Sở GD-ĐT TP HCM nói gì về tình hình dạy thêm, học thêm?
Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM vừa có văn bản gửi HĐND, UBND TP HCM về trả lời các ý kiến, kiến nghị cử tri trước và sau kỳ họp thứ 23, HĐND TP khóa IX, trong đó có vấn đề dạy thêm, học thêm trên địa bàn TP
Theo Sở GD-ĐT TP HCM, thời gian qua, sở luôn quan tâm xem xét giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh.
Đây cũng được xem là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu đối với các trường phổ thông. Sở cũng quan tâm chỉ đạo hướng dẫn nhiều giải pháp để tập trung hỗ trợ, giáo dục một bộ phận học sinh chưa ngoan trong nhà trường.
Cụ thể, các cơ sở giáo dục và giáo viên các trường phải nắm danh sách, hiểu rõ những đối tượng trẻ này trong lớp và có biện pháp giáo dục thích hợp với từng em và cần kiên nhẫn, có thời gian để uốn nắn học sinh.
Cũng theo sở này, sở đã tham mưu UBND TP về tăng cường quản lý các cơ sở giáo dục ngoài công lập trên địa bàn. Qua đó đã chỉ đạo chính quyền địa phương tăng cường công tác phối hợp nhằm nâng cao trách nhiệm quản lý, thường xuyên thanh tra kiểm tra, giám sát hoạt động các cơ sở giáo dục ngoài công lập, trong đó có hoạt động dạy thêm, học thêm.
Video đang HOT
Theo Sở GD-ĐT TP HCM, sở luôn giám sát hoạt động các cơ sở giáo dục ngoài công lập, trong đó có hoạt động dạy thêm học thêm.
Đặc biệt, đối với các ý kiến tại Huyện Củ Chi về tránh lãng phí ngân sách nhà nước đối với Trường Tiểu học Liên Minh Công Nông.
Theo sở này, hiện nay cơ sở 2 của trường đang được xây dựng theo kế hoạch, khi triển khai thi công không có tình trạng đập phá công trình hiện hữu.
Dự kiến đến cuối tháng 7-2021, công trình sẽ hoàn thành và đưa vào hoạt động vào đầu năm học 2021-2022. Việc xây dựng thêm phòng học, phòng chức năng tại cơ sở 2 của Trường Tiểu học Liên Minh Công Nông là nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách về dạy và học của nhà trường; thực hiện theo đúng chủ trương của lãnh đạo huyện.
Được biết, trong năm 2020, toàn TP đưa vào sử dụng 90 dự án với 1.371 phòng học với tổng mức đầu tư hơn 4.500 tỷ.
Áp lực không cần thiết
Liên tục những ngày qua, nhiều tỉnh thành trên cả nước đã công bố phương án và lịch thi vào lớp 10 năm học 2021 - 2022. Đa số các địa phương dự kiến tổ chức vào cuối tháng 5 và tuần đầu tháng 6.
Ảnh minh họa/INT
Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 ở một số địa phương như TPHCM, Hà Nội... được đánh giá căng thẳng hơn cả tuyển sinh đại học. Tỷ lệ chọi ở một số trường tốp đầu rất cao. Vì thế, khi nắm được phương án tuyển sinh và lịch thi, nhiều phụ huynh đã đổ xô tìm chỗ ôn luyện, với mong muốn con em vào được một trường THPT như ý.
Như tại TPHCM, năm nay hai môn Toán - Văn tính hệ số 1 nên các gia đình tích cực tìm chỗ để con tăng tiết học thêm ngoại ngữ. Tại Hà Nội, đón bắt TP chọn môn Lịch sử là môn thi thứ 4, nhiều lớp luyện thi cấp tốc được mở ra, thu hút đông đảo học sinh...
Gánh nặng học hành của nhiều cô cậu học trò lớp 9 những ngày này quả thật kinh khủng. Bên cạnh việc phải hoàn thành các bài học, bài thi trên lớp, ứng với mỗi môn thi các em còn phải học thêm ở trung tâm hay luyện cùng gia sư. Số học sinh học thêm trung bình 2 buổi/tuần/môn với 3 môn Văn - Toán - Tiếng Anh, 1 buổi cho môn thứ tư (nếu có) không hiếm. Nhiều em cho biết gần như không có thời gian để ăn cơm nhà, vì ăn sáng trên xe bố mẹ, trưa ăn ở trường, chiều rời trường mua tạm hộp cơm đến lớp học thêm... Có em cho biết chỉ mong nhanh thi xong, em có thể ngủ liền hai, ba ngày cho bõ tình trạng thiếu ngủ.
Tăng tốc ôn luyện cho thi cử là cần thiết nhưng việc tạo áp lực quá mức cho con em lại là điều đáng lo ngại. Hiện, đề thi vào lớp 10 ở tất cả địa phương đều đã được các Sở GD&ĐT xác định rõ nằm trong chương trình lớp 9. Các trường THCS ngay từ đầu năm học đã có kế hoạch dạy học hướng đến kỳ thi chuyển cấp. Không chỉ tăng tiết các môn dự kiến thi, ưu tiên giáo viên giỏi cho lớp cuối cấp, nhiều trường còn quan tâm chỉ dạy cho học sinh những kỹ năng làm bài phù hợp với yêu cầu đổi mới của đề thi.
Như tại TPHCM, dạng bài ứng dụng, vận dụng trong thi môn Toán đã được đưa vào quá trình dạy học, kiểm tra, đánh giá ở cơ sở vài năm nay. Hay trước một số thay đổi về đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Tiếng Anh năm nay, các giáo viên đã ra đề kiểm tra theo hướng gần giống để học sinh làm quen, nhất là việc thêm vào đề 4 câu hỏi về phát âm. Ở Hà Nội, giáo viên đã quan tâm đến việc dạy học sát với yêu cầu thi môn Lịch sử từ ngay học kỳ II...
Với những nỗ lực của nhà trường trong tổ chức dạy học hướng đến kỳ tuyển sinh 10 như hiện nay, thiết nghĩ phụ huynh không cần cho con em đi học thêm quá nhiều. Chỉ cần học sinh nắm chắc kiến thức trên lớp, kết hợp với luyện bài trong sách giáo khoa, sách bài tập là khá ổn, môn nào còn yếu mới cần bổ trợ.
Thay vì cho con đi học thêm tràn lan, bố mẹ hãy quan tâm và chia sẻ việc học với con để giảm áp lực; hướng con nâng cao tinh thần tự giác và tính tự học để vừa phát huy được hết năng lực, vừa cân bằng sức khỏe thể chất và tâm thần.
Song song với việc đồng hành cùng con trẻ, việc cha mẹ chủ động thay đổi tư duy, hướng đến các giải pháp khác nhau sau THCS có ý nghĩa rất quan trọng. Thực tế, học sinh tốt nghiệp THCS vẫn còn nhiều cơ hội rộng mở nếu không vào lớp 10 công lập, như có thể chọn trường ngoài công lập, các trung tâm GDTX, trường nghề với mô hình 9 cộng ... Dù ngành Giáo dục nỗ lực nhưng khi số lượng trường học/dân cư vẫn còn chênh, chủ trương phân luồng đòi hỏi giảm sâu chỉ tiêu vào công lập, các giải pháp kỹ thuật tuyển sinh chỉ giải quyết một phần độ nóng. Thái độ và sự lựa chọn của phụ huynh, học sinh sau THCS mới kỳ vọng là giải pháp ý nghĩa giúp giảm nhiệt cho kỳ thi, giảm áp lực cho con trẻ; góp phần quan trọng trong công tác phân luồng sau THCS.
Không được "ép" học sinh mua sách tham khảo Theo quy định, sách giáo khoa được sử dụng chính thức để tổ chức dạy và học trong nhà trường. Ngoài ra, các nhà xuất bản còn xuất bản, phát hành sách tham khảo để giáo viên, học sinh tham khảo, sử dụng (không bắt buộc). Ảnh minh họa/INT Cử tri tỉnh Nam Định băn khoăn việc số lượng các đầu sách, tài...