Soạn giáo án: Cần sự linh động, sáng tạo của người thầy
Cùng với nghiên cứu SGK, trong hè này, nhiều giáo viên đảm nhận giảng dạy lớp 6 Chương trình GDPT 2018 bắt đầu soạn giảng giáo án, chuẩn bị cho năm học mới.
Một tiết học của HS Trường THCS Chu Văn An (quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng).
Công văn 2613 của Bộ GD&ĐT được xem đã “gỡ nút thắt” cho giáo viên trong bước soạn bài. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, với chương trình lớp 6, giáo viên vẫn cần tham khảo thêm các hướng dẫn của Bộ GD&ĐT trước đó.
Độ mở cần thiết
Sau khóa tập huấn Modun 4 về kế hoạch dạy học cho giáo viên cốt cán, cô Nguyễn Thị Đô – Tổ trưởng Tổ Ngữ văn, Trường THCS Nguyễn Huệ (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) đã soạn thử tổng cộng 6 tiết dạy theo hướng dẫn tại Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH (hướng dẫn việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường).
“Nếu so với cách soạn dạy của chương trình hiện hành, các kế hoạch bài dạy theo hướng dẫn công văn 5512 về hình thức rất cồng kềnh, dài dòng và nặng nề. Giáo viên vẫn hiểu rằng, mỗi hoạt động như vậy đều phải xác định rõ mục tiêu, cách thức để tiến hành. Chúng tôi đồng tình với quan điểm này nhưng cứ lặp đi lặp lại rất nặng nề cho GV. GV soạn cho mình dạy nên họ biết mỗi hoạt động hướng đến mục tiêu gì, chứ không phải soạn cho người khác dạy mà phải chỉ dẫn tỉ mỉ”, cô Nguyễn Thị Đô chia sẻ.
Chung nhận xét, thầy Nguyễn Văn Tuấn, Tổ trưởng chuyên môn tổ Sử, Địa (Trường THCS Nguyễn Huệ, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) cho rằng: “Phụ lục 4 của Công văn 5512 quy định giáo viên phải thiết kế các hoạt động giáo dục, trong đó mỗi hoạt động bao gồm 4 mục: Mục tiêu, nội dung hoạt động, sản phẩm của học sinh và tổ chức thực hiện. Điều này dẫn đến sự chồng chéo, trùng lắp. Mỗi hoạt động phải xây dựng 4 mục. Nếu một tiết dạy có 4 hoạt động sẽ có 16 mục. Đúng các trình tự như vậy, giáo án của một tiết dạy phải mất ít nhất từ 6 – 8 trang. So với soạn giảng truyền thống, nó mang tính hình thức nhiều hơn. Và ở một góc độ nào đó, không còn đất cho giáo viên sáng tạo”.
Video đang HOT
Khi nghiên cứu Công văn 2613, cô Đô thấy “mình và đồng nghiệp thở phào”. Các phụ lục kèm theo Công văn 5512 được sử dụng để tham khảo. Như vậy, giáo viên có một độ “mở” để sáng tạo, không bị gò bó vào khuôn mẫu. “Giáo án bao giờ cũng có một khoảng trống dành cho những tình huống phát sinh trong thực tế của một tiết dạy mà khi soạn, giáo viên không thể lường hết được”, cô Đô nói.
Còn thầy Tuấn cho rằng: “Theo nội dung Công văn 2613, phụ lục chỉ mang tính chất tham khảo, giáo viên dựa vào đó để áp dụng vào việc soạn giảng để tiết dạy có chất lượng. Điều này sẽ giúp giáo viên linh hoạt, chủ động và vận dụng sáng tạo hơn”.
HS Trường THCS Nguyễn Huệ tham gia hoạt động ngoại khóa về biển đảo. Ảnh: TG
Uyển chuyển trong vận dụng
Trong năm học 2020 – 2021, Trường THCS Chu Văn An (quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) tổ chức tập huấn cho giáo viên tiến trình soạn giảng theo Công văn 5512. Cô Lê Thị Hoàng Chinh – Hiệu trưởng nhà trường nhận xét: “Công văn 5512 nêu rất chi tiết các bước soạn giảng. Về bản chất nó cũng giống như giáo án cũ, nhưng chi tiết hơn. Hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh, giáo án theo mẫu này cho thấy giáo viên giao những nhiệm vụ gì, học sinh làm những công việc gì. Soạn giáo án dài hay ngắn là tùy cách giáo viên tiếp cận, có người muốn giáo án dài, đồng nghiệp khác muốn giáo án phải chi tiết”.
Vì vậy, Trường THCS Chu Văn An hướng dẫn giáo viên: Những nội dung nào SGK đã có rồi thì không cần đưa vào. Nhưng nội dung kiến thức dạy học cần ghi cụ thể, giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học gì, học sinh làm nhiệm vụ gì, làm như thế nào, sẽ ra sản phẩm ra sao phải có hướng dẫn cụ thể.
“Soạn giảng theo Công văn 5512 thực ra không nặng nề đến mức như một số phản ảnh trên các phương tiện truyền thông. Vấn đề là phải vận dụng linh hoạt. Mỗi hoạt động đều có 4 mục, gồm mở đầu, giải quyết vấn đề, luyện tập rồi vận dụng. Vận dụng thì không phải tiết nào cũng có. Vận dụng vào thực tiễn thì có tiết làm được có tiết phải ra bài về nhà, giao việc cho học sinh.
Ba hoạt động còn lại, mỗi hoạt động phải thể hiện rõ nội dung dạy học là cái gì, mục tiêu là gì. Nếu viết mục tiêu chung cho cả bài rồi thì mục tiêu cụ thể có thể ngắn gọn hoặc không cần viết. Nhưng nội dung dạy học phải có ít nhất một vài dòng, tức là kiến thức chính của ngày đó. Giáo viên nhận xét đánh giá học sinh như thế nào và học sinh được giao nhiệm vụ gì… Những hoạt động này có thể tích hợp trong 1 cột cũng được, 2 cột cũng được không cần phải rạch ròi từng phần một. Có thể để kiến thức và sản phẩm cùng ở 1 cột” – cô Chinh dẫn chứng.
Theo cô Lê Thị Hoàng Chinh, phụ lục là kế hoạch của tổ chuyên môn. Thành viên trong tổ phải nắm được trong khối 6 dạy những kiến thức gì nên phải liệt kê hết ra chứ không phải dạy hôm nào biết hôm đó. Vì vậy, phụ lục là bắt buộc. Giáo án thì tùy theo quan điểm của mỗi giáo viên để khi nhìn vào thấy dễ hiểu, tuy nhiên không thể thiếu những mục như Công văn 5512 đề xuất, dù chỉ để mang tính tham khảo.
Lý giải về điều này, cô Chinh cho biết: “Không kiểm tra giáo viên trên giáo án nhưng ít nhất, nhìn giáo án có thể hình dung được giáo viên dạy như thế nào. Nếu không đổi mới sẽ lặp đi lặp lại cái cũ, không thể hiện được tiết dạy diễn biến ra sao, các hoạt động dạy học trong một tiết học tổ chức thế nào. Giáo viên không thể lặp lại 7 hoạt động trong một tiết dạy. Trong thực tế, một số hoạt động có thể tích hợp với nhau thành đơn vị kiến thức. Và đây là sự sáng tạo, linh hoạt của giáo viên trong soạn giảng và tổ chức dạy học chứ không hề triệt tiêu sự sáng tạo”.
Nhiều giáo viên cho rằng, soạn giáo án là cho chính bản thân sử dụng, chứ không phải là để đối phó. Giáo án có thể tinh gọn, súc tích, dễ hiểu nhưng phải rõ ràng các hoạt động: Dạy học thế nào, học sinh học ra sao, giáo viên đánh giá nhận xét thế nào… phải mô tả cụ thể ở trong đó.
Tránh gây áp lực cho học sinh lớp 6 khi áp dụng chương trình mới
Theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, khi triển khai chương trình lớp 6, các nhà trường triển khai kế hoạch giáo dục trong năm học bảo đảm tính khoa học, sư phạm, không gây áp lực đối với học sinh.
Bộ GD&ĐT vừa có văn bản gửi Sở GD&ĐT các địa phương về việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục trung học năm học 2021 - 2022. Theo đó, trong năm học 2021 - 2022, các nhà trường sẽ thực hiện đồng thời hai chương trình giáo dục phổ thông (GDPT), là chương trình hiện hành (chương trình GDPT 2006) đối với các lớp từ lớp 7 đến lớp 12 và chương trình GDPT 2018 đối với lớp 6.
Để triển khai hiệu quả cả hai chương trình, Bộ GD&ĐT nhấn mạnh, chương trình GDPT 2018 được xây dựng theo hướng mở, trong đó quy định tổng số tiết trong một năm học cho mỗi môn học, hoạt động giáo dục. Do đó, khi triển khai thực hiện ở lớp 6, các nhà trường chủ động bố trí thời gian triển khai kế hoạch giáo dục các môn học và hoạt động giáo dục trong năm học bảo đảm tính khoa học, sư phạm, không gây áp lực đối với học sinh.
Trong chương trình lớp 6 sẽ có một số môn học và hoạt động giáo dục lần đầu xuất hiện. Đó là hai môn tích hợp Lịch sử và Địa lí, Khoa học tự nhiên, cùng Nội dung giáo dục của địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Để tổ chức dạy học các môn học và hoạt động giáo dục này hiệu quả, Bộ GD&ĐT đưa ra một số hướng dẫn cho các nhà trường triển khai thực hiện.
Cụ thể, với môn Lịch sử và Địa lí, chương trình môn học này bao gồm 2 phân môn là Lịch sử và Địa lí. Mỗi phân môn được thiết kế theo mạch nội dung riêng, trong đó nhiều nội dung dạy học liên quan được bố trí gần nhau để hỗ trợ nhau dưới dạng tích hợp trong những phần phù hợp.
Năm học 2021 - 2022 là năm đầu thực hiện chương trình lớp 6 theo chương trình GDPT 2018.
Việc phân công giáo viên dạy môn học này, các nhà trường căn cứ tình hình thực tế đội ngũ giáo viên, Hiệu trưởng sẽ phân công thầy cô dạy học các nội dung của chương trình phù hợp với năng lực chuyên môn của giáo viên. Nhà trường cần chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để giáo viên đáp ứng yêu cầu về chuyên môn đảm nhận việc dạy học toàn bộ chương trình môn học.
Đối với Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, chương trình bao gồm các nội dung hoạt động được tổ chức trong và ngoài nhà trường với các hình thức hoạt động chủ yếu là: Sinh hoạt dưới cờ, Sinh hoạt lớp, Hoạt động giáo dục theo chủ đề và Hoạt động câu lạc bộ.
Theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên các môn học trong mỗi học kì được thực hiện trong quá trình dạy học môn học theo kế hoạch. Bài kiểm tra, đánh giá định kì được xây dựng gồm nội dung của các chủ đề đã thực hiện theo kế hoạch dạy học, bảo đảm tỉ lệ phù hợp với nội dung và thời lượng dạy học đến thời điểm kiểm tra, đánh giá.
Kế hoạch tổ chức các hoạt động được xây dựng phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường. Đồng thời cần tăng cường phối hợp với cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân có liên quan để tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động trong và ngoài nhà trường.
Bài kiểm tra, đánh giá định kì được xây dựng phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường. Nội dung kiểm tra, đánh giá bao gồm nội dung các hoạt động đã thực hiện đến thời điểm kiểm tra, đánh giá.
Tiền mua, tiền in giáo án mẫu 5512 đang làm giáo viên nghèo đi Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18/12/2020 đang tạo thành một thị trường kinh doanh béo bở khai thác trên đối tượng khách hàng là giáo viên. Từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH về việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường đã nhận được không ít ý kiến trái chiều...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Đúng 8h sáng thứ Ba (8/4), 3 con giáp giàu sang bất tận, 'tiền đẻ ra tiền'
Trắc nghiệm
00:38:51 08/04/2025
Thủ tướng: "Đề nghị Mỹ hoãn áp thuế với Việt Nam ít nhất 45 ngày"
Tin nổi bật
00:15:16 08/04/2025
Ông Trump tuyên bố sẽ áp thêm thuế 50% với Trung Quốc
Thế giới
00:13:09 08/04/2025
Tạm giữ đối tượng nổ pháo tự chế ở khu vực Cồn Xanh
Pháp luật
00:00:00 08/04/2025
Karma: Phim Hàn "điên rồ" nhất 2025, plot twist khét lẹt đến tận phút chót
Phim châu á
23:15:47 07/04/2025
Chồng mời khách đến nhà ăn cơm, sau đó nói một câu khiến tôi ê chề bật khóc
Góc tâm tình
23:13:04 07/04/2025
Hoa hậu - Á hậu Vbiz tranh cãi căng thẳng trên sóng truyền hình, liên tục có phát ngôn gây ngao ngán
Tv show
23:08:23 07/04/2025
Cách màng bọc thực phẩm âm thầm đưa bệnh tật vào cơ thể
Sức khỏe
23:07:14 07/04/2025
Tự Long xúc động nhớ về tình bạn bên Xuân Bắc, Lý Hùng U60 vẫn xăm lông mày
Sao việt
22:59:07 07/04/2025
Phan Mạnh Quỳnh "bóc phốt" bà xã: "Hay hóng drama lắm, chuyện gì cũng biết"
Nhạc việt
22:08:17 07/04/2025