Sinh viên có nên ra trường sớm ?

Theo dõi VGT trên

Quy chế đào tạo tín chỉ cho phép sinh viên (SV) có thể tích lũy đủ khối lượng kiến thức trước thời hạn để tốt nghiệp sớm hơn bình thường. Thế nhưng đây có phải là điều nên làm với tất cả SV ?

Quan trọng là chất lượng

Tại Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, mỗi năm có khoảng 2, 3 SV ra trường sớm trước một học kỳ. Tiến sĩ Lương Đình Thành, Phó phòng Đào tạo, cho hay: “Đến thời điểm này, mới chỉ có một SV tốt nghiệp loại giỏi. Tôi thấy việc này tùy vào năng lực của mỗi SV chứ không phải ai cũng có thể làm được. Em nào học tốt, biết lập kế hoạch, sắp xếp thời khóa biểu khoa học, hợp lý thì sẽ có cơ hội nhiều hơn. Tuy nhiên, học ít tín chỉ trong mỗi học kỳ mà có kết quả cao sẽ tốt hơn học nhiều để ra trường sớm, mà kết quả lại thấp”.

Sinh viên có nên ra trường sớm ? - Hình 1

Học tín chỉ, thời gian tự học là chủ yếu nên SV có thể tích lũy nhiều học phần trong mỗi học kỳ – Ảnh: Mỹ Quyên

Video đang HOT

Tinh thần của tín chỉ là giúp SV lựa chọn chương trình học vừa với khả năng của mình về mặt sức khỏe, tài chính, thời gian để làm sao việc học đạt chất lượng tốt nhất. Tiến sĩ Nguyễn Thanh Nam, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cho biết để ra trường đúng hạn, mỗi học kỳ đạt 15 tín chỉ là vừa sức với SV có lực học trung bình và điều kiện trung bình. Hiện nay trường cho phép SV tích lũy tối đa 25 tín chỉ/học kỳ, 50 tín chỉ/năm, học kỳ hè 12 tín chỉ và các kỳ học thêm là 20 tín chỉ. “Nếu siêu thì chỉ 2 năm là SV có thể ra trường. Tuy nhiên, trước hết các em phải trả lời được câu hỏi: Lý do phải ra trường sớm là gì? Lực học, điều kiện thời gian, tài chính có cho phép hay không? Kết quả học tập sẽ như thế nào? Từ đó cân nhắc, tính toán thật kỹ trước khi thực hiện” – tiến sĩ Nam nói.

Năm 2012, Trường ĐH Nông lâm TP.HCM cũng có 4 SV ra trường sớm trước một năm. Thạc sĩ Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo, nhận định: “Tùy theo nhóm ngành, tùy theo sức học, năng lực, điều kiện của từng cá nhân mà có nên quyết tâm học rút ngắn hay không. Vấn đề là chất lượng phải được đặt ra hàng đầu. Cần lưu ý SV học vượt phải học nhiều môn trong mỗi học kỳ so với bình thường nên đòi hỏi phải thật sự có năng lực”.

Không đồng nhất ra trường sớm là giỏi

Phần lớn đều cho rằng, nếu việc ra trường sớm giúp SV tiết kiệm được thời gian và trong điều kiện, khả năng cho phép thì cũng nên làm. Tiến sĩ Lương Đình Thành cho biết một số nhà tuyển dụng đánh giá cao những em ra trường sớm có kết quả học tập tốt, vì những SV này rất giỏi kỹ năng sắp xếp, quản lý thời gian, giải quyết vấn đề…, nhờ thế khi làm việc cũng sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

Thạc sĩ Cổ Tấn Anh Vũ, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, lại nhận định: “Một số nhà tuyển dụng nhiều khi chỉ quan tâm tới bảng điểm và năng lực thể hiện trong vòng phỏng vấn trực tiếp có đáp ứng yêu cầu hay không, chứ không biết bạn ra trường sớm hay muộn, do đó, dù ra trường sớm thì cũng chú ý học sao cho kết quả tốt”.

Trần Thị Thanh, cựu SV ngành công nghệ thông tin Trường ĐH Công nghệ Hà Nội, hiện học cao học ngành khoa học máy tính Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, có ý kiến: “Chương trình học của các ngành kỹ thuật, công nghệ khá nặng, học rất vất vả. Chẳng hạn như ngành công nghệ thông tin, có những cuốn sách tham khảo dày cả ngàn trang, nếu không có thời gian nghiên cứu thì khó có thể hiểu và đạt được điểm tốt, chưa kể tài liệu tiếng Anh rất nhiều. Theo tôi thì tốt nhất không nên ra trường sớm, lợi về mặt thời gian nhưng kiến thức chưa chắc đã tốt”.

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Nam cũng cho rằng không nên đồng nhất việc ra trường sớm là giỏi và khuyến khích việc này, vì SV có nhiều mục tiêu phải làm chứ không phải chỉ là việc ra trường sớm.

Theo thanh niên

Sinh viên có thể rút ngắn tới 3 học kỳ khi học theo tín chỉ

Đào tạo theo học chế tín chỉ là một trong 7 bước đi quan trọng trong lộ trình đổi mới giáo dục đại học giai đoạn 2006 - 2020. Sinh viên có trình độ, kiến thức và sức học tốt sẽ là đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất...

Việc chuyển từ phương thức đào tạo theo niên chế sang tín chỉ là sự hoà nhập vào hình thức đào tạo hiện đại .

Sinh viên giỏi được... hưởng lợi!

Năm 2012, ĐH Vinh lần đầu tiên có 1 SV được công nhận tốt nghiệp sớm hơn so với thời gian học 1 năm, đó là Trần Quốc Luật - lớp 50A toán. Quốc Luật là sinh viên ở khoá thứ 2 nhà trường triển khai theo chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

Đầu tháng 11.2012 vừa qua, ĐH Bách khoa TPHCM đã trao bằng tốt nghiệp cho 3 SV khóa 2008 học vượt và đã tốt nghiệp sớm 1 học kỳ so với chương trình đào tạo.

Tương tự, Trường ĐH Quốc tế, ĐHQG TPHCM cũng vừa tổ chức trao bằng tốt nghiệp cho 9 SV học vượt 1 học kỳ.

Sau 5 năm ĐH Đà Nẵng chuyển phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ, TS Nguyễn Hoàng Việt - Trưởng ban Đào tạo ĐH Đà Nẵng - cho biết: Với việc dạy và học theo tín chỉ giúp SV chủ động hơn. Nhiều SV có thể học vượt, học chương trình 2 vào học kỳ phụ trong thời gian hè, và có thể học chương trình 2 tại các trường khác. Đặc biệt, với việc học theo tín chỉ đã có 1 SV tốt nghiệp sớm hai học kỳ với loại khá. Ngoài ra, có 337 SV tốt nghiệp sớm một học kỳ (đa số đều đạt loại khá giỏi trở lên).

Theo TS Việt, tỉ lệ tốt nghiệp loại khá giỏi khi đào tạo theo tín chỉ trong 5 năm là 79,31%, cao hơn khi đào tạo theo niên chế (khoảng 42,1%). Cũng qua ghi nhận thực tế từ khi chuyển sang hình thức đào tạo tín chỉ cho biết, số SV được tốt nghiệp sớm hơn so với các chương trình 4 năm, 5 năm thông thường ở ĐH Xây dựng là khoảng 30% trong tổng số SV. Tương tự, ở ĐH Dân lập Thăng Long tỉ lệ này khoảng 15% .

Sinh viên có thể rút ngắn tới 3 học kỳ khi học theo tín chỉ - Hình 1

Việc học theo tín chỉ đang được nhiều trường đại học nghiên cứu ứng dụng. Ảnh: Kỳ Anh

Nhìn nhận về phương thức đào tạo này, PGS-TS Huỳnh Thanh Hùng - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nông - Lâm TPHCM - phân tích: Có 3 lợi thế của đào tạo tín chỉ, đó là SV được chủ động thời gian học tùy khả năng, điều kiện sức khỏe, kinh tế.

Ngoài ra, SV còn có thể chuyển đổi chuyên ngành mình đang theo học một cách khá dễ dàng, không phải học lại từ đầu. Với "tính năng" này, SV sẽ có thể sở hữu nhiều bằng cấp bậc đại học với các chuyên ngành khác nhau trong thời gian ngắn hơn.

Và thực tế triển khai cho thấy ưu điểm được SV chú ý tận dụng nhất là việc rút ngắn thời gian học tập. Nhiều SV đã tiết kiệm được từ 1 - 3 học kỳ học ngay từ khi nhà trường áp dụng hình thức đào tạo này.

Được biết, theo quy chế đào tạo của Bộ GDĐT ban hành, sinh viên có thể rút ngắn tối đa 2 học kỳ chính đối với hệ CĐ và 3 học kỳ chính đối với hệ ĐH. Như vậy sinh viên có thể học rút ngắn được 1 năm với hệ CĐ và 1,5 năm đối với hệ ĐH.

Không liệu sức, sẽ phải "trả giá"... đắt!

Không thể phủ nhận những ưu điểm của phương pháp học theo tín chỉ, tuy nhiên, theo PGS-TS Huỳnh Thanh Hùng - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nông - Lâm TPHCM - nếu SV không hiểu rõ yêu cầu của phương pháp này cũng như xác định được khả năng của mình thì sẽ rất lao đao, hậu quả sẽ nặng nề. Thực tế tại trường, có năm có tới 100 SV bị đình chỉ học vì không đạt yêu cầu tối thiểu của học chế này.

Dương Thị Oanh Thanh - cựu SV khoa Triết học, K52 Trường ĐH KHXH&VN (ĐH Quốc gia HN), khóa đầu tiên của trường áp dụng hình thức đào tạo theo tín chỉ, 1 trong 5 SV đầu tiên của trường nhận được bằng tốt nghiệp chỉ sau 3 năm học cho biết: Nếu muốn học vượt, phải có kế hoạch ngay từ đầu và phải kiên định với mục tiêu. Bởi, trong quá trình học vượt sẽ phải chịu áp lực lớn khi phải học với khối lượng kiến thức lớn hơn nhưng thời gian ngắn hơn so với các bạn khác.

Đặc biệt, áp lực này sẽ kéo dài mấy năm nên không phải dễ vượt qua. Bạn cần chủ động liên hệ với thầy cô để xin hướng dẫn, tư vấn sao cho lên được một kế hoạch học tập hợp lý, không bị chồng chéo mà cũng không bỏ phí thời gian.

Còn theo Phạm Phi Hùng - SV tham gia học vượt, tốt nghiệp Trường Cao đẳng Tin học TPHCM niên khóa 2010, hiện đang tham gia học liên thông lên ĐH của Trường ĐH Mở TPHCM - thì: "Việc học vượt được nhiều SV ưa thích nhưng ít bạn có thể tham gia vì thời gian bố trí học thực tế các tín chỉ tại trường bị "chồng" nhau đến xấp xỉ 70%, nên nếu tham gia học ở tín chỉ này thì sẽ phải bỏ ở tín chỉ khác. Mà nếu bỏ nhiều quá, sẽ hổng kiến thức dẫn đến hệ quả là thi cuối học phần không đạt và sẽ phải tham gia học lại nguyên học phần của tín chỉ bị nợ. Như vậy, sẽ mất thời gian cũng như chi phí nhiều hơn.

Cũng theo SV này, nếu không đủ năng lực, lại muốn rút ngắn thời gian học mà cố tham gia học nhiều tín chỉ trong cùng một thời gian sẽ dẫn đến đuối sức và rốt cuộc lại "xôi hỏng bỏng không".

Đến 2015, tất cả các trường ĐH phải chuyển sang đào tạo tín chỉ. Đào tạo theo học chế tín chỉ là 1 trong 7 bước đi quan trọng trong lộ trình đổi mới giáo dục đại học giai đoạn 2006 - 2020. Giữa năm 2012, Bộ GDĐT đã công bố chương trình hành động giai đoạn 2011-2016. Theo đó, bộ yêu cầu đến năm 2015, tất cả các trường ĐH chuyển hoàn toàn sang đào tạo theo học chế tín chỉ.

Theo laodong

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Đoạn clip 26 giây của Quế Anh tại Miss Grand International 2024 được chia sẻ với tốc độ chóng mặtĐoạn clip 26 giây của Quế Anh tại Miss Grand International 2024 được chia sẻ với tốc độ chóng mặt
20:11:52 27/11/2024
Chồng đưa cho vợ 14 triệu/tháng, sau 10 năm đòi tôi 2 tỷ, lý do anh đưa ra làm tôi choáng váng đầu ócChồng đưa cho vợ 14 triệu/tháng, sau 10 năm đòi tôi 2 tỷ, lý do anh đưa ra làm tôi choáng váng đầu óc
21:01:20 27/11/2024
Camera giấu kín trong căn chung cư cao cấp hé lộ bi kịch của gia đình giàu có, kiếm tiền tỷ mỗi năm vẫn khócCamera giấu kín trong căn chung cư cao cấp hé lộ bi kịch của gia đình giàu có, kiếm tiền tỷ mỗi năm vẫn khóc
21:12:33 27/11/2024
"Trong giới ca sĩ, Mỹ Tâm được nể trọng vì một điều không ai làm được""Trong giới ca sĩ, Mỹ Tâm được nể trọng vì một điều không ai làm được"
21:45:44 27/11/2024
Cho em chồng vay cả tỷ đồng xây nhà, chưa đầy một năm, cô ấy trở mặt khiến tôi lao đaoCho em chồng vay cả tỷ đồng xây nhà, chưa đầy một năm, cô ấy trở mặt khiến tôi lao đao
20:56:11 27/11/2024
Em dâu thông báo mang thai đã 7 tháng, một lần vô tình nhìn thấy bụng em mà tôi không khỏi bàng hoàngEm dâu thông báo mang thai đã 7 tháng, một lần vô tình nhìn thấy bụng em mà tôi không khỏi bàng hoàng
19:34:57 27/11/2024
Mỹ nhân Squid Game và tài tử Reply 1988 chia tay vì "ông ăn chả bà ăn nem", G-Dragon là kẻ chen chân?Mỹ nhân Squid Game và tài tử Reply 1988 chia tay vì "ông ăn chả bà ăn nem", G-Dragon là kẻ chen chân?
17:54:32 27/11/2024
Á hậu Bùi Khánh Linh gây thất vọngÁ hậu Bùi Khánh Linh gây thất vọng
20:50:24 27/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Vừa chính thức bước qua ngày 1/12/2024, 3 con giáp giàu to bất chấp

Vừa chính thức bước qua ngày 1/12/2024, 3 con giáp giàu to bất chấp

Trắc nghiệm

23:03:19 27/11/2024
Tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết 3 con giáp giàu to bất chấp, Phúc Đức dạt dào, vận may ngập tràn, tài lộc vô kể khi vừa chính thức bước qua ngày 1/12/2024 này nhé!
Hoa hậu Quốc tế 2024 Thanh Thủy khẳng định sẽ học lên Thạc sĩ

Hoa hậu Quốc tế 2024 Thanh Thủy khẳng định sẽ học lên Thạc sĩ

Sao việt

22:59:17 27/11/2024
Trong buổi gặp gỡ với thầy cô giáo, sinh viên tại ngôi trường đang theo học, Thanh Thủy khẳng định sẽ học lên Thạc sĩ đồng thời hoàn thành sứ mệnh của một Hoa hậu.
Khi 2 "đỉnh lưu" Sơn Tùng - SOOBIN tương tác thân mật, còn chủ động "chu môi" với nhau

Khi 2 "đỉnh lưu" Sơn Tùng - SOOBIN tương tác thân mật, còn chủ động "chu môi" với nhau

Nhạc việt

22:52:49 27/11/2024
SOOBIN - Sơn Tùng M-TP là hai nghệ sĩ đỉnh lưu Vpop ở thời điểm hiện tại nên khó tránh việc cả hai thường xuyên bị đặt lên bàn cân so sánh
Cuộc sống con gái Lâm Tâm Như - Hoắc Kiến Hoa: Được sắm túi hiệu, trang sức tiền tỷ nhưng đặc biệt phải tuân thủ 2 quy tắc này

Cuộc sống con gái Lâm Tâm Như - Hoắc Kiến Hoa: Được sắm túi hiệu, trang sức tiền tỷ nhưng đặc biệt phải tuân thủ 2 quy tắc này

Sao châu á

22:50:19 27/11/2024
Thay vì chú ý tới hôn nhân giữa Lâm Tâm Như - Hoắc Kiến Hoa, công chúng hiện tại lại tò mò nhiều hơn về cuộc sống của con gái cặp đôi.
Thuế VAT tăng: Thách thức lớn cho ngành phim ảnh

Thuế VAT tăng: Thách thức lớn cho ngành phim ảnh

Hậu trường phim

22:40:47 27/11/2024
Nhiều doanh nghiệp điện ảnh đã gửi văn bản kiến nghị, cho rằng việc tăng mức thuế từ 5% lên 10% đối với dịch vụ điện ảnh là không hợp lý.
Diễm My 9X đọ sắc cùng Lan Khuê, Quỳnh Lương tại sự kiện

Diễm My 9X đọ sắc cùng Lan Khuê, Quỳnh Lương tại sự kiện

Phong cách sao

22:37:45 27/11/2024
Tối 26.11, triển lãm Paramount của Cường Đàm được ra mắt tại TP.HCM. Sự kiện quy tụ dàn sao Việt như ca sĩ Mỹ Linh, siêu mẫu Lan Khuê, Diễm My 9X, Quỳnh Lương...
HLV Kim Sang-sik: 'Tôi sẽ nhảy múa nếu Việt Nam vô địch'

HLV Kim Sang-sik: 'Tôi sẽ nhảy múa nếu Việt Nam vô địch'

Sao thể thao

22:18:21 27/11/2024
HLV Kim Sang-sik đang nỗ lực hòa nhập với bóng đá Việt Nam bằng cách học hát Quốc ca và hứa sẽ nhảy múa nếu đội tuyển vô địch ASEAN Cup 2024.
Quyền Linh - Ngọc Lan 'giành' bấm nút, giúp chàng trai chinh phục bạn gái kém tuổi

Quyền Linh - Ngọc Lan 'giành' bấm nút, giúp chàng trai chinh phục bạn gái kém tuổi

Tv show

22:03:10 27/11/2024
Tại chương trình Bạn muốn hẹn hò , Quyền Linh cùng Ngọc Lan đã hỗ trợ chàng trai nhút nhát chinh phục bạn gái kém 10 tuổi.
Gazprom có kế hoạch ngừng vận chuyển khí đốt qua Ukraine vào năm 2025

Gazprom có kế hoạch ngừng vận chuyển khí đốt qua Ukraine vào năm 2025

Thế giới

22:02:34 27/11/2024
Phía Chính phủ Ukraine đã tuyên bố muốn chấm dứt thỏa thuận trung chuyển trên, đặt dấu chấm hết cho hơn nửa thế kỷ dòng chảy khí đốt đi từ Siberia đến các thị trường Trung Âu. Đây vốn là một nguồn thu ngân sách ổn định cho Nga kể từ thờ...
G-Dragon tương tác với người phụ nữ "máu chiến" nhất Kpop

G-Dragon tương tác với người phụ nữ "máu chiến" nhất Kpop

Nhạc quốc tế

21:42:04 27/11/2024
Mới đây, người hâm mộ bất ngờ tóm dính G-Dragon tương tác với một bức hình con thỏ có nội dung Nghỉ việc trên Instagram của Min Hee Jin.
Justin Bieber và vợ 'cười nhạo' tin đồn ly hôn

Justin Bieber và vợ 'cười nhạo' tin đồn ly hôn

Sao âu mỹ

21:26:31 27/11/2024
Justin Bieber và Hailey Bieber bác bỏ thông tin cho rằng cuộc hôn nhân kéo dài 6 năm của họ đang trên bờ vực thẳm.