Sốc: Khủng long đã lấy đi của loài người 100 năm tuổi thọ
Loài người có thể đã sống được đến tuổi 200 nếu không vì một sự kiện gây ‘tắc nghẽn tuổi thọ’ xảy ra với các loài tổ tiên.
Một nghiên cứu mới dẫn đầu bởi TS João Pedro de Magalhaẽs từ Đại học Brimingham (Anh) cho thấy loài người và nhiều loài cùng tổ tiên khác đã bị tước bỏ một số gien “trường sinh”.
Theo Science Alert, điều này xảy ra với dòng dõi động vật có vú Eutheria, một trong hai nhánh của lớp thú đã được phân tách từ đầu kỷ Phấn Trắng hoặc cuối kỷ Jura.
Không tồn tại song song nhưng khủng long đã giản tiếp tác động đến tuổi thọ của loài người thông qua việc lấn át môi trường sống của các loài tổ tiên – Ảnh đồ họa: SCITECH DAILY
Eutheria là tổ tiên của loài người cùng vô số động vật khác đang tồn tại ngày nay. Sinh trưởng trong “kỷ nguyên quái vật” là điều vô cùng bất lợi dòng dõi này.
“Một số loài động vật có vú đầu tiên buộc phải sống ở cuối chuỗi thức ăn và có thể đã trải qua 100 triệu năm trong thời đại khủng long tiến hóa để tồn tại thông qua quá trình sinh sản nhanh chóng” – TS de Magalhaẽs cho biết.
Nhưng chúng buộc phải tự loại bỏ một số yếu tố di truyền quý giá “trời sinh”.
Video đang HOT
Những thứ bị loại bỏ bao gồm các enzyme giúp sửa chữa những tổn thương do tia cực tím gây ra. Điều này cũng xảy ra với thú có túi – vốn là con cháu của một nhánh thú khác sống song song với Eutheria.
Điều đó, có thể do chúng phải sống về đêm nhiều hơn để được an toàn hơn. Hậu quả là con người ngày nay phải gắn bó với kem chống nắng để để phòng một loạt vấn đề, bao gồm ung thư da.
Ngoài ra, gien giúp thay răng nhiều lần mà nhiều loài bò sát sở hữu cũng đã bị đánh mất ở động vật có vú. Vì vậy chúng ta đang phải chống chọi với một bộ răng hư hỏng dần ở tuổi trung niên, có thể mất hoàn toàn khi về già.
Nhìn chung, nhiều gien liên quan đến tuổi thọ cao hơn, chống chọi lại một số bệnh tật và giúp duy trì sức khỏe khi cao tuổi đã bị loại bỏ vì ưu tiên sống còn.
Những thiệt thòi này dẫn đến một lợi ích quan trọng hơn vào kỷ Phấn Trắng hoang dã: Động vật có vú có bộ gien “gọn gàng” hơn nên có khả năng trưởng thành nhanh, sinh sản nhiều hơn.
Nhờ đó chúng có thể dùng “dân số” đông đúc để bù đắp việc bị quá nhiều loại động vật lớn hơn săn đuổi, tiêu diệt, lấn át môi trường sống trong suốt 100 triệu năm chung sống với khủng long
Nhỏ bé nhưng linh hoạt, động vật có vú đã tồn tại qua kỷ nguyên quái vật, thậm chí sống sót sau “đại tuyệt chủng khủng long” 66 triệu năm trước, dù đoản mệnh.
Nghiên cứu này cũng giúp hiểu thêm các yếu tố đằng sau sự lão hóa, mở đường cho một loạt nghiên cứu trong việc chống lại các bệnh liên quan đến tuổi tác, bao gồm chứng mất trí nhớ, đột quỵ, nguy cơ ung thư cao hơn các loài khác…
Các kết quả vừa được công bố trên tạp chí khoa học BioEssays.
Không phải thiên thạch: Thứ khủng khiếp hơn đã tiêu diệt khủng long
Một thứ khủng khiếp hơn cả tảng đá không gian khổng lồ Chicxulub có thể đã tồn tại trên Trái Đất, thành bản án tử cho loài khủng long trước cả thảm họa từ vũ trụ.
Theo Science Alert, một phân tích mới từ nhóm hoa học gia quốc tế đã bổ sung bằng chứng cho thấy thế giới trước vụ va chạm Chicxulub vốn đã là một "địa ngục", với lượng lưu huỳnh trong khí quyển đạt mức tới hạn.
Cùng với các nghiên cứu khác về hàm lượng thủy ngân, nghiên cứu này cung cấp bằng chứng về hoạt động núi lửa đủ mạnh mẽ để gây ra biến đổi khí hậu đáng kể trên Trái Đất 66 triệu năm về trước.
Ngày tận thế của khủng long - Ảnh đồ họa: LIVE SCIENCE
"Dữ liệu của chúng tôi cho thấy rằng điều này có thể gây ra sự giảm nhiệt độ toàn cầu trong thời gian ngắn" - nhà địa chất học Sara Callegaro từ Đại học Oslo (Na Uy), tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.
Phát biểu này đề cập đến cái gọi là "mùa đông núi lửa", như một phản ứng ngược của địa cầu sau một thời gian bị biến thành "hỏa ngục" do núi lửa phun hàng loạt, một bầu trời ngột ngạt lưu huỳnh và các thứ tro bụi, ngăn chặn ánh sáng tiếp cận mặt đất, kết hợp với các phân tử làm mát khí hậu khác, từ đó ảnh hưởng mạnh đến sinh vật sống.
Trước đây, giả thuyết "mùa đông núi lửa" từng được ủng hộ, nhưng một tảng thiên thạch khổng lồ - tiểu hành tinh Chicxulub - được cho là nguyên nhân kích hoạt chuỗi phun trào.
Kiểm tra đá cổ đại từ khu vực núi lửa Deccan Traps ở miền Tây Ấn Độ, các nhà khoa học đã đo được nồng độ lưu huỳnh theo thời gian, cho thấy lượng phát thải riêng khu vực này đã đủ để làm thay đổi khí hậu toàn cầu, khi giải phóng 1 triệu km3 dung nham.
Sự hình thành dung nham chứa lưu huỳnh đậm đặc nơi đây cũng phù hợp với khí hậu mát mẻ của kỷ Phấn Trắng. Khi dung nham cứng lại hậu phun trào, các phân tử làm mát khí hậu được giải phóng vào không khí.
Chuỗi thảm họa khiến nhiệt độ toàn cầu giảm mạnh 10 độ C trong vòng 100.000 năm trước khi Chicxulub giáng đòn cuối cùng.
Như vậy, chính Trái Đất là nguyên nhân chủ yếu của sự chấm hết "thời đại quái vật". Tiểu hành tinh Chicxulub chỉ đóng vai trò như một kẻ hợp tác, hoặc thậm chí không có nó thì biến đổi khí hậu cũng đủ tiêu diệt khủng long.
Tiểu hành tinh Chicxulub là một tảng đá không gian khổng lồ, được nhiều nghiên cứu cho là nguyên nhân chính dẫn đến sự tuyệt chủng của loài khủng long 66 triệu năm trước, tức cuối kỷ Phấn Trắng.
Chicxulub lớn đến nỗi để lại một hố va chạm đường kính hơn 180 triệu km, trải rộng từ một phần Bán đảo Yucatan của Mexico cho đến ven bờ Vịnh Mexico.
Khó để ước lượng kích thước chính xác của tiểu hành tinh này vì nó đã tan vỡ hậu va chạm, nhưng chắc chắn nó là một trong những vật thể vĩ đại nhất từng tấn công Trái Đất, trong đó sóng xung kích từ vụ va chạm đủ gây ra sóng thần chưa từng có, động đất, núi lửa phun trào hàng loạt...
Khám phá khả năng săn mồi của loài khủng long mạnh hơn cả T-Rex DNVN - Rất may cho các loài động vật trên cạn sống cùng thời với khủng long Spinosaurus là thức ăn chủ yếu của loài này là cá. Ảnh minh họa. Spinosaurus là một chi khủng long spinosaurid sống ở khu vực ngày nay là Bắc Phi trong giai đoạn Cenomanian đến thượng Turon thuộc kỷ Phấn trắng (khoảng 99 đến 93,5 triệu...