Sinh viên CNTT chọn đại học trực tuyến để sớm lấy bằng, đi làm
Sinh viên rút ngắn thời gian học, sớm lấy bằng, có việc làm trong khi học là kết quả của chương trình đào tạo trực tuyến tại Đại học FUNiX.
Cuối tháng 6, Phan Lê Thanh Chương – sinh viên Đại học trực tuyến FUNiX đang sống và làm việc tại Mỹ vừa nhận bằng tốt nghiệp đại học của trường. Chương bắt đầu học từ tháng 10/2017, hoàn thành 8 học kỳ trong chưa đầy hai năm và bảo vệ đồ án tốt nghiệp trực tuyến vào tháng 5/2019. Tại lễ tốt nghiệp diễn ra tại Hà Nội và kết nối trực tuyến, Chương được trao bằng tốt nghiệp ngành Kỹ sư Kỹ thuật Phần mềm Đại học FPT.
Thanh Chương không phải là sinh viên duy nhất chọn đại học trực tuyến để có thể học nhanh. Nhiều sinh viên FUNiX, đặc biệt là các bạn trẻ đang học phổ thông hoặc vừa hoàn thành cấp 3 đã chọn ngôi trường trực tuyến với mục tiêu học nhanh, sớm có việc làm mà vẫn có bằng đại học.
Hoàng Trung Nguyên – nam sinh sinh năm 2000 người Hà Nội đã theo học FUNiX từ 2018, thay vì chọn học đại học truyền thống như bạn bè. Hiện Nguyên học học kỳ 3, đồng thời đã xin được việc làm lập trình viên tại công ty phần mềm NCC Soft chỉ sau hai học kỳ tại FUNiX. Mục tiêu của Nguyên là vừa học vừa làm, sau 3 năm sẽ có bằng đại học.
Hoàng Trung Nguyên (trái) theo học đại học trực tuyến để học nhanh, sớm có việc làm và vẫn có bằng đại học.
Một sinh viên 10x khác là Nguyễn Đình Anh – học sinh trường THPT Việt Đức (Hà Nội) học FUNiX từ đầu năm lớp 10. Chuẩn bị lên lớp 11, thay vì ôn thi đại học theo các khối như nhiều bạn cùng lứa, Đình Anh đang học học kỳ 3 tại FUNiX. Cậu đặt mục tiêu hết cấp 3 cũng đồng thời học xong đại học, sau đó có thể đi làm luôn.
Ông Nguyễn Thành Nam, người sáng lập Đại học FUNiX cho biết, với mô hình học trực tuyến, sinh viên không cần mất 4-5 năm học tập tại giảng đường như cách học đại học truyền thống. Thay vào đó, sinh viên tự chủ về thời gian, không gian và tiến trình học. Nếu quyết tâm và tập trung, sinh viên có thể tốt nghiệp và nhận bằng chính quy sau 1,5 đến 3 năm học.
Thực tế, trong giai đoạn thị trường đang khát nhân lực ngành CNTT như hiện nay, sinh viên ngành này chỉ cần học một, hai năm là có thể đi làm. Ông Nguyễn Thành Nam chia sẻ, dựa trên đặc điểm này, trường đã xây dựng một lộ trình đào tạo hỗ trợ sinh viên vừa học, vừa làm. Sinh viên dễ dàng xin việc đi làm ngay trong khi học, thay vì phải chọn lựa hoặc đi làm và nghỉ học, hoặc cố bốn năm để nhận một tấm bằng.
Theo đó, tại FUNiX, sinh viên sẽ lần lượt trải qua các kiến thức cần thiết cho nghề nghiệp trong 8 học kỳ. Sau khi hoàn thành mỗi kỳ, sinh viên sẽ nhận một chứng chỉ có giá trị độc lập và có cơ hội tìm kiếm việc làm tương ứng. Hoàn thành 3 chứng chỉ, sinh viên đã đủ điều kiện vào FPT Software. Hoàn thành toàn bộ chương trình, sinh viên sẽ trở thành kỹ sư CNTT, nhận bằng đại học FPT.
Video đang HOT
Điểm đặc biệt nữa của mô hình trực tuyến tại FUNiX là bên cạnh những video bài giảng từ các trường đại học lớn như Stanford, Harvard, MIT, trường còn cung cấp cho học viên hệ thống mentor (người hướng dẫn) hoạt động 24/24h.
Sinh viên FUNiX có cơ hội học trực tiếp với các chuyên gia công nghệ, cập nhật kiến thức nghề.
Đội ngũ hơn 2.000 mentor là những chuyên gia công nghệ đang làm việc tại các tập đoàn, công ty CNTT. Câu trả lời của họ thường đảm bảo tính hữu dụng, sát thực, giúp sinh viên trong thời gian ngắn có thể hiểu và cập nhật những kiến thức mới nhất.
Sự linh hoạt và có tính thực tế cao của mô hình học trực tuyến tại FUNiX đang được nhiều bạn trẻ tiếp nhận. Thay vì chọn lộ trình học thông thường: ôn thi và hết cấp 3 vào đại học trường truyền thống, các bạn trẻ như Nguyễn Đình Anh, Hoàng Trung Nguyên đã quyết định lựa chọn hướng đi mới cho bản thân để sớm bắt lấy cơ hội nghề nghiệp. Nhiều phụ huynh cũng sớm đồng hành cùng con tìm hiểu và chọn lựa hướng học tập mới.
Anh Phan Kế Vinh – phụ huynh của em Phan Hoàng Thông, vừa nhập học FUNiX đầu tháng 7 cho biết, anh đã mất gần 3 năm để tìm hiểu, cân nhắc chương trình học, phương pháp học online của nhà trường rồi quyết định đăng ký cho cậu con trai. Hoàng Thông vừa học hết cấp hai, bộc lộ đam mê với học lập trình từ khá sớm. Nhận thấy tiềm năng của ngành CNTT rất lớn, lại phù hợp với đam mê của con, anh Vinh quyết định cùng con chọn đại học trực tuyến để con có thể sớm bắt kịp cơ hội từ thị trường.
Nguyên Chương
Theo VNE
Sinh viên công nghệ Việt trải nghiệm văn hóa vòng quanh thế giới
Ở Việt Nam nhưng có thể tìm hiểu, biết đến những nền văn hóa đặc sắc của các quốc gia trên thế giới là điều mà nhiều sinh viên trường Đại học FPT đã và đang được trải nghiệm.
Du học và làm việc tại nước ngoài ngay khi còn đang theo học trường
Đây là "đặc sản" riêng tại ĐH FPT. Những chương trình du học hay đi thực tập tại nước ngoài ngay khi còn đang là sinh viên giúp cho việc học tập của sinh viên ĐH FPT trở nên hiệu quả và đa dạng sắc màu, giàu trải nghiệm. Các sinh viên ĐH FPT sẽ có cơ hội tìm hiểu về những nét đặc sắc trong văn hóa của các vùng đất mới. Đều này chắc chắn sẽ khiến cho quãng thời gian của mỗi sinh viên trở thành khoảng thời gian tích lũy kinh nghiệm và kỹ năng sống toàn cầu. Sau khi ra trường, tất cả các sinh viên tham gia những trải nghiệm này sẽ có thể tự tin, sẵn sàng chinh phục mọi vị trí công việc ở ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Sinh viên Đại học FPT trước chuyến bay đi nước ngoài du học và bồi đắp trải nghiệm sống trong môi trường toàn cầu.
Tại ĐH FPT, sinh viên được đăng ký học ít nhất một học kỳ tại nước ngoài để có môi trường thuận lợi giúp phát triển khả năng ngôn ngữ. Sinh viên có thể xách vali sang Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Hàn Quốc, Australia, Singapore, Malaysia, Philippines... hay sinh viên Ngôn ngữ Nhật có thể bay thẳng sang Nhật để học ngoại ngữ chuyên ngành.
Sinh viên ĐH FPT có cơ hội học tập tại nước ngoài với mức học phí hợp lý, được hỗ trợ tối đa để kết nối và hoàn thành thủ tục cho chuyến đi.
Tất cả cơ hội học tập này đều được ĐH FPT hỗ trợ để kết nối với các trường đại học, chuẩn bị hồ sơ, viết thư giới thiệu... nên mọi việc vô cùng dễ dàng với các sinh viên.
Xách balo lên và xuất ngoại
Không chỉ sang nước ngoài để xuất ngoại, các sinh viên còn có thể ra nước ngoài theo những chương trình ngoại khóa phong phú của trường như "Cuộc đua kỳ thú" - Amazing Race. Tham dự cuộc đua, sinh viên sẽ tìm hiểu văn hóa và cuộc sống mới lạ tại các quốc gia khác. Không chỉ dừng lại ở việc giao tiếp cơ bản, chương trình tạo điều kiện để sinh viên chủ động xin thông tin và nhờ sự trợ giúp từ các bạn bè bản xứ.
Ngoài ra trường cũng tổ chức rất nhiều những chuyến đi trải nghiệm dành cho sinh viên không chỉ để các bạn tìm hiểu văn hóa mà còn là cơ hội để sinh viên nâng cao khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ. Chắc chắn những chuyến đi này sẽ là những kỉ niệm đáng nhớ trong thanh xuân của mỗi sinh viên ĐH FPT, cũng sẽ là hành trình mang lại nhiều kinh nghiệm đáng giá.
Lại Trung Minh Đức - sinh viên K11 ngành An toàn thông tin, ĐH FPT là sinh viên Việt Nam duy nhất vinh dự được chọn tham dự Microsoft Imagine Cup 2019 - Asia Regional Finals và MSP Summit 2019 diễn ra tại International Convention Center (ICC), Sydney, Úc.
Bên cạnh những hoạt động sôi nổi đầy màu sắc, ĐH FPT cũng thường xuyên tổ chức các chương trình độc đáo và khác lạ với mong muốn mang những giá trị văn hóa mới, những hiểu biết sâu rộng tới cho sinh viên, có thể kể đến như khóa thiền trải nghiệm tại Việt Nam hay tại Làng Mai, Thái Lan. Đây là hoạt động ý nghĩa giúp SV có cơ hội rèn luyện bản thân và học cách nhìn nhận về cuộc sống tốt đẹp hơn, đồng thời cũng là cơ hội để nắm bắt văn hóa và bản sắc của quốc gia bản địa.
Trải nghiệm thông qua những người bạn quốc tế
Tại ĐH FPT có rất nhiều du học sinh đến từ các đất nước trên thế giới. Nhờ vậy, môi trường học trở nên quốc tế hóa, sinh viên có thể dễ dàng trao đổi và tìm hiểu về những đất nước, văn hóa của chính những những người bạn học của mình. Điều này tạo nên sự khác biệt cho trường ĐH FPT và cũng tạo nên những trải nghiệm vô cùng khác lạ cho sinh viên trong trường.
Du học sinh Nigeria trong trang phục truyền thống của Việt Nam tham dự các hoạt động tại ĐH FPT.
Với những chương trình quốc tế hoá được ĐH FPT thiết kế dành riêng cho sinh viên, rất nhiều sinh viên đã dễ dàng hơn trong việc trải nghiệm, tìm hiểu văn hóa các đất nước trên thế giới ngay từ năm thứ nhất, thứ hai đại học. Đây sẽ là tiền đề cho các sinh viên hoà nhập với môi trường làm việc của công dân toàn cầu sau khi tốt nghiệp ra trường.
Năm 2019, bên cạnh 4 chuyên ngành thuộc của ngành CNTT là Kỹ thuật phần mềm, Hệ thống thông tin, An toàn thông tin và Thiết kế đồ họa, ĐH FPT mở thêm 2 chuyên ngành là Trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật (IoT) - 2 ngành học đáp ứng nhu cầu nhân lực chuyên sâu cho cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực. Trong ngành Quản trị kinh doanh, ĐH FPT cũng bổ sung thêm chuyên ngành mới là Digital Marketing. Bên cạnh đó, năm nay ĐH FPT tiếp tục tuyển sinh ngành Ngôn ngữ gồm Ngôn ngữ Anh và Ngôn ngữ Nhật. Riêng với phân hiệu Cần Thơ của ĐH FPT, trường mở thêm ngành Ngôn ngữ Hàn. Trên cả nước, ĐH FPT đang đào tạo nhân lực ở cả 3 ngôn ngữ Anh, Nhật, Hàn. Hai kỳ sơ tuyển đầu vào năm nay của ĐH FPT lần lượt diễn ra vào ngày 12/5/2019 và 14/7/2019.
T.Trinh
Theo ictnews
Kỳ thi THPT Quốc gia 2019: Đề thi sẽ "dễ thở" hơn năm 2018? Nội dung đề thi năm 2019 nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12 theo định hướng đánh giá năng lực người học Chưa đầy 2 tuần nữa là bước vào kỳ thi THPT Quốc gia 2019, điều thí sinh lo lắng nhất là những đổi mới của đề thi năm nay liệu có mang tính thực tiễn, ứng...