Sốc nhiệt do nắng nóng – Coi chừng đột tử
Thời tiết khắp cả nước đang nắng nóng cao độ, tai nạn do sốc nhiệt rất dễ xảy ra nên cần phải biết đề phòng và cấp cứu đúng cách.
Nắng nóng kéo dài nguy cơ có thể xảy ra sốc nhiệt (say nắng). Sốc nhiệt là chứng bệnh xảy ra đột ngột, nếu không phát hiện và xử trí kịp thời có thể để lại những biến chứng nặng nề, thậm chí đột tử.
Bị sốc nhiệt, vì sao?
Sốc nhiệt là tình trạng thân nhiệt tăng cao quá mức (trên 40 o C) và diễn ra đột ngột chủ yếu do tiếp xúc với nhiệt độ ngoài trời quá cao trong một khoảng thời gian dài, trong khi cơ thể chưa kịp thích nghi dẫn đến ra nhiều mồ hôi khiến mất nước, chất điện giải làm tổn thương hệ thống kiểm soát thân nhiệt (điều hòa thân nhiệt) của thần kinh trung ương.
Sốc nhiệt gặp ở một số đối tượng làm việc nặng nhọc: tập thể dục, thể thao, vận động viên bóng đá, chạy hoặc công nhân, người lao động làm việc dưới trời nắng nóng trong khi họ làm việc với cường độ cao, kéo dài. Khi làm việc quá sức, cơ thể chúng ta sản sinh ra một lượng nhiệt lớn, đồng thời mồ hôi sẽ được tiết ra làm mát cơ thể. Tuy nhiên, khi sốc nhiệt xảy ra, trung tâm kiểm soát nhiệt độ của cơ thể có thể bị rối loạn, vì vậy, cơ chế làm mát không xảy ra. Cứ như vậy, nhiệt độ cơ thể tiếp tục tăng cao và đẩy nạn nhân vào tình huống nguy hiểm. Sốc nhiệt nếu không điều trị kịp thời có thể gây tổn thương não, tim, thận và tiêu cơ vân.
Bên cạnh đó, sốc nhiệt có thể do mặc nhiều quần áo hoặc áo không hút mồ hôi trong khi đi ra ngoài trời nắng. Do mặc nhiều lớp vải khiến mồ hôi khó thoát ra, ngấm vào người dẫn đến cơ thể khó làm mát nhanh chóng.
Ngoài ra, sốc nhiệt có thể gặp ở người uống rượu do có thể ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể, đặc biệt khi uống rượu lại đi ra ngoài trời nắng nóng. Sốc nhiệt cũng có thể xảy ra do cơ thể thiếu nước bởi ra mồ hôi.
Một số yếu tố thuận lợi dễ xảy ra sốc nhiệt là nhiệt độ và, độ ẩm ngoài trời tăng cao hoặc hay gặp ở người mắc bệnh tim, tăng huyết áp hoặc rối loạn da hoặc do mắc bệnh ung thư.
Cách cấp cứu người bị say nắng.
Video đang HOT
Dấu hiệu nhận biết sốc nhiệt
Sốc nhiệt thường biểu hiện ban đầu bằng các rối loạn nhẹ liên quan tới nhiệt như chuột rút, khát nước và chóng mặt. Nhưng sốc nhiệt cũng có thể xảy ra ngay cả khi không có dấu hiệu tổn thương do nhiệt báo trước. Khi bị nặng hơn, người bị sốc nhiệt thường lú lẫn, lo lắng, nói lắp, cáu kỉnh, mê sảng, co giật và nếu nặng có thể hôn mê, nếu cấp cứu không kịp thời có thể đột tử.
Một số triệu chứng kèm theo khi bị sốc nhiệt là đau nửa đầu, khó thở, buồn nôn hoặc nôn, nóng bừng mặt. Những triệu chứng sốc nhiệt nguy hiểm có thể xuất hiện như sốt cao, ngất xỉu (kiệt sức vì nóng), nặng sẽ dẫn đến các rối loạn hệ thần kinh như mê sảng, rối loạn hô hấp như thở nhanh, rối loạn tim mạch. Nhiệt độ cơ thể nạn nhân lớn hơn hoặc bằng 40 0 C là dấu hiệu chính của sốc nhiệt.
Ngoài ra, sốc nhiệt có thể thấy da nóng và khô khi chạm vào (tuy nhiên nếu sốc nhiệt do gắng sức, da thường bị ẩm ướt). Da nạn nhân ửng đỏ (da có thể chuyển thành màu đỏ khi thân nhiệt của nạn nhân tăng). Nhịp thở nhanh và nông. Tăng nhịp tim và mạch có thể tăng đáng kể, bởi vì, tim hoạt động mạnh nhằm tăng tuần hoàn, giúp làm mát cơ thể. Biến chứng do sốc nhiệt.
Sốc nhiệt là hình thái nghiêm trọng nhất của tổn thương do nhiệt, là hậu quả của việc tiếp xúc với nhiệt độ cao kéo dài, thường kết hợp với mất nước, gây tổn thương hệ thống kiểm soát thân nhiệt. Sốc nhiệt có thể gây tổn hại cho não, tim, thận, tiêu cơ vân và các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể.
Cần làm gì khi gặp người bị sốc nhiệt?
Khi phát hiện người nghi bị sốc nhiệt cần nhanh chóng làm mát cơ thể nạn nhân bằng cách đưa nạn nhân vào nơi có bóng râm, mát hoặc đưa vào trong nhà, ngay lập tức cởi bỏ bớt quần áo dư thừa của nạn nhân.
Song song phải làm mát người bằng bất cứ phương tiện nào có sẵn như: phun nước mát, ngâm nước mát, nhúng khăn vào nước mát lau cho nạn nhân, có thể đặt túi nước đá, khăn lạnh vào đầu, cổ, nách, háng người bệnh.
Đồng thời cho nạn nhân uống nước mát hoặc các loại đồ uống không có cồn khác nếu họ có thể uống được. Cần khẩn trương gọi xe cấp cứu nhằm đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị ngay tránh xảy ra biến chứng.
Phòng ngừa sốc nhiệt
Trời nắng nóng, để hạn chế sốc nhiệt, nhất là trẻ em, người cao tuổi, người có bệnh về tim mạch, tăng huyết áp, các bệnh mạn tính cần hạn chế ra ngoài đường. Nếu bắt buộc phải đi ra đường khi trời nắng, nóng, cần phải đội mũ rộng vành hoặc nón, mặc quần áo mỏng bằng vải cotton, đeo kính râm và khẩu trang để chống nắng, nóng.
Những người là công nhân, người lao động, nặng nhọc, vận động viên, cầu thủ bóng đá… nên hạn chế làm việc trong thời gian dài ở môi trường nóng, ẩm. Mọi người làm việc trong trờinắng nóng không nên mặc nhiều quần áo, tốt nhất là mặc các loại quần áo mỏng, thoáng. Cần uống đủ lượng nước cần thiết (không để khát nước). Nếu có điều kiện, những người lao động ngoài trời, mất nước nhiều nên uống bổ sung nước chanh, nước trái cây, nước pha thêm một ít muối ăn.
Tuy nhiên, không nên uống nhiều nước đá hoặc nước quá lạnh dễ gây viêm họng. Nên tránh thủ tập thể dục, đi bộ vào những thời điểm nắng nóng.
Cảnh báo 3 mối nguy hiểm giấu mặt thường gặp nhất khi trời nắng nóng
Không chỉ có nhân viên y tế trong tâm dịch hay những người phải làm việc dưới tiết trời nắng nóng cực điểm nói chung, trong cuộc sống hàng ngày, cũng có vô số những mối nguy hiểm giấu mặt đe dọa sức khỏe trong những ngày nắng nóng cực điểm.
Chúng ta đang trải qua những ngày nắng nóng cực điểm kéo dài với nền nhiệt độ trên 39 độ C, kéo theo rất nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Cứ nhìn hình ảnh được chuyển ra từ tâm dịch Bắc Giang, chúng ta sẽ thấy thời tiết nắng nóng đáng sợ đến thế nào. Nó khiến bao nhân viên y tế bị sốc nhiệt, bị ngất xỉu, phải nằm la liệt dưới đất nghỉ ngơi. Nhưng cũng không chỉ có nhân viên y tế trong tâm dịch hay những người phải làm việc dưới tiết trời nắng nóng cực điểm nói chung, trong cuộc sống hàng ngày, cũng có vô số những mối nguy hiểm giấu mặt đe dọa sức khỏe trong những ngày nắng nóng cực điểm.
Dưới đây là một số những mối nguy hiểm trong ngày nắng nóng được giới chuyên gia chỉ rõ:
1. Sốc nhiệt do ngồi điều hòa
Bật điều hòa nhiệt độ quá thấp không chỉ tốn điện mà còn dễ làm người dùng bị sốc nhiệt do chênh lệch với nhiệt độ bên ngoài khi đi ra vào, gây ra nhiều hệ lụy sức khỏe.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai), nhiều người có suy nghĩ trời càng nóng càng bật điều hòa ở nhiệt độ thấp để làm mát cơ thể là sai lầm. Bật điều hòa nhiệt độ quá thấp không chỉ tốn điện mà còn dễ làm người dùng bị sốc nhiệt do chênh lệch với nhiệt độ bên ngoài khi đi ra vào, gây ra nhiều hệ lụy sức khỏe. Ngay cả những ngày nắng nóng, cũng không nên để nhiệt độ thấp hơn 5 độ C so với bên ngoài. Ngoại trừ những ngày nhiệt độ nóng trên 35 độ C, bạn có thể để điều hòa ở mức 28 độ C.
Giải pháp: Vào những ngày nắng nóng đỉnh điểm chỉ bật điều hòa ở mức 28-29 độ C. Ngoài ra, vào những ngày mát mẻ hơn 35 độ C, bạn chỉ nên bật ở mức thấp hơn 5 độ C bên ngoài trời để bảo vệ sức khỏe, tránh sốc nhiệt.
2. Ngạt khí trong ô tô
Vào mùa hè, nhất là vào tiết trời nắng nóng cao điểm, nhiều người tài xế có thói quen đóng kín cửa kính lại rồi ngủ trong ô tô bật điều hòa mát rượi để nghỉ ngơi sau những cuốc xe mệt nhoài. Điều này vô cùng nguy hiểm. Trong thực tế cũng đã ghi nhận không ít các vụ việc tử vong vì thói quen này.
Theo PGS.TS Trần Hồng Côn (khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN), khi lái xe đang di chuyển, có bật điều hòa thì lượng không khí luôn thay đổi. Vì thế khí CO không có nồng độ cao xung quanh xe và cũng khó len lỏi vào trong buồng lái. Trong khi đó, khi xe dừng lại, việc bật điều hòa như này lại vô cùng nguy hiểm, nồng độ khí CO tăng cao và nguy cơ ngạt thở, mất mạng là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Giải pháp: Trong tiết trời nắng nóng trên 40 độ C ở ngoài đường, khi lái xe đang ngồi chờ khách hoặc ngồi nghỉ ngơi thì tốt nhất nên kiếm những nơi có tán cây bóng mát để dừng đỗ. Nếu nằm nghỉ trong xe nên để chế độ lọc gió ngoài, đồng thời để hé cửa kính khoảng 2-3cm để không khí từ bên ngoài vào, tránh việc ngộ độc khí CO. Sau khoảng 45 phút ngồi điều hòa nên mở cửa ra ngoài xe để lấy không khí thoáng mát bên ngoài và hạn chế ngồi trong xe liên tục hàng giờ.
3. Nguy cơ vô sinh, viêm nhiễm vùng kín vì ngồi yên xe bị nóng
Trong khi ngồi ô tô có thể đỡ hơn khoản phải ngồi yên xe nóng thì đa số người dân vẫn sử dụng xe máy là phương tiện di chuyển chính. Những chiếc yên xe bị phơi dưới trời nắng vô cùng bỏng rát là nguồn cơn dẫn đến nhiều hệ lụy hơn bạn tưởng.
Đối với nam giới, khi "cậu nhỏ" tiếp xúc với nhiệt độ cao sẽ khiến quá trình sản xuất tinh binh bị hạn chế.
Theo BS sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung (Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp), tiếp xúc với nhiệt độ quá cao có thể tiêu diệt những vi khuẩn có lợi. Điều này sẽ khiến quá trình bảo vệ tự nhiên của vùng kín bị ngăn chặn, đồng thời tạo điều kiện cho nguy cơ gây viêm nhiễm gia tăng. Đối với nam giới, khi "cậu nhỏ" tiếp xúc với nhiệt độ cao sẽ khiến quá trình sản xuất tinh binh bị hạn chế. Mặc dù hiện nay chưa có nghiên cứu cụ thể, chính xác về việc ngồi lên yên xe nóng gây vô sinh nhưng điều này ít nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất tinh binh. Do đó chúng ta không nên chủ quan.
Giải pháp: Có thể xịt nước lên yên xe, sau đó đợi 1-2 phút rồi mới ngồi lên. Hạn chế mặc quần quá mỏng để tránh nắng hoặc yên xe làm bỏng rát da. Bạn cũng có thể sử dụng các loại vải chống nắng phủ lên xe nếu bắt buộc phải ngồi lên yên đang nóng.
Chuyên gia chỉ cách phòng tránh sốc nhiệt, say nắng trong mùa hè Miền Bắc đang bước vào giai đoạn nắng nóng gay gắt và rất dễ gây ra hiện tượng sốc nhiệt, say nắng. Để giúp người dân có thêm kiến thức giúp mình phòng tránh và sơ cứu khi gặp người bị sốc nhiệt, say nắng, PGS.TS Nguyễn Văn Chi - Phụ trách Trung tâm Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai đã có...