Số bậc cầu thang nên đi mỗi ngày để có trái tim khỏe mạnh
Những người leo hơn 50 bậc cầu thang mỗi ngày có tim khỏe mạnh, nguy cơ xơ vữa động mạch thấp hơn 20%.
Các bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tử vong trên toàn cầu. Giới chuyên môn phát hiện thường xuyên leo cầu thang có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đặc biệt là xơ vữa động mạch, bệnh động mạch vành và đột quỵ.
“Leo cầu thang cường độ cao là cách tiết kiệm thời gian để cải thiện tình trạng sức khỏe tim mạch”, tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Lu Qi (Đại học Tulane, Mỹ), nói với Verywell.
Nhóm của Tiến sĩ Qi đã xem xét dữ liệu của gần 460.000 người trưởng thành ở Vương quốc Anh, chưa từng được chẩn đoán mắc bệnh tim mạch khi bắt đầu nghiên cứu. Độ tuổi trung bình của những người tham gia là 56 tuổi, 56% là nữ.
Leo cầu thang là hình thức vận động hiệu quả, tiết kiệm thời gian. Ảnh minh họa: Hindustantimes
Các nhà khoa học đánh giá nguy cơ mắc bệnh tim mạch của nhóm người trên bằng cách xem xét tiền sử gia đình, di truyền, huyết áp và hút thuốc hay không. Những người tham gia được yêu cầu tự báo cáo thói quen sinh hoạt, bao gồm tần suất leo cầu thang. Dữ liệu được thu thập trong khoảng 12,5 năm.
Trong thời gian theo dõi, nhóm tác giả đã xác định được 39.000 ca xơ vữa động mạch, 30.000 ca mắc bệnh động mạch vành và 10.500 ca đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Họ phát hiện những người leo hơn 50 bậc cầu thang mỗi ngày có nguy cơ xơ vữa động mạch thấp hơn 20%.
Lý giải tác dụng của leo cầu thang
Tiến sĩ, bác sĩ tim mạch Vignesh Raghunath, Trung tâm Y tế Morristown ở New Jersey (Mỹ), giải thích, thường xuyên đi cầu thang có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim vì đây là một hình thức vận động làm tăng nhịp tim của bạn.
Khi nhịp tim tăng thông qua các hoạt động thể chất như leo cầu thang, chạy hoặc đạp xe sẽ giúp tăng cường cơ tim và bơm máu, oxy đi khắp cơ thể hiệu quả hơn. Các yếu tố như huyết áp, lượng đường trong máu và mức cholesterol cũng được điều hòa.
Tiến sĩ John A. Osborne, chuyên gia tim mạch, nhận định: “Tôi nghĩ bất kỳ hoạt động nào cũng hữu ích để giúp tim khỏe mạnh, leo cầu thang hoặc đường dốc có thể hiệu quả hơn về mặt thời gian”.
Nếu bạn không thể leo cầu thang?
Leo cầu thang không phải là lựa chọn duy nhất tốt cho sức khỏe tim mạch. Các hoạt động khác khiến nhịp tim của bạn tăng lên như đi bộ nhanh, chạy, đạp xe hoặc luyện tập ngắt quãng tốc độ cao cũng có lợi. Điều quan trọng là cường độ vừa phải hoặc cao.
Hiệp hội Tim mạch Mỹ đưa ra hướng dẫn giúp tim mạch khỏe mạnh:
- Hoạt động thể chất ít nhất 150 phút mỗi tuần
- Chế độ ăn nhiều thực phẩm nguyên chất, trái cây, rau củ và protein nạc
- Bỏ thuốc lá
- Ngủ 7-9 giờ mỗi đêm
Video đang HOT
- Giữ cân nặng ở mức khỏe mạnh
- Luôn kiểm soát mức cholesterol, lượng đường trong máu và huyết áp.
Khi đi bộ chỉ cần làm thêm 1 việc, vừa sống thọ còn phòng cả tá bệnh
Đi bộ hàng ngày vốn đã mang lại nhiều lợi ích, nhưng nếu biết kết hợp thêm việc này, tác dụng mang đến còn tăng bội phần.
Việc đi bộ mang lại nhiều lợi ích to lớn cho sức khỏe tinh thần và cơ thể của con người. Một trong số đó là cải thiện sức khỏe tim mạch. Khi bạn đi bộ, tim sẽ hoạt động mạnh hơn, tăng cường khả năng bơm máu và cải thiện quá trình lưu thông máu trong cơ thể. Từ đó phòng ngừa bệnh tim mạch, huyết áp và đột quỵ.
Thêm vào đó, đi bộ hàng ngày cũng có tác động tích cực đến hệ tiêu hóa. Hoạt động này sẽ tăng cường sự hoạt động của đường ruột, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra hiệu quả hơn. Duy trì lâu dài có thể giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón và cải thiện hệ tiêu hóa tổng thể.
Đi bộ hàng ngày là một thói quen cực tốt cho sức khỏe và tinh thần.
Nhìn chung, bạn nên duy trì đi bộ thường xuyên để cải thiện sức khỏe. Theo các chuyên gia, khi đi bộ thì bạn nên đi kiễng chân lên, bởi việc này không chỉ đơn giản mà còn mang lại nhiều tác dụng bất ngờ. Y học ngày xưa đã nhận thấy đây là động tác có lợi, đến ngày nay y học hiện đại vẫn khuyên bạn làm theo.
Lợi ích của việc đi kiễng chân
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, bàn chân là cơ quan chứa nhiều dây thần kinh ngoại vi. Chúng có liên quan mật thiết đến não bộ, cho nên nếu kích thích đúng cách sẽ cải thiện nhiều cơ quan trong người. Chính vì lý do này, các chuyên gia đã khẳng định bàn chân là "trái tim thứ hai" của cơ thể.
Ngoài việc nghỉ ngơi, chăm sóc và massage chân, đi bộ kiễng chân là một cách giữ gìn sức khỏe đơn giản, hiệu quả bậc nhất. Một lần kiễng chân có thể thúc đẩy sự kết hợp của 8 cơ ở chân. Đây cũng là một hình thức tập thể dục được sử dụng nhiều trong các bài tập khí công.
Kiễng chân là một hành động kích thích nhiều dây thần kinh và các cơ ở chân.
Để đạt kết quả một cách tốt nhất, các chuyên gia Đông y khuyên chúng ta nên duy trì động tác kiễng chân hàng ngày để đạt kết quả rõ rệt. Khi đi bộ, bạn hãy kiễng chân lên cao hết sức có thể, sau đó thả lỏng và hạ xuống. Lúc này trọng lực cơ thể sẽ dồn vào ngón chân.
Hãy thực hiện việc này khoảng 10 phút mỗi ngày, có thể làm vào bất kỳ thời điểm nào. Theo Jake Tipane - Cử nhân Sức khỏe Sinh sản tại Đại học California (Mỹ), khi duy trì được thói quen này thường xuyên, bạn sẽ cảm nhận được nhiều lợi ích về sức khỏe như sau:
- Giúp não bộ khỏe mạnh hơn
Việc đi kiễng chân sẽ khiến não bộ phải làm việc để duy trì thăng bằng cho cơ thể. Từ đó giúp cải thiện lưu thông máu, giảm căng thẳng và tăng cường khả năng tập trung cho não. Nếu thực hiện thường xuyên, động tác này sẽ tăng cường tư duy và khả năng quyết định của não bộ.
- Nâng cao sức khỏe thận, nuôi dưỡng thận khí
Theo các chuyên gia, nam giới thường xuyên kiễng chân sẽ giúp bổ thận, bài tiết thuận lợi và có tác dụng bổ tinh, dưỡng tinh khỏe mạnh. Cũng tương tự, phụ nữ nếu đi kiễng chân hoặc nhảy nhẹ thường xuyên sẽ làm tăng khả năng dẻo dai của cơ thể, dưỡng thận, bài tiết thuận lợi...
Đi kiễng chân thường xuyên, lợi ích hưởng thụ là không nhỏ.
Khi đi bộ chỉ cần làm thêm 1 việc, vừa sống thọ còn phòng cả tá bệnh
Việc đi bộ mang lại nhiều lợi ích to lớn cho sức khỏe tinh thần và cơ thể của con người. Một trong số đó là cải thiện sức khỏe tim mạch. Khi bạn đi bộ, tim sẽ hoạt động mạnh hơn, tăng cường khả năng bơm máu và cải thiện quá trình lưu thông máu trong cơ thể. Từ đó phòng ngừa bệnh tim mạch, huyết áp và đột quỵ.
Thêm vào đó, đi bộ hàng ngày cũng có tác động tích cực đến hệ tiêu hóa. Hoạt động này sẽ tăng cường sự hoạt động của đường ruột, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra hiệu quả hơn. Duy trì lâu dài có thể giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón và cải thiện hệ tiêu hóa tổng thể.
Đi bộ hàng ngày là một thói quen cực tốt cho sức khỏe và tinh thần.
Nhìn chung, bạn nên duy trì đi bộ thường xuyên để cải thiện sức khỏe. Theo các chuyên gia, khi đi bộ thì bạn nên đi kiễng chân lên, bởi việc này không chỉ đơn giản mà còn mang lại nhiều tác dụng bất ngờ. Y học ngày xưa đã nhận thấy đây là động tác có lợi, đến ngày nay y học hiện đại vẫn khuyên bạn làm theo.
Lợi ích của việc đi kiễng chân
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, bàn chân là cơ quan chứa nhiều dây thần kinh ngoại vi. Chúng có liên quan mật thiết đến não bộ, cho nên nếu kích thích đúng cách sẽ cải thiện nhiều cơ quan trong người. Chính vì lý do này, các chuyên gia đã khẳng định bàn chân là "trái tim thứ hai" của cơ thể.
Ngoài việc nghỉ ngơi, chăm sóc và massage chân, đi bộ kiễng chân là một cách giữ gìn sức khỏe đơn giản, hiệu quả bậc nhất. Một lần kiễng chân có thể thúc đẩy sự kết hợp của 8 cơ ở chân. Đây cũng là một hình thức tập thể dục được sử dụng nhiều trong các bài tập khí công.
Kiễng chân là một hành động kích thích nhiều dây thần kinh và các cơ ở chân.
Để đạt kết quả một cách tốt nhất, các chuyên gia Đông y khuyên chúng ta nên duy trì động tác kiễng chân hàng ngày để đạt kết quả rõ rệt. Khi đi bộ, bạn hãy kiễng chân lên cao hết sức có thể, sau đó thả lỏng và hạ xuống. Lúc này trọng lực cơ thể sẽ dồn vào ngón chân.
Hãy thực hiện việc này khoảng 10 phút mỗi ngày, có thể làm vào bất kỳ thời điểm nào. Theo Jake Tipane - Cử nhân Sức khỏe Sinh sản tại Đại học California (Mỹ), khi duy trì được thói quen này thường xuyên, bạn sẽ cảm nhận được nhiều lợi ích về sức khỏe như sau:
- Giúp não bộ khỏe mạnh hơn
Việc đi kiễng chân sẽ khiến não bộ phải làm việc để duy trì thăng bằng cho cơ thể. Từ đó giúp cải thiện lưu thông máu, giảm căng thẳng và tăng cường khả năng tập trung cho não. Nếu thực hiện thường xuyên, động tác này sẽ tăng cường tư duy và khả năng quyết định của não bộ.
- Nâng cao sức khỏe thận, nuôi dưỡng thận khí
Theo các chuyên gia, nam giới thường xuyên kiễng chân sẽ giúp bổ thận, bài tiết thuận lợi và có tác dụng bổ tinh, dưỡng tinh khỏe mạnh. Cũng tương tự, phụ nữ nếu đi kiễng chân hoặc nhảy nhẹ thường xuyên sẽ làm tăng khả năng dẻo dai của cơ thể, dưỡng thận, bài tiết thuận lợi...
Đi kiễng chân thường xuyên, lợi ích hưởng thụ là không nhỏ.
- Hạn chế táo bón, điều trị bệnh trĩ
Đối với những người bị bệnh trĩ, việc kiễng chân sẽ làm tăng các hoạt động co bóp của hậu môn, giúp bệnh nhân táo bón cải thiện tình trạng bệnh, thông ruột và dạ dày. Chính vì thế, những người bị bệnh trĩ nên tập động tác kiễng chân thường xuyên để hậu môn làm việc có quy luật, giúp hạn chế bệnh trĩ.
- Cải thiện sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa đột quỵ
Càng về già thì sức khỏe càng đi xuống, nguy cơ mắc bệnh tim mạch và huyết áp càng tăng lên. Lúc này, việc đi kiễng chân sẽ tạo áp lực lên bàn chân, giúp tăng tốc độ lưu thông máu và giảm căng thẳng mạch máu. Duy trì thường xuyên còn giúp tăng sức co bóp của tim và cung cấp thêm oxy cho cơ thể.
Ngoài ra, kiễng chân cũng giảm nguy cơ hình thành cục máu đông - một trong những nguyên nhân chính gây đột quỵ. Thêm vào đó, việc này còn giúp kiểm soát áp lực máu và mức độ cholesterol trong cơ thể. Đây là hai yếu tố quan trọng đối với sức khỏe tim mạch và phòng ngừa các vấn đề liên quan đến đột quỵ.
- Giúp cơ bắp khỏe mạnh, săn chắc hơn
Như đã đề cập, đôi chân được xem như là "trái tim thứ hai" của cơ thể. Cho nên việc thường xuyên kiễng chân có thể phát triển cơ bắp chân, kéo dài cơ gan chân và dây chằng. Về lâu dài sẽ giúp cơ thể giữ thăng bằng tốt hơn, ít té ngã, tăng sức bền khi đứng lâu, ít đau chân hơn khi chạy và nhảy...
Hãy duy trì thói quen này thường xuyên, kể cả khi ngồi.
Một số kỹ thuật đi kiễng chân
Khi đứng yên, bạn hãy nhấc gót chân lên, cơ thể đứng thẳng tự nhiên, hai chân khép lại và thả lỏng 2 tay. Khi kiễng chân đến mức tối đa, giữ nguyên vậy trong vòng 2 giây rồi hạ gót chân xuống.
Nếu đã thực hiện quen dần, bạn nên để 2 bàn chân va chạm khi hạ xuống để cơ thể sinh ra rung động nhẹ.
Khi đi bộ, bạn hãy thực hiện động tác này khoảng 30-50 bước, sau đó nghỉ ngơi và lặp lại liên tục tùy theo sức khỏe. Với những người sức khỏe yếu hoặc chưa quen, hãy bám vào lan can, tường, cửa sổ... cho đến khi quen dần. Bạn có thể đi kiễng chân vào sáng và tối, mỗi lần kéo dài từ 1-5 phút.
Khi ngồi bạn cũng có thể thực hiện động tác kiễng chân. Theo đó, bạn cần giữ đầu gối và đùi ngang bằng nhau, đặt thêm 2 chai nước hoặc các dụng cụ khác rồi bắt đầu kiễng chân. Mỗi lần tập từ 30-50 lần kiễng chân, tốc độ nhanh hay chậm tùy thuộc vào thể chất của mỗi người.
Phát hiện bất ngờ về bài tập thể dục có thể tránh đau tim, đột quỵ Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí khoa học Atherosclerosis đã phát hiện ra rằng chịu khó leo cầu thang hằng ngày có thể giúp bạn thoát khỏi bệnh tim và đột quỵ. Bệnh tim mạch và đột quỵ là những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên thế giới, theo tờ New York Post. Theo phát hiện mới của...