Sinh viên Đại học FPT TP.HCM trải nghiệm AR quanh khuôn viên trường
Đại học FPT TP.HCM ứng dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) vào các khoảng không gian, tạo diện mạo mới cho những bước tường khô khan.
Nếu Đại học FPT Hà Nội nổi tiếng với thiết kế xanh, nhận không ít giải thưởng về kiến trúc, thì đầu cầu miền Nam cũng không kém cạnh với 6 bức tường “magic” tại Đại học FPT TP.HCM. Mỗi bức tường là một câu chuyện được chuyển tải qua công nghệ AR (Augmented Reality – Thực tế ảo tăng cường). Chỉ cần quét hình ảnh những bức tường qua app Artivive, sinh viên có thể trải nghiệm không gian campus đầy sức sống với những bức tường chuyển động.
Những bức tường chuyển động của Đại học FPT TP.HCM.
Thực tế ảo tăng cường là cụm từ mô tả trạng thái vật lý xung quanh con người đã được chèn thêm các chi tiết ảo hóa nhờ smartphone, máy tính hay các thiết bị điện tử khác. Tại Đại học FPT TP.HCM, ý tưởng áp dụng thực tế ảo tăng cường để thay đổi diện mạo và làm sống động hơn cho những bức tường nhanh chóng thu hút sự chú ý và hào hứng của sinh viên, cán bộ nhà trường. Nhờ đó, người trẻ mê công nghệ càng hứng thú học tập trong môi trường đón đầu cuộc cách mạng 4.0.
Việc ứng dụng công nghệ khiến những bức tường ở Đại học FPT TP.HCM được khoác lên mình diện mạo mới.
Không chỉ có 6 bức tường “magic”, Đại học FPT TP.HCM còn đầu tư hệ thống phòng học hiện đại với đầy đủ tiện nghi như Wi-Fi băng thông mạnh, hệ thống điều hòa, TV trình chiếu, ban công thoáng mát… giúp việc dạy và học đạt hiệu quả cao.
Video đang HOT
Không gian bên trong một phòng học của Đại học FPT TP.HCM.
Các phòng chức năng như thư viện, phòng seminar, studio, phòng vẽ, phòng lab… cũng được trang bị đầy đủ thiết bị phục vụ nhu cầu học tập và thực hành cho sinh viên đối với từng chuyên ngành. Nhờ kết hợp giữa không gian xanh và hệ thống cơ sở vật chất tiện nghi, hiện đại, Đại học FPT TP.HCM trở thành lựa chọn của nhiều bạn trẻ đam mê công nghệ thông tin.
Phòng studio hiện đại để sinh viên thực hành.
Năm 2021, Đại học FPT dự kiến tuyển sinh các ngành Quản trị kinh doanh (Digital Marketing, Kinh doanh quốc tế, Quản trị khách sạn, Quản trị truyền thông đa phương tiện, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Thương mại điện tử, Tài chính); Công nghệ thông tin (Kỹ thuật phần mềm, Trí tuệ nhân tạo, IoT, Hệ thống ôtô và điều khiển, An toàn thông tin, Thiết kế mỹ thuật số, Hệ thống thông tin), Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Hàn.
Thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển vào Đại học FPT khi:
- Điểm các môn thi trong kỳ thi THPT 2021 thuộc top 50 THPT toàn quốc năm 2021 (theo số liệu Đại học FPT tổng hợp và công bố sau kỳ thi THPT 2021) và điểm theo khối xét tuyển đạt từ trung bình trở lên (15 trên 30 điểm);
- Hoặc điểm học bạ thuộc top 50 THPT toàn quốc năm 2021 (chứng nhận thực hiện trên trang SchoolRank.fpt.edu.vn).
Dịch vụ tiện ích trong trường học: Gỡ rào cản, nâng chất lượng
Bên cạnh nâng cao chất lượng đào tạo, các trường đại học đang nỗ lực nâng cao dịch vụ phục vụ SV... bằng nội lực bên trong hoặc liên kết với các đối tác bên ngoài.
SV mua hàng tại Cửa hàng tiện ích sinh viên UniMart của IU.
Tuy nhiên, để có những mô hình, dịch vụ tốt là điều không đơn giản, nhiều đơn vị phải vượt qua một số trở ngại cùng những quy định chặt chẽ.
Mang đến nhiều tiện ích cho SV
SV, GV Trường ĐH Quốc tế (IU) - ĐHQG TPHCM rất tự hào về Cửa hàng tiện ích sinh viên UniMart do Đoàn Thanh niên trường thành lập và quản lý từ năm 2014.
Theo ThS Nguyễn Đăng Quang - Bí thư Đoàn trường IU, vốn đầu tư ban đầu của UniMart khoảng 200 triệu với các dịch vụ cơ bản. Đây là nơi cung cấp các tiện ích, hỗ trợ cho nhu cầu học tập hàng ngày của SV cũng như cán bộ (CB), GV như photocopy, in ấn tài liệu học, bài thuyết trình, báo cáo môn học, văn phòng phẩm các loại...
"Cửa hàng tiện ích sinh viên Unimart cũng là nơi cung cấp việc làm thêm ngay tại trường cho sinh viên. Các bạn có thể sắp xếp giờ học và đăng ký ca làm hợp lý. SV nhà trường vì thế vừa làm thêm mà vẫn có thời gian cho việc tự học..." - Bí thư Đoàn trường IU chia sẻ.
Để hỗ trợ sinh viên trong quá trình học tập tại trường, ngoài hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học, Trường ĐH Công nghiệp TPHCM (IUH) cũng cung cấp nhiều dịch vụ bổ trợ cho sinh viên. Bên cạnh khu ký túc xá trong trường có số lượng gần 3.000 chỗ, IUH cung cấp thêm các tiện ích đi kèm như căng tin hiện đại, phòng tập gym, siêu thị mini... Ngoài ra, IUH còn cung cấp dịch vụ tư vấn tâm lý cũng như giải đáp các thắc mắc cho sinh viên tại Trung tâm Tư vấn và hỗ trợ sinh viên trường.
"Với hệ thống phòng thí nghiệm được đầu tư trang thiết bị hiện đại như Viện Sinh học Thực phẩm, Khoa Công nghệ Hóa, Phòng máy tính của Khoa Công nghệ thông tin, Nhà máy 4.0 của Khoa Công nghệ Cơ khí... nhà trường đủ sức cung ứng các dịch vụ cho doanh nghiệp bên ngoài. Tuy nhiên hiện các dịch vụ này đều mang tính hỗ trợ doanh nghiệp chứ chưa được thương mại hóa" - bà Nguyễn Thị Thương - Giám đốc Trung tâm Thông tin & Truyền thông IUH cho biết.
Cửa hàng tiện ích GS25 của Hàn Quốc cung cấp thực phẩm và nhu yếu phẩm cho CBVC, SV tại HCMUTE.
Vướng mắc cần tháo gỡ
Mang lại mô hình, dịch vụ để phục vụ SV, GV là hướng đi tốt nhưng thực tế một số cơ sở GDĐH công lập đang gặp phải vướng mắc, nhất là khi đụng đến quy định chặt chẽ liên quan đến sử dụng tài sản công.
Thời gian qua, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM (HCMUTE) nổi bật với những thành công trong quá trình thực hiện hoạt động theo mô hình tự chủ ĐH. Bên cạnh những thành quả về chất lượng trong nghiên cứu khoa học, đào tạo, chất lượng các dịch vụ trong trường cũng gia tăng đáng kể.
Theo bà Nguyễn Phương Thúy - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ sinh viên HCMUTE, dịch vụ trong trường chia làm 2 dạng: Cho thuê tài sản ngắn ngày và cho thuê tài sản dài ngày để phục vụ CB, viên chức và SV. Cho thuê tài sản ngắn ngày áp dụng theo hình thức trực tiếp, thời hạn cho thuê dưới 15 ngày hoặc từ 15 ngày trở lên nhưng không liên tục (thuê hội trường, phòng học, sân bãi, quảng cáo...). Cho thuê tài sản dài ngày là các dịch vụ như: Cho thuê mặt bằng làm bãi giữ xe, căng tin, quán cà phê, photo, máy bán nước tự động, cây ATM...
Sử dụng tài sản công vào mục đích cho thuê tài sản dài ngày, nhà trường phải lập đề án và được Bộ GD&ĐT phê duyệt sau đó thẩm định giá tài sản rồi tiến hành tổ chức đấu giá và ký hợp đồng cho thuê mặt bằng. Vì nhà trường không có chức năng thẩm định và tổ chức đấu giá nên các bước này phải thuê đơn vị chuyên nghiệp thực hiện. Quy trình thực hiện mất nhiều thời gian, nhưng khi triển khai không có đơn vị nộp hồ sơ sẽ gây lãng phí. Chưa kể có đơn vị đã trúng đấu giá nhưng do dịch bệnh dẫn tới kinh doanh không hiệu quả phải kết thúc hợp đồng sớm. Khi đó để tiếp tục có dịch vụ phục vụ CB, viên chức, SV dù nhỏ, trường vẫn phải thực hiện lại toàn bộ quy trình (thẩm định, đấu giá...) để cho đơn vị mới thuê nên thủ tục rất rườm rà, lãng phí, mất thời gian.
"Chẳng hạn để phủ sóng di động cho tòa nhà trung tâm với diện tích khoảng 36.000 m2, nhà trường phải mời các nhà mạng tham gia đấu giá thuê mặt bằng để thực hiện đầu tư hệ thống IBS indoor hoặc BTS Ourdoor. Tuy nhiên nếu thực hiện đúng quy định với thời gian cho thuê là 5 năm, các đơn vị không thể đầu tư thực hiện được trong khi tòa nhà của trường thì không thể không có sóng..." - bà Nguyễn Phương Thúy chia sẻ.
Cũng theo bà Thúy, các thuật ngữ trong một số Quyết định phê duyệt của cơ quan cấp trên cũng khiến nhà trường đau đầu. Chẳng hạn quyết định về thời gian cho thuê khai thác dịch vụ được ghi: "Thời gian cho thuê theo nhiệm kỳ của hiệu trưởng" mà thực tế khi quyết định được phê duyệt, nhiệm kỳ của hiệu trưởng đương nhiệm còn khoảng 1 năm là kết thúc. Nhà trường cũng không biết nên hiểu nhiệm kỳ còn lại theo hiệu trưởng đương nhiệm hay nhiệm kỳ theo quy định là 5 năm.
Nhanh chóng, linh động để có chất lượng dịch vụ tốt nhất cho sinh viên trong một số trường hợp đặc biệt, nhưng nếu không đúng quy trình, nhà trường cũng sẽ bị tố. Như ở HCMUTE, do ảnh hưởng dịch Covid-19, sinh viên hạn chế đi phương tiện công cộng, sử dụng phương tiện cá nhân nhiều hơn. Để bảo đảm an toàn và tránh ùn tắc tại lối vào nhà xe, nhà trường dùng bãi đất trống và yêu cầu nhà thầu hỗ trợ trông giữ xe cho sinh viên. Tuy nhiên, khi triển khai bị tố là làm lợi cho nhà thầu, vi phạm quy định.
Thực tế để thực hiện đúng quy định, chúng tôi phải triển khai xây dựng đề án đợi phê duyệt và thẩm định, đấu giá, thêm những thủ tục khác đi kèm... Nhưng nếu nhà trường không linh hoạt xử lý ngay, sinh viên phải đi tìm chỗ gửi xe bên ngoài không an toàn, mất thời gian và gây ra nhiều bức xúc. - Bà Nguyễn Phương Thúy
Trường ĐH Văn Hiến đạt chuẩn kiểm định 2 chương trình đào tạo Trường ĐH Văn Hiến (VHU) vừa tổ chức Lễ công bố Quyết định và Trao giấy chứng nhận Kiểm định chất lượng giáo dục cho 2 chương trình đào tạo trình độ đại học ngành CNTT và Quản trị khách sạn. Đại diện Cục Quản lý chất lượng - Bộ GD&ĐT và Trung tâm Kiểm định Chất lượng Giáo dục - Đại học...