Trung Quốc phục hồi hóa thạch khủng long có niên đại hơn 130 triệu năm
Hai bộ hóa thạch của loài khủng long sừng Ceratosaurus và loài khủng long vây kiếm Stegosauria gần như còn nguyên cả xương và da, với mức độ nguyên vẹn hiếm thấy trên toàn thế giới.
Một bộ hóa thạch khủng long. (Nguồn: Xinhua)
Các nhà khoa học làm việc tại Viện Địa chất và Cổ sinh vật học thuộc trường Đại học Lâm Nghi, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, vừa hoàn tất phục hồi hai bộ hóa thạch của loài khủng long ăn cỏ, có niên đại hơn 130 triệu năm.
Video đang HOT
Theo trưởng nhóm khoa học trên, hai bộ hóa thạch trên đã được phát hiện vào năm 2017 tại huyện tự trị dân tộc Mãn Phong Ninh, thành phố Thừa Đức, tỉnh Hà Bắc, miền Bắc Trung Quốc.
Trong hai bộ hóa thạch trên, một bộ thuộc loài khủng long sừng Ceratosaurus và bộ còn lại thuộc loài khủng long vây kiếm Stegosauria. Cả hai bộ gần như còn nguyên cả xương và da, với mức độ nguyên vẹn hiếm thấy trên toàn thế giới.
Giáo sư Trương Phúc Thành thuộc Viện Địa chất và Cổ sinh vật học khẳng định: “Hóa thạch khủng long Ceratosaurus được phát hiện lần này là một phần quan trọng trong việc lấp đầy ‘chuỗi đứt gãy’ trong sơ đồ tiến hóa của loài khủng long Ceratosaurus. Bộ xương được bảo tồn gần như nguyên vẹn của mẫu vật này sẽ cung cấp bằng chứng quan trọng để nghiên cứu thêm về con đường tiến hóa của khủng long Ceratosaurus nguyên thủy.”
Các nhà nghiên cứu suy đoán rằng hóa thạch khủng long Stegosaurus được bảo tồn gần như nguyên vẹn như vậy là do vào thời điểm đó núi lửa hoạt động thường xuyên. Tro núi lửa rơi xuống sông, theo thời gian “bọc” lấy xác của những con khủng long bị rơi xuống nước (có thể do trượt chân khi uống nước hoặc do tuổi cao), nhờ đó mà hóa thạch được bảo tồn nguyên vẹn.
Hóa thạch khủng long Stegosauria này lần đầu tiên được phát hiện tại tỉnh Hà Bắc, cung cấp bằng chứng mạnh mẽ cho thấy hoạt động của loài khủng long Stegosauria vẫn còn tồn tại ở miền Bắc Trung Quốc trong Kỷ Phấn trắng.
Các nhà nghiên cứu cho rằng huyện Phong Ninh và khu vực xung quanh nơi phát hiện hóa thạch nói trên, vào 130 triệu năm trước đã từng phân bố rừng và hệ thống nước tương đối rộng lớn, cung cấp nơi trú ẩn hiệu quả và nguồn thức ăn dồi dào cho các loài khủng long ăn cỏ sinh sống theo bầy đàn thời bấy giờ. Đây là nền tảng môi trường sinh thái mà các loài khủng long lớn hoặc bầy đàn sinh sống ở đây./.
Phát hiện hóa thạch khủng long quý hiếm có niên đại 130 triệu năm
Hai bộ xương hóa thạch khủng long gần như còn nguyên vẹn có niên đại khoảng 130 triệu năm vừa được khai quật tại tỉnh Hà Bắc, phía bắc Trung Quốc.
Giới chuyên gia xác định, hai hóa thạch này đều thuộc về loài khủng long ăn cỏ, được tìm thấy ở thành phố Thừa Đức. Một hóa thạch được cho là của loài ceratosaurus và hóa thạch còn lại thuộc về loài stegosaurus gần như còn nguyên vẹn cả xương và da. Hóa thạch loài stegosaurus có chiều dài khoảng 5 mét, đang được lưu giữ tại trung tâm nghiên cứu bảo tồn hóa thạch Phong Ninh. Hóa thạch này còn đầy đủ bốn gai xương đuôi rất dễ nhận biết, cùng lớp da hóa thạch còn nguyên vẹn đến kinh ngạc. Mẫu da của nó gần giống với da rắn hoặc da của các loài thằn lằn ngày nay.
Ảnh minh họa: Wikimedia
Phó giáo sư Quách Anh của Viện Địa chất và Cổ sinh vật học thuộc Đại học Lâm Nghi cho biết, cho đến nay, việc tìm thấy các hóa thạch da khủng long là đặc biệt hiếm, vì vậy phát hiện mới hứa hẹn sẽ cung cấp những hiểu biết thú vị, chưa từng biết đến về các loài sinh vật cổ xưa đã tuyệt chủng này.
Phát hiện về loài khủng long mỏ vịt mới tại Chile Các nhà khoa học xác nhận đã phát hiện hóa thạch của một loài khủng long ăn cỏ chưa từng được biết đến ở Nam bán cầu tại Chile, qua đó mở ra khả năng mới về phạm vi sinh sống của loài khủng long mỏ vịt. Với chiều dài lên tới 4 m và nặng 1 tấn, khủng long Gonkoken nanoi sống...