Sơ cứu người bị tai nạn giao thông: Nếu không biết xin đừng di chuyển!
Thực tế cho thấy, có rất nhiều người bị tai nạn giao thông sau khi được đưa tới viện được cứu sống. Tuy nhiên, chỉ giữ được tính mạng của họ mà thôi vì họ đã bị liệt đến suốt quãng đời còn lại.
Tai nạn giao thông – Vấn nạn trong cuộc sống chưa bao giờ có dấu hiệu thuyên giảm
Có thể nói, tai nạn giao thông là câu chuyện thường như cơm bữa trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Theo thống kê của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia (UB ATGTQG), trong năm 2018, trên toàn quốc đã xảy ra 18.736 vụ tai nạn giao thông (TNGT), 8.248 người tử vong và làm bị thương 14.802 người. Trung bình mỗi ngày có 22 người ra khỏi nhà mà không quay trở về vì tai nạn giao thông.
Tai nạn giao thông là câu chuyện thường như cơm bữa trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Trong 9 tháng đầu năm 2019, toàn quốc xảy ra toàn quốc xảy ra 12.675 vụ TNGT, làm chết 5.659 người, bị thương hơn 9.619 người. Nếu chỉ tính riêng tháng 9/2019, căn cứ theo báo cáo nhanh của Văn phòng Bộ Công an và Cục Hàng hải Việt Nam, toàn quốc xảy ra 1.344 vụ, làm chết 563 người và bị thương hơn 1.000 người.
Có thể nói, tình hình tai nạn giao thông vẫn diễn biến phức tạp, không thể ngăn chặn được triệt để. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể cứu sống được nhiều mạng sống nếu nắm rõ một số quy tắc khi sơ cứu ban đầu. Tất nhiên, điều này chỉ thành hiện thực nếu bạn giúp đúng cách.
Đôi khi, sự nhiệt tình quá lại vô tình làm cho tình trạng của nạn nhân trở nên nặng hơn. Đó là khi chúng ta thiếu kiến thức. Thực tế cho thấy, có rất nhiều người bị tai nạn giao thông sau khi được đưa tới viện được cứu sống. Tuy nhiên, chỉ giữ được tính mạng của họ mà thôi vì họ đã bị liệt đến suốt quãng đời còn lại.
Đó là lý do vì sao việc sơ cứu ban đầu với những thao tác sơ cứu đơn giản nhưng đúng cách mới là điều quan trọng nhất. Nếu bạn vô tình gặp người bị tai nạn giao thông trên đường, đừng chỉ nghĩ đến việc cứu sống người ta theo những gì mình nghĩ. Điều quan trọng là phải có kiến thức sơ cứu. Bởi bạn không biết được, liệu hành động của mình có cứu giúp người ta cả quãng đời còn lại hay không hay lại mang tiếng “làm ơn mắc oán”.
Việc sơ cứu ban đầu với những thao tác sơ cứu đơn giản nhưng đúng cách mới là điều quan trọng nhất.
Vận chuyển nạn nhân bị tai nạn giao thông – Những nguyên tắc hàng đầu ai cũng cần nhớ
Tổ chức Wellbeing (Tổ chức giáo dục sức khỏe tại khu vực Đông Nam Á) mới đây đưa ra một số lưu ý khi chúng ta giúp vận chuyển nạn nhân (khi chưa xác định được có chấn thương cột sống hay không). Theo đó, một người khi cứu giúp người bị tai nạn giao thông hãy đảm bảo làm đúng những việc sau đây:
- Nạn nhân cần được vận chuyển trên cáng hoặc tấm bảng cứng. Điều này rất quan trọng vì làm giảm đáng kể các chấn thương do di chuyển mà nạn nhân phải chịu đựng để từ đó tránh được việc khiến nạn nhân trở lên xấu đi hơn.
Sự nhiệt tình muốn cứu người khiến chúng ta thường có suy nghĩ tự ý di chuyển người bi thương.
Video đang HOT
- Giữ cổ và lưng của nạn nhân thẳng. Bạn có thể đặt một cuộn khăn hoặc vải dày dưới cổ nạn nhân để có hỗ trợ tốt hơn.
- Để nạn nhân nằm trên một mặt phẳng.
- Nếu chỉ có tổn thương chân tay, nạn nhân có thể được vận chuyển ở tư thế ngồi.
Nếu nạn nhân ngừng thở, phải tiến hành hồi sức tim phổi và hô hấp nhân tạo cho nạn nhân ngay trên xe vận chuyển.
- Trong trường hợp tổn thương chảy máu, nâng phần bị thương cao hơn phần thân của nạn nhân và băng ép lên vùng chảy máu. Giữ băng ép liên tục cho tới khi bạn đưa được nạn nhân tới bệnh viện. Điều này giúp kiểm soát và cuối cùng là cầm được máu.
- Hãy luôn chắc chắn rằng nạn nhân còn mạch và còn thở trên đường tới bệnh viện. Nếu nạn nhân ngừng thở, phải tiến hành hồi sức tim phổi và hô hấp nhân tạo cho nạn nhân ngay trên xe vận chuyển.
Tiểu Nguyễn
Theo baodansinh
Cậu bé 6 tuổi tử vong sau khi ăn miếng bánh mì, bác sĩ chỉ phương pháp sơ cứu khi trẻ hóc dị vật ai cũng nên biết
Một cậu bé 6 tuổi đã ăn một miếng bánh mì được bán từ một nhân viên bán hàng, không lâu sau cậu bé bị ngạt thở và cuối cùng tử vong.
Theo báo cáo, 8h tối ngày 14/ 8, tại một cửa hàng ở tầng 1 Wanda Plaza (Hàng Châu, Trung Quốc). Một người cô dẫn các cháu trong đó có Tiểu Mạch (6 tuổi) đến đây để vui chơi, mua sắm. Lúc xảy ra sự việc, người cô của Tiểu Mạch đang chọn quần áo và Tiểu Mạch cùng 2 đứa trẻ khác đang chơi trong cửa hàng.
Người cô của Tiểu Mạch nói rằng đã nhìn thấy nhân viên bán hàng cho cháu trai ăn một miếng bánh, và Tiểu Mạch ăn xong bánh mì rất nhanh.
Tiểu Hoàng, một nhân viên bán hàng khác cho biết: "Bởi vì cậu bé nói muốn ăn bánh mì, đồng nghiệp của chúng tôi cũng tốt bụng, cho cậu bé một miếng. Miếng bánh mì khá to, nhưng cậu bé cho cả miếng bánh mì vào trong miệng và ăn".
Người cô của Tiểu Mạch nói rằng đã nhìn thấy nhân viên bán hàng cho cháu trai ăn một miếng bánh, và Tiểu Mạch ăn xong bánh mì rất nhanh.
Sau khi đứa trẻ ăn bánh mì, đột nhiên mặt biến sắc, giống như muốn nôn, tay của cậu bé khua múa, đại khái là rất khó chịu, không khiến mọi người động vào. Cô của đưa trẻ nói: "Chưa đầy một phút, Tiểu Mạch ngã xuống đất, đại tiểu tiện không tự chủ, đồng thời còn chảy máu mũi".
Những người có mặt tại hiện trường đã hoảng sợ và nhanh chóng gọi xe cấp cứu. Cô của đứa trẻ cũng đang hồi sức tim phổi cho Tiểu Mạch theo lệnh từ xa của bác sĩ qua điện thoại nhưng không có tác dụng. Khoảng 20 phút sau, xe cấp cứu đến hiện trường, vừa sơ cứu vừa đưa đứa trẻ đến bệnh viện, nhưng cuối cùng vẫn không cứu được mạng sống của Tiểu Mạch.
Theo phía bệnh viện, khi đứa trẻ được gửi đi, nhịp tim đã biến mất, bác sĩ đã đặt nội khí quản ngay lập tức. Trong quá trình đặt nội khí quản, thông qua một ống soi thanh quản thấy rằng có một miếng thức ăn bị kẹt bên trên khí quản. Chẩn đoán ban đầu có thể là thức ăn bị chặn lỗ khí quản gây nghẹt thở, và tử vong.
Nắm vững kỹ năng này có thể cứu những người xung quanh bạn
Thao bác sĩ Trần Kiếm Bình, Khoa cấp cứu của Bệnh viện nhân dân thành phố Đông Dương cho biết: Hiện nay có rất nhiều ca hóc dị vật, chủ yếu là người già và trẻ nhỏ. Thời gian tốt nhất để cứu một người bị hóc dị vật là trong vòng 5 phút. Nếu cấp cứu không kịp thời, nghiêm trọng sẽ dẫn đến ngạt thở và tử trong thời gian rất ngắn.
Cách hiệu quả nhất để lấy dị vật đường thở là phương pháp "Sơ cứu Heimich". Đây cũng là phương pháp giải cứu thành công cao nhất.
Phương pháp sơ cứu Heimich?
Có 4 cách để thực hiện nghiệm pháp Heimlich, tùy thuộc vào tuổi tác và nhu cầu cấp cứu của người bị nghẹt thở. Cơ chế cơ bản với mỗi cách tiếp cận là như nhau: sử dụng lực tại cơ hoành để buộc dị vật tống xuất ra khỏi cổ họng.
1. Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi
- Đặt bé nằm trên cẳng tay, đảm bảo đầu bé thấp hơn ngực.
- Đặt cẳng tay trên đùi, hỗ trợ đầu của em bé bằng cẳng tay.
- Đảm bảo rằng miệng và mũi em bé không bị che lấp.
- Sử dụng cạnh lòng bàn tay kia đánh vào lưng của em bé giữa hai vai bốn lần. Lặp lại cho đến khi dị vật xuất hiện.
2. Người lớn hoặc trẻ bị bất tỉnh không có ý thức
- Đặt người bị nghẹt thở trên một mặt phẳng cứng
- Ngồi trên đùi người bị nạn, mặt hướng về phía họ
- Đặt tay này lên tay kia, và sau đó đặt cạnh lòng bàn tay lên cơ hoành của họ, ngay dưới xương sườn và phía trên rốn.
- Đẩy tay theo hướng đẩy vào và lên trên, tay này tựa vào tay kia.
- Tiếp tục lặp đi lặp lại cho đến khi dị vật bị tống ra.
3. Người lớn hoặc trẻ em có ý thức
- Đứng đằng sau người đang nghẹt thở, cánh tay quấn quanh eo của họ.
- Nắm một tay lại. Sau đó đặt vị trí của ngón tay cái vào dạ dày của nạn nhân, bên dưới xương sườn và phía trên rốn. Tại đây bạn có thể cảm nhận thấy cơ hoành.
- Đặt bàn tay kia lên nắm tay và đẩy vào cơ này với một lực mạnh, vào trong và hướng lên trên.
- Tiếp tục đẩy cho đến khi dị vật được tống ra.
4. Thực hiện biện pháp Heimlich lên chính bản thân bạn
Nếu bạn bị nghẹt thở do dị vật trong khi chỉ có một mình, hoặc không có ai để giúp đỡ, hãy làm như sau:
- Nắm một tay lại, và với ngón tay cái hướng vào trong, đặt tại vị trí cơ hoành - dưới xương sườn và phía trên rốn.
- Đẩy theo hướng đi vào và lên trên cho đến khi dị vật bị trục xuất.
- Nếu không thể làm được nghiệm pháp này hoặc không hiệu quả trên một vật thể rắn, như trên bàn hoặc ghế. Đặt tay cạnh bờ cơ hoành để đẩy vào và lên trên. Di chuyển trước sau để tạo ra lực đẩy.
- Lặp lại cho đến khi dị vật bị tống ra ngoài.
Theo afamily
Vụ tài xế Vinasun bỏ chạy: Làm gì khi gặp nạn nhân tai nạn giao thông? Nắm vững những kỹ năng sơ cứu cơ bản sẽ giúp bạn không bị hoảng loạn và có thể giúp đỡ người bị tai nạn giao thông. Tài xế Vinasun đứng nhìn nạn nhân nguy kịch rồi bỏ đi sau tai nạn Sau tai nạn khiến 2 người thương vong, tài xế taxi Vinasun xuống xe nhìn nạn nhân rồi bỏ đi. Vụ...