Slovakia nêu điều kiện để không gửi tên lửa S-300 cho Ukraine
Bộ Quốc phòng Slovakia cho biết hệ thống tên lửa phòng không S-300 sẽ ở lại nước này nếu Nga rút quân khỏi Ukraine.
Báo Spectator.sme.sk (Slovakia) dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Slovakia Jaroslav Naď cho biết, nước này sẽ không xem xét việc gửi hệ thống phòng không S-300 tới Ukraine nếu Nga “tuân thủ luật pháp quốc tế” và rút quân khỏi Ukraine.
Tên lửa S-300 khai hỏa. Ảnh: Bộ Quốc phòng Slovakia
Tuyên bố trên được ông Jaroslav Naď đưa ra trước phiên họp Nội các Slovakia ngày 23/3, ngay sau khi Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov một lần nữa cảnh báo các nước sở hữu hệ thống S-300 không nên chuyển cho Ukraine.
Video đang HOT
Ông Naď trước đó đã nói rằng Slovakia sẽ tìm cách thay thế hệ thống S-300 bằng một hệ thống khác hoàn toàn tương thích với các đồng minh NATO và cung cấp cho Slovakia khả năng phòng thủ cao.
Ở châu Âu, ngoài Slovakia, hiện có Hy Lạp và Bulgaria cũng sở hữu hệ thống S-300. Theo ông
Naď, hệ thống này chỉ có thể được bảo dưỡng ở Nga hoặc Ukraine.
Trước đó, theo trang tin Euractiv.sk (Slovakia), Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết việc Slovakia gửi hệ thống phòng không S-300 cho Ukraine sẽ vi phạm thỏa thuận năm 1990 giữa Tiệp Khắc và Liên Xô.
“Tôi muốn nhắc nhở tất cả các quốc gia sở hữu những hệ thống do Liên Xô và Nga rằng điều này là theo các thỏa thuận liên chính phủ và cũng có chứng chỉ cho người sử dụng, do đó đồng nghĩa với việc cấm bán hoặc vận chuyển chúng đến các nước thứ ba”, ông Lavrov nói với kênh RT.
Theo ông Lavrov, Nga sẽ không “cho phép” Slovakia cung cấp hệ thống S-300 cho Ukraine, lưu ý rằng bất kỳ hoạt động cung cấp vũ khí cho Ukraine sẽ được coi là “mục tiêu quân sự hợp pháp”.
Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Slovakia không lo ngại về khả năng vi phạm thỏa thuận cũ. Euractiv.sk cho rằng thỏa thuận mà Ngoại trưởng Lavrov viện dẫn trên thực tế không cấm Slovakia trao hoặc bán hệ thống S-300 cho một quốc gia khác. Slovakia có được hệ thống S-300 do Tiệp Khắc chia tách vào năm 1993. Tiệp Khắc nhận hệ thống này từ Liên Xô vào năm 1990.
Bộ Quốc phòng Slovakia nhấn mạnh: “Nước này sẽ tự do xem xét cách sử dụng tài sản quân sự của mình, theo cách phù hợp nhất với lợi ích quốc phòng của Slovakia”. Slovakia hiện vẫn chưa quyết định có gửi hệ thống S-300 cho Ukraine hay không. Theo thông tin mới nhất, các cuộc đàm phán về chủ đề này, đặc biệt là với Mỹ, vẫn đang diễn ra.
Nga tăng cường khả năng phòng thủ ở sườn phía Đông của NATO
Khu vực phía Nam của Nga (sườn phía Đông của NATO) sẽ được bao phủ dưới một "mái vòm phòng không không thể xuyên thủng".
Báo Izvestia mới đây dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết miền Nam nước Nga và vùng Kavkaz sẽ được được tăng cường các đơn vị phòng không di động và bao phủ bởi một "mái vòm phòng không không thể xuyên thủng".
Tổ hợp tên lửa phòng không và pháo phòng không tự hành "Pantsir-S1". Ảnh: RIA Novosti
Các sư đoàn và đơn vị dự bị cơ động phòng không mới sẽ được thành lập trực thuộc Quân khu phía Nam của Nga. Khi cần thiết, lực lượng này được triển khai nhanh chóng để bảo vệ các cơ sở quân sự và hạ tầng xã hội quan trọng trước các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và tên lửa hành trình. Những đơn vị trên cũng sẽ được trang bị các hệ thống phòng không Pantsir.
Chuyên gia quân sự Nga Alexey Leonov nhận xét: "Hướng chiến lược phía Nam đang trở thành một trong những hướng quan trọng nhất cùng với tuyến phía Tây. Việc thành lập các đơn vị như vậy là một biện pháp hợp lý. Trên hết, các tổ hợp pháo được thiết kế để bảo vệ các mục tiêu quan trọng về mặt chiến lược", đồng thời lưu ý rằng sự xuất hiện của chúng có thể tăng cường đáng kể khả năng phòng không của Nga vì thường hoạt động song song với hệ thống phòng không S-400 "Triumph" hoặc S-300 tiên tiến, sự phối hợp này tạo ra chiều sâu phòng thủ.
"Hiện tại căng thẳng đang gia tăng ở phía Nam. Các tàu chiến của NATO mang tên lửa hành trình đã tiến vào Biển Đen. Một nhóm tàu tấn công và tàu sân bay của Mỹ được cho là đang tổ chức các cuộc tập trận ở Biển Adriatic", vị chuyên gia trên cho biết, lưu ý rằng Nga không nên "quên các đồng minh Mỹ-NATO trong khu vực, chẳng hạn như Thổ Nhĩ Kỳ và Romania".
Chuyên gia quân sự Vladislav Shurygin cũng nhắc lại rằng Quân khu phía Nam của Nga đảm nhiệm phòng thủ hướng Trung Á, khu vực Biển Đen và biên giới Nga-Ukraine - "thật khó để gọi những vùng lãnh thổ này là yên bình". Ông nói: "Hệ thống Pantsirs là một trong những phương tiện hiệu quả nhất để chống lại máy bay không người lái", đồng thời nhấn mạnh rằng các hệ thống này cũng có tính cơ động cao và có thể được vận chuyển bằng cả đường sắt và đường hàng không.
Những thương vụ vũ khí 'khủng' của Nga năm 2021 Tổng hợp đồng quân sự của Nga ước tính trị giá khoảng 55 tỷ USD và nước này đang chuyển giao thiết bị theo đúng tiến độ. Theo trang tin rbth.com ngày 6/1, tính đến cuối năm 2021, Nga đã nhận được các hợp đồng vũ khí trị giá 55 tỷ USD trên khắp thế giới, từ việc bán máy bay, hệ thống...