Số ca sốt xuất huyết nhập viện cao gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái
Mặc dù chưa vào cao điểm dịch sốt xuất huyết nhưng số ca mắc đang có chiều hướng gia tăng. Ghi nhận tại bệnh viện nhiều ca nặng và tử vong.
Số ca mắc sốt xuất huyết tăng cao
Chiều 28/6, đại diện Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh cho biết: Năm nay, số ca sốt xuất huyết nhập viện cao gấp đôi so với cùng kỳ năm 2018. Cụ thể, từ ngày 1 đến 28/6, bệnh viện này tiếp nhận 798 ca nhập viện do sốt xuất huyết, trong khi cùng thời gian này năm ngoái, số bệnh nhân nhập viện chỉ ghi nhận 403 ca.
Trong ngày 28/6, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới quản lý 151 bệnh nhân bị sốt xuất huyết, trong đó có 25 trẻ em. Trong số các trường hợp nhập viện, 10 ca nặng cả người lớn lẫn trẻ em phải nằm phòng hồi sức tích cực và thở máy.
Bác sỹ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh khám bệnh, điều trị cho bệnh nhân mắc sốt xuất huyết.
Đáng chú ý, từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh ghi nhận 1 ca tử vong và 4 ca nặng do sốt xuất huyết được gia đình xin về lo hậu sự.
Video đang HOT
Trước tình trạng gia tăng của bệnh sốt xuất huyết, các khoa, phòng của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới đã bố trí thêm nhiều giường để tiếp nhận bệnh nhân. Khoa nhiễm D đã phải bố trí thêm 30 giường bệnh kê tại hành lang bởi phòng bệnh đã quá tải.
Bác sỹ Nguyễn Thanh Phong, Trưởng Khoa Nhiễm D, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới cho biết, từ đầu tháng 6 trở đi, số ca mắc sốt xuất huyết bắt đầu gia tăng nhanh, mỗi ngày có từ 50 – 70 ca bệnh trong khi công suất của khoa chỉ có 50 giường bệnh. Dù còn 1 tháng nữa mới tới mùa dịch nhưng số lượng bệnh nhân đã tăng cao, rất đáng lo ngại – Bác sỹ Phong chia sẻ.
Ghi nhận các Bệnh viện Nhi đồng 1, Nhi đồng 2 và Nhi đồng Thành phố chiều 28/6, các ca bệnh trẻ em mắc sốt xuất huyết nhập viện cũng bắt đầu có dấu hiệu tăng nhẹ. Trung bình mỗi tuần, Khoa Sốt xuất huyết, Bệnh viện Nhi đồng 1 điều trị từ 50 – 60 bệnh nhi. Tương tự, Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố đang điều trị cho trên 50 bệnh nhi mắc bệnh này.
Bác sỹ Nguyễn Trần Nam, Trưởng Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cho biết, bệnh sốt xuất huyết đã bắt đầu có dấu hiệu gia tăng từ đầu tháng 6 đến nay.
Hết sốt là bệnh trở nặng
Theo BS Phong, tại BV Nhiệt đới khuyến cáo nhiều trường hợp bệnh nhân mắc SXH nhưng không được phát hiện sớm, khi vào BV đã có dấu hiệu chuyển nặng. Bệnh nguy hiểm ở chỗ hầu hết bệnh nhân đều không biết bị muỗi đốt khi nào. Bệnh diễn tiến nặng sau khi đã hết sốt khiến bệnh nhân dễ chủ quan, thường là ngày thứ tư sau khi phát bệnh.
Lúc đó, bệnh nhân mới xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm như giảm tiểu cầu, suy gan, suy thận… Ngoài ra, đối với trẻ em béo phì hoặc người lớn thừa cân, khi mắc SXH, bệnh thường diễn tiến nặng hơn. 1/2 số ca tử vong năm ngoái xảy ra ở người có cơ địa béo phì, thừa cân.
Phụ nữ có thai khi mắc SXH dễ sinh non, hư thai ở những tuần đầu tiên. Vì vậy, điều quan trọng đối với bệnh SXH là phải chẩn đoán sớm, đúng bệnh để có biện pháp theo dõi và điều trị kịp thời. Hiện đã có test kháng nguyên dễ dàng phát hiện SXH ngay từ những ngày đầu mắc bệnh.
Tại BV Nhi đồng 1 (TP.HCM), theo TS-BS Nguyễn Minh Tuấn, Trưởng Khoa SXH, mỗi ngày BV điều trị nội trú cho 50-60 bệnh nhi, trong đó có 2-3 em gặp biến chứng sốc do SXH. Theo BS Tuấn, bệnh SXH thường kéo dài bảy ngày nhưng nguy hiểm nhất là giai đoạn từ ngày thứ ba đến ngày thứ sáu vì ở giai đoạn này rất dễ xảy ra sốc SXH. Đây là thời điểm trẻ bớt sốt, điều này có thể gây chủ quan cho các bậc phụ huynh, tưởng rằng bệnh đang thuyên giảm và có thể tự khỏi, không để ý, bệnh sẽ trở nặng.
“Nếu thấy các bé giảm sốt mà mệt mỏi nhiều hơn, đau bụng, có nhiều dấu hiệu xuất huyết bất thường trên cơ thể như từng chấm SXH ngoài da, ra máu mũi, ra máu răng, ói hoặc đi cầu ra phân đen, nếu bé gái dậy thì có sự xuất huyết âm đạo bất thường, kèm theo tay chân lạnh, vật vã thì phải nhanh chóng đưa đến BV gần nhất” – BS Tuấn khuyến cáo.
Theo phapluatnet
Số ca mắc sốt xuất huyết có dấu hiệu gia tăng do thời tiết nắng nóng và mưa nhiều
Nếu như trong tháng 4-2019, toàn thành phố chỉ ghi nhận khoảng 10 ca mắc sốt xuất huyết/tuần, thì trong những tuần cuối tháng 5 và đầu tháng 6-2019, số ca mắc đã tăng lên khoảng 70-80 ca/tuần.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, tính đến cuối tháng 5-2019, cả nước đã ghi nhận hơn 67.000 ca mắc sốt xuất huyết, cao gấp hơn 3 lần so với năm 2018, trong đó có 3 trường hợp tử vong. Riêng tại Hà Nội, từ đầu năm 2019 đến ngày 14-6, đã ghi nhận 502 trường hợp mắc sốt xuất huyết, chưa có trường hợp tử vong. Bệnh nhân phân bố rải rác tại 168 xã, phường, thị trấn của 30 quận, huyện, thị xã.
Nếu như trong tháng 4-2019, toàn thành phố chỉ ghi nhận khoảng 10 ca mắc sốt xuất huyết/tuần, thì trong những tuần cuối tháng 5 và đầu tháng 6-2019, số ca mắc đã tăng lên khoảng 70-80 ca/tuần.
Theo chu kỳ, dịch bệnh này thường tăng vào các tháng mùa hè. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội nhận định, hiện bắt đầu bước vào mùa cao điểm của dịch sốt xuất huyết tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, vì thời tiết nắng nóng và mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh phát triển.
Đáng chú ý, kết quả giám sát vật trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết tại một số khu vực trọng điểm trên địa bàn Hà Nội những năm qua như: Phường Minh Khai (quận Bắc Từ Liêm); phường Trung Tự và phường Phương Liên (quận Đống Đa); phường Hoàng Văn Thụ (quận Hoàng Mai); xã Tân Triều (huyện Thanh Trì)... cho thấy, đã có sự gia tăng về chỉ số nguy cơ gây dịch bệnh thời gian gần đây.
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương lưu ý, về đặc điểm dịch tễ, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nên bệnh sốt xuất huyết đã thay đổi nhiều so với trước đây. Nếu như trước đây, bệnh chủ yếu xuất hiện ở các khu vực có mùa mưa kéo dài, nhiệt độ cao, thì nay bệnh đã xuất hiện khắp cả nước, xuất hiện quanh năm. Bên cạnh đó, trước đây, số ca mắc chủ yếu là trẻ em, thì hiện cả trẻ em và người lớn đều mắc.
"Những trường hợp tử vong, phần lớn là do bệnh nhân chủ quan, đến viện muộn. Hơn nữa, bệnh sốt xuất huyết xuất hiện ở những người đã có sẵn bệnh như: Tiểu đường, bệnh tuyến giáp... hay phụ nữ có thai thường khá nặng, đòi hỏi phải xử lý đặc biệt, điều trị sớm. Bộ Y tế đang nghiên cứu phác đồ điều trị mới để phù hợp với những biến đổi của bệnh sốt xuất huyết thời gian gần đây", giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Văn Kính cho biết thêm.
Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương khuyến cáo, sốt xuất huyết ở người lớn nguy hiểm nhất là gây tụt huyết áp và sinh ra các biến chứng xuất huyết tiêu hóa, suy gan, suy thận, rối loạn đông máu...
Do đó, khi nghi ngờ bị sốt xuất huyết, người dân cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời, không tự ý điều trị tại nhà. Đặc biệt, không được tự mua thuốc về điều trị bởi khi bệnh trở nặng mới vào bệnh viện, thì việc điều trị sẽ phức tạp, khó cứu chữa.
Theo afamily
Hà Nội: Nguy cơ bệnh bệnh sốt xuất huyết phát triển mạnh Tháng 6 là tháng đỉnh điểm của nắng nóng và mưa rào, theo đó, đây sẽ là điều kiện tốt nhất cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển mạnh. Sở Y tế Hà Nội đã xây dựng đề án phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết giúp người dân phòng chống, ngăn chặn dịch sốt xuất huyết. Hà Nội: Nguy cơ...