Sinh viên tạo tá dược từ hạt mít giúp thuốc tan trong 6 phút
Tinh bột từ hạt mít đã được nhóm sinh viên nghiên cứu dùng thay thế nguồn tinh bột phổ biến sản xuất tá dược từ ngũ cốc, khoai, sắn.
Hạt mít chứa 65 – 80% tinh bột (theo khối lượng chất khô) có thể sử dụng làm thành phần chủ yếu để sản xuất tá dược. Nhóm sinh viên từ Khoa Công nghệ kỹ thuật hóa học, Đại học Công nghiệp thực phẩm TP HCM gồm Huỳnh Thị Anh Thư, Lê Nguyễn Phương Thanh, Nguyễn Thị Huệ Chi, Nguyễn Quỳnh Như đã tận dụng tinh bột từ hạt mít để thay thế nguồn tinh bột đang dùng sản xuất tá dược là ngũ cốc, khoai, sắn.
Nhóm nghiên cứu thực hiện carbonxymethyl hóa tinh bột hạt mít.
Hạt mít sau khi loại vỏ trắng và vỏ nâu được nghiền nhỏ với nước, tỷ lệ nguyên liệu và nước là 1:5 (khối lượng/thể tích), bỏ bã, để lắng 3 ngày. Tinh bột thu được với hiệu suất thu hồi khoảng 27.11% đưa vào tủ sấy ở 50 độ C trong một ngày để thu được tinh bột hạt mít nguyên chất.
Tinh bột hạt mít trải qua quá trình phản ứng hóa học với axit chloroactetic (CH2ClOOH) hoặc muối natri chloroactat (CH2ClCOONa) để tạo thành tinh bột carboxymethyl (CMS). Tinh bột CMS có độ trương nở, hòa tan cao hơn so với tinh bột nguyên liệu hạt mít, đặc biệt có độ ổn định cao so với môi trường.
Thử nghiệm tá dược sản xuất từ tinh bột CMS để tạo thành viên paracetamol 350mg cho thấy, khi thuốc vào cơ thể đã tan chỉ trong 6 – 7 phút. Mức độ hòa tan và khả năng trương nở (rã thuốc) này tương đương 2 loại tá dược thương phẩm phổ biến trên thị trường là primogel và explotab.
Video đang HOT
Tinh bột carbonxymethyl từ hạt mít sau sấy sẵn sàng để sản xuất tá dược. Ảnh: NVCC.
Tại Cuộc thi Công nghệ chế biến sau thu hoạch năm 2019, đề tài nghiên cứu được trao giải khuyến khích. Hội đồng chuyên môn đánh giá đề tài nghiên cứu đã tìm ra nguyên liệu tinh bột mới tốt hơn, chi phí thấp hơn (thay thế cho nguồn nguyên liệu phổ biến), dễ thu hồi để chế tạo CMS, không cạnh tranh với nhu cầu tiêu thụ tinh bột hàng ngày của con người, có tiềm năng mở rộng quy mô sản xuất công nghiệp.
Huỳnh Thị Anh Thư, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết, nhóm sẽ tiếp tục hoàn thiện quy trình trên quy mô phòng thí nghiệm để tiến tới đưa sản phẩm phẩm tinh bột carboxymethyl chế tạo từ tinh bột hạt mít ra thị trường.
Phan Minh
Theo VNE
Tăng vai trò ĐH để chống gian lận thi cử
Bên cạnh việc kiểm soát đan xen, hàng loạt biện pháp kỹ thuật được Bộ Giáo dục và Đào tạo tăng cường cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 nhằm bảo đảm kết quả trung thực, khách quan
Trong 2 ngày 20 và 21-3, tại TP HCM, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức tập huấn nghiệp vụ kỳ thi THPT quốc gia và công tác tuyển sinh ĐH; tuyển sinh CĐ, trung cấp nhóm ngành đào tạo giáo viên năm 2019. So với các kỳ thi trước, kỳ thi năm nay có một số điểm mới và vai trò của trường ĐH được tăng cường.
"Cắm" trường ĐH để ngăn tiêu cực
Khác với 2 năm 2017 và 2018, các trường ĐH chỉ tham gia kỳ thi THPT quốc gia với vai trò phối hợp cùng sở GD-ĐT thì năm nay, các trường ĐH tham gia nhiều hơn, đặc biệt ở khâu chấm thi. Điều 26 về chấm thi trắc nghiệm năm 2019 nêu rõ: Bộ GD-ĐT giao nhiệm vụ cho các trường ĐH, CĐ chủ trì tổ chức chấm bài thi trắc nghiệm tại các hội đồng thi. Sở GD-ĐT địa phương chịu trách nhiệm về chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất, hệ thống máy tính, máy quét ảnh và các thiết bị phụ trợ đáp ứng yêu cầu theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT; phối hợp với công an bảo đảm an ninh, an toàn...
Thạc sĩ Phạm Thái Sơn - Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM - cho rằng sự tham gia nhiều hơn của trường ĐH ở khâu quản lý bài thi, chấm thi chắc chắn sẽ hạn chế được tiêu cực bởi các trường ĐH không được lợi gì từ kết quả gian lận. Một điểm mới nữa là năm nay, trường ĐH địa phương (thuộc tỉnh) không tham gia công tác coi thi cũng là giải pháp ngăn chặn tiêu cực. Vấn đề còn lại là ở các trường ĐH khi cử cán bộ tham gia các khâu này.
Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Bộ GD-ĐT Mai Văn Trinh đề nghị các trường ĐH, CĐ chuẩn bị tốt các nội dung: điều động đủ cán bộ, đáp ứng chất lượng tham gia công tác thi tại địa phương.
Thí sinh tham khảo thông tin tuyển sinh năm 2019. Ảnh: QUANG LIÊM
Cần giải pháp kỹ thuật
Nhiều vấn đề khác được đại diện các trường ĐH đưa ra như dữ liệu điểm thi, ảo, ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào nhóm ngành y tế...
TS Dương Tôn Thái Dương, Phó trưởng Ban ĐH - ĐHQG TP HCM, đề nghị Bộ GD-ĐT cung cấp dữ liệu điểm thi đầy đủ để nhóm xét tuyển phía Nam chạy lọc ảo. Cũng là câu chuyện ảo, đại diện một trường ĐH cho rằng bộ cần có giải pháp kỹ thuật để lọc ảo vì trường có xét tuyển học bạ nhưng năm 2018, trường gọi điện thoại cho nhiều thí sinh trúng tuyển theo phương thức này thì được trả lời đã trúng tuyển ở trường khác bằng phương thức xét tuyển từ kết quả thi THPT quốc gia.
Theo ông Lê Văn Hiển, Phó trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Luật TP HCM, trường từng gặp trường hợp thí sinh đủ điểm đậu ĐH nhưng sau này kiểm tra lại thì chưa tốt nghiệp. Vì vậy, vấn đề dữ liệu điểm cần cập nhật nhanh, chính xác.
Ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào cũng là vấn đề được quan tâm. Đại diện một trường ĐH đặt câu hỏi trường hợp thí sinh có học lực khá nhưng điểm trung bình của 3 môn trong tổ hợp xét tuyển chỉ đạt 6,4 liệu có đủ điều kiện xét tuyển? Năm 2019, Bộ GD-ĐT quy định ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào đối với nhóm ngành y tế (đã áp dụng từ năm 2018 đối với ngành đào tạo giáo viên). Theo đó, đối với trường hợp thí sinh xét tuyển từ kết quả thi THPT quốc gia, Bộ GD-ĐT sẽ quy định điểm sàn sau khi có kết quả điểm thi. Đối với xét tuyển theo học bạ, điểm trung bình cộng xét tuyển sử dụng kết quả học tập THPT trình độ ĐH: Đối với các ngành y khoa, y học cổ truyền, răng - hàm - mặt, dược học tối thiểu là 8,0 điểm trở lên; điều dưỡng, y học dự phòng, hộ sinh, dinh dưỡng, kỹ thuật phục hình răng, kỹ thuật xét nghiệm y học, kỹ thuật hình ảnh y học, kỹ thuật phục hồi chức năng tối thiểu là 6,5 điểm trở lên.
Liên quan vấn đề này, đại diện Bộ GD-ĐT trả lời nếu thí sinh có kết quả học lực loại khá thì 6,4 điểm cũng đủ điều kiện xét tuyển.
Ngày 23-3, "Đưa trường học đến thí sinh 2019" tại TP HCM
Vào lúc 8 giờ ngày 23-3, chương trình "Đưa trường học đến thí sinh 2019" do Báo Người Lao Động tổ chức sẽ diễn ra tại Trường THPT Trưng Vương (quận 1, TP HCM). Chương trình được Đài Truyền hình TP HCM truyền hình trực tiếp.
Tham gia chương trình có gần 2.000 học sinh đến từ các trường: THPT Nguyễn Thị Diệu (quận 3), THPT Trần Hữu Trang (quận 5), THPT Đào Duy Anh (quận 6), THPT Nhân Việt (quận Tân Phú) và THPT Trưng Vương. Chương trình quy tụ các chuyên gia đến từ nhiều trường danh tiếng tại TP HCM với nhiều thế mạnh đào tạo khác nhau: ĐHQG TP HCM, Trường ĐH Tài chính - Marketing, ĐH Mở TP HCM, ĐH Nông Lâm TP HCM, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, ĐH Ngoại thương Cơ sở 2, ĐH Y Phạm Ngọc Thạch, ĐH Sư phạm TP HCM, ĐH Quốc tế Hồng Bàng, ĐH Nguyễn Tất Thành, CĐ Đại Việt Sài Gòn, CĐ Vạn Xuân.
Chương trình được tổ chức ngay trước thời điểm thí sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia và đăng ký xét tuyển nguyện vọng vào ĐH, CĐ 2019 nên hứa hẹn sẽ giải đáp được hầu hết băn khoăn, thắc mắc của các em. Chương trình đồng thời được tường thuật trực tuyến tại nld.com.vn.
Huy Lân
Theo nld.com.vn
Dùng đòn trừng phạt nghiêm khắc là biện pháp giáo dục đã lỗi thời Bạo lực học đường hiện đang diễn ra ở hầu hết các cấp học, bậc học từ mầm non đến phổ thông với tính chất, mức độ ngày càng nghiêm trọng. Là chuyên gia tâm lý nhiều năm dành thời gian nguyên cứu thực trạng này, Thạc sĩ tâm lý Phạm Xuân Hưởng, trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM đã có...