục STEM môn Sinh học, với chủ đề "Điều khiển sinh trưởng, phát triển cây vạn thọ, cây hướng dương".
Cô Nguyễn Thị Mỹ Duyên, Tổ trưởng tổ sinh - công nghệ (trường THPT Hoàng Diệu, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng) cho biết, việc tổ chức dạy học theo định hướng giáo dục STEM nhằm định hướng giáo dục toàn diện, thúc đẩy 4 lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán, với mục tiêu chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các ngành nghề liên quan, nhờ đó nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Khuôn viên trồng hoa thực hiện theo dự án STEM của giáo viên, học sinh trường THPT Hoàng Diệu, Sóc Trăng.
Bên cạnh đó, phương pháp tiếp cận kiến thức liên môn trong dạy học với mục tiêu nâng cao hứng thú học tập các môn học thuộc các lĩnh vực nói trên; vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề điều khiển sinh trưởng và ra hoa của cây trong thực tiễn; kết nối trường học và cộng đồng; định hướng hành động, trải nghiệm trong học tập; hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất người học.
Sau hoạt động này, học sinh có khả năng biết pha trộn tỷ lệ chất trồng và phân theo công thức cho sẵn; biết trồng cây vào chậu; xác định được nhiệm vụ của mình là trồng cây, chăm sóc, bón phân với các yêu cầu cây sinh trưởng và phát triển ra sao trong chậu, cách tưới nước, bón phân như thế nào, cũng như theo dõi quá trình sinh trưởng, phát triển của cây, điều khiển sinh trưởng và ra hoa của cây vạn thọ, cây hướng dương.
Học sinh Sóc Trăng báo cáo kết quả chuyên đề theo dự án STEM.
Để giúp các em thực hiện tốt chuyên đề, nhà trường đã bố trí nhà thực nghiệm giáo dục theo mô hình STEM, chậu trồng cây, đất trồng, cây con (gồm cây vạn thọ và cây hướng dương lùn, hai giống cây đều có thời gian sinh trưởng khoảng 55 đến 60 ngày) và phân bón URE, NPK, phân bón lá.
Kết quả thực nghiệm có 100% học sinh của các lớp tham gia dự án, mỗi học sinh chịu trách nhiệm chăm sóc, điều khiển sinh trưởng phát triển của một chậu cây và kết quả phát triển của chậu cây đó.
Trong quá trình thực nghiệm, học sinh tích cực chăm sóc, theo dõi sự sinh trưởng phát triển của cây, ghi hình, ghi nhật ký, đến cuối đợt thực nghiệm mỗi học sinh viết bài báo cáo thu hoạch nộp cho nhóm trưởng và giáo viên hướng dẫn để đánh giá kết quả thực nghiệm.
Em Lưu Vĩnh Tường (trái) với sản phẩm là cây hoa hướng dương phát triển tốt.
Số liệu tổng thể cho thấy các em thực hiện trồng khoảng 366 cây hoa vạn thọ (trong đó có 360/366 sống, đều ra hoa, với số hoa trung bình trên cây khoảng từ 10 đến 14 hoa).
Với cây hoa hướng dương, các em trồng 40 cây, số cây sống là 40, đều ra hoa, với số hoa trung bình trên cây khoảng từ 3 đến 6 hoa/cây.
Là người thực hiện trồng cây hoa hướng dương, em Lưu Vĩnh Tường (học sinh lớp 11A7) cho biết: "Chúng em rất vui, hào hứng khi được thực hiện chuyên đề theo định hướng giáo dục STEM.
Chúng em được học thêm kiến thức ở nhiều lĩnh vực, từ đó hứng thú học tập các môn học, vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề điều khiển sinh trưởng và ra hoa của cây trong thực tiễn.
Sau khi thực hiện chuyên đề này, chúng em đã biết pha trộn tỷ lệ chất trồng và phân theo công thức cho sẵn. Biết trồng cây, chăm sóc, bón phân để cây sinh trưởng và phát triển tốt. Đặc biệt là điều khiển cây sinh trưởng và ra hoa đúng thời điểm. Tết này chúng em có hoa chưng Tết do chính tay mình trồng".
Một số sản phẩm của các em học sinh thực hiện theo dự án STEM.
Giáo dục STEM - viết tắt của các từ Science (khoa học), Technology (công nghệ), Engineering (kỹ thuật) và Math (toán học) - là một phương pháp dạy học nhằm hình thành, rèn luyện tri thức, năng lực cho học sinh (HS) thông qua các đề tài, bài học, chủ đề có nội dung thực tiễn.
Trong quá trình dạy học, các kiến thức và kỹ năng thuộc các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học được hình thành và phát triển thông qua việc vận dụng, phối hợp chúng để giải quyết vấn đề thực tiễn được đặt ra.
Giáo dục STEM đề cao hoạt động thực hành và phương pháp mô hình trong giải quyết các vấn đề của thực tiễn cuộc sống thông qua hoạt động nhóm, tập thể, cộng đồng. Từ đó, rèn luyện cho HS năng lực tư duy, sáng tạo, tranh luận, phản biện...
Giáo dục STEM cũng trang bị cho HS những kỹ năng phù hợp để phát triển trong thế kỷ 21: Tư duy phản biện và sáng tạo, kỹ năng diễn đạt và thuyết trình, kỹ năng trao đổi và cộng tác, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc theo dự án...
Trường Đoàn Thị Điểm Greenfield, Vinschool Times City tạm nghỉ học vì Covid-19 Hiện nay, 2 trường học tại Hà Nội đã thông báo cho học sinh tạm nghỉ học vì Covid-19. Ảnh minh họa/internet Trường Đoàn Thị Điểm Greenfield vừa có quyết định tạm ngưng các hoạt động giảng dạy và học tập trong ngày 29/1 và 30/1 do có 1 trường hợp F1 tham gia cuộc họp phụ huynh tại trường. Trong thời gian...