Sinh viên ấn tượng với Khu xử lý chất thải Đa Phước
Ngày 27/11, Đoàn sinh viên Khoa Môi trường – Trường ĐH KHTN (ĐH Quốc gia TP.HCM) đến tham quan, tìm hiểu thực tế quy trình xử lý chất thải tại Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam (VWS).
Ông Kevin Moore, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam (VWS) đã tiếp thầy cô và các bạn sinh viên năm 4 của Khoa Môi trường. Tại đây, ông Kevin Moore giới thiệu về lịch sử hình thành bãi chôn lấp rác Đa Phước, cũng như quy trình xử lý chất thải của VWS.
Sau khi các bạn sinh viên cho biết đều ở TPHCM, ông Kevin Moore nói vui rằng, vậy rác thải của các bạn phần lớn đến đây. “Mỗi ngày chúng tôi đều thấy rác thải của các bạn”, ông Kevin Moore cười nói tiếp.
Buổi tiếp các bạn sinh viên Khoa Môi trường diễn ra rất cởi mở, với nhiều câu hỏi đặt ra xung quanh câu chuyện xử lý rác thải. Một điều rất thuận lợi là các bạn sinh viên trao đổi bằng tiếng Anh với ông Kevin Moore rất tốt.
Ngay sau đó, ông Kevin Moore dẫn các bạn sinh viên đến phòng trưng bày mô hình cấu tạo lớp lót đáy bãi chôn lấp Đa Phước. Tại đây ông đã giới thiệu rất nhiều về cách thức các kỹ sư đã làm việc thế nào để có bãi chôn lấp rác ngày hôm nay.
Đoàn sinh viên được ông Kevin Moore giới thiệu về quy trình xử lý rác thải.
Đoàn sinh viên và thầy cô Khoa Môi trường được công ty bố trí xe đưa đi thực tế trên bãi rác, vào các trạm xử lý nước rỉ rác…Tại đây, các bạn sinh viên được kỹ sư của công ty giới thiệu về quy trình xử lý nước rỉ rác.
Hầu hết cảm giác ban đầu của các bạn sinh viên khi tiếp xúc với nước rỉ rác là e ngại mùi hôi. Anh kỹ sư của VWS – Nguyễn Trung Hiếu nói vui rằng, sau này các bạn ra trường làm kỹ sư môi trường thì “không sạch sẽ” đâu. Nghề này đôi khi nhìn thấy dơ dơ vậy đó.
Các bạn sinh viên cười ồ và chia nhau cầm lọ nước rỉ rác quan sát, ngửi thử trước khi qua tham quan công đoạn nước rỉ rác được xử lý qua màn lọc bằng công nghệ hiện đại. Tất cả đều bất ngờ bởi lọ nước rỉ rác trước và sau khi xử lý hoàn toàn khác nhau.
Video đang HOT
Bạn sinh viên Lê Vi Na cho biết, đây là chuyến đi tham quan tìm hiểu quy trình xử lý rác thải của công ty phục vụ cho năm học cuối khóa. Khi đến đây cảm giác ban đầu là rất ấn tượng bởi khu xử lý rất to và hiện đại hơn rất nhiều cơ sở xử lý tương tự mà Na đã đi.
Ấn tượng và mạnh dạn đặt câu hỏi với đại diện VWS, Sinh viên Lê Hải Nghi (chuyên ngành công nghệ kỹ thuật môi trường) hỏi có thể sau buổi này xin vào thực tập hoặc ra trường gửi đơn xin vào làm được không?
Chia sẻ về ý định này, sinh viên Lê Hải Nghi cho rằng đây là cơ sở xử lý chất thải rất hiện đại mà bản thân từng biết, cả công nghệ xử lý cũng hiện đại nên rất muốn được thực tập hoặc làm việc ở một môi trường như vậy.
Các bạn sinh viên được đi thực tế vào bãi rác, các khu xử lý nước rỉ rác.
Trước khi chia tay đoàn sinh viên, ông Kevin Moore đã gửi lời cám ơn đến thầy cô và các bạn sinh viên đã giành thời gian đến tham quan tìm hiểu. Ông cũng nói với các bạn sinh viên rằng, mai mốt nếu các bạn ra trường có yêu thích ngành xử lý rác thải thì nộp đơn xin việc đến công ty, công ty rất vui khi đón chào các bạn trong tương lai.
Thạc sỹ Hồ Trương Nam Hải, Giảng viên Khoa Môi trường, trường ĐH KHTN (ĐH Quốc gia TPHCM) dẫn đoàn đi thực tế cho biết, đợt này đoàn có 29 bạn sinh viên năm 4 cùng 2 thầy cô đến tham quan đoàn. Chuyến tham quan giúp các bạn sinh viên tìm hiểu một cơ sở thực tế về công ty xử lý chất thải. Đồng thời giúp các bạn sinh viên nghiên cứu có cái nhìn tổng quan về một bãi chôn lấp hoạt động ra sao tại Việt Nam.
Chụp ảnh lưu niệm cùng ông Kevin Moore.
Theo thầy Hải, qua giới thiệu của công ty đã giúp các bạn sinh viên hiểu được phần nào quy trình xử lý chôn lấp rác. Cung cấp nhiều kiến thức thực tế cho các bạn sinh viên. Từ đó các bạn sẽ làm một báo cáo về chuyến đi thực tế này để phục vụ cho môn học năm cuối trước khi ra trường. Nơi đây là một bãi chôn lấp khá hoàn thiện, quy trình tiếp nhận xử lý rác đáp ứng các tiêu chuẩn của một bãi chôn lấp hiện đại.
QUỲNH CHI
Theo VTC
Sôi động nhà trọ đầu năm học
Làng đại học Thủ Đức là nơi tập trung số lượng lớn sinh viên từ mọi miền đất nước về học tập. Vì vậy, mỗi năm nhu cầu chỗ ở tăng lên rất lớn. Năm nay cũng không phải ngoại lệ.
Khu B của ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM - Ảnh: Thanh Thảo
Phân vân chỗ ở đầu năm học
Làng đại học là nơi tiếp giáp giữa hai khu vực TX.Dĩ An (tỉnh Bình Dương) và P.Linh Trung (Q.Thủ Đức, TP.HCM). Vì vị trí như vậy, khu vực này còn rất nhiều nhà xây dựng tạm bợ, dẫn đến nhà trọ cho sinh viên (SV) nhiều nơi chưa đảm bảo.
Phạm Nguyễn, SV năm 4 Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cho biết: "Mình ở trọ 2 năm rồi. Theo mình, so với ký túc xá (KTX) thì ở trọ được thoải mái giờ giấc đi lại và sinh hoạt, ở một mình không phải ở chung với người khác. Nhưng có điều cơ sở vật chất thì chưa đảm bảo, cũng không an ninh bằng KTX".
Nhà trọ có cơ sở vật chất còn quá sơ sài
Đúng như lời Phạm Nguyễn, các khu vực nhà trọ san sát trong làng đại học hiện nay tuy có camera giám sát, nhưng không có người bảo vệ. SV có xe máy phải tự trông giữ. Dù đã khóa cổ xe nhưng vẫn có nhiều trường hợp mất xe trong thời gian gần đây. Nhiều khu trọ tồn tại nhiều năm chưa được sửa chữa nên cơ sở vật chất chưa được đảm bảo, các mảng tường bị bong tróc, phòng ốc cũ kỹ.
Lối vào nhà trọ là một con hẻm gần chợ, đông dân cư qua lại. Khu vực này tiếp giáp trường ĐH, khá thuận tiện để SV đi bộ tới trường. Xung quanh dãy nhà trọ là các tiệm tạp hóa, tiệm thuốc. Mặc dù thuận tiện về nhu cầu sinh hoạt, thế nhưng an ninh và việc bảo vệ tài sản là vấn đề mà nhiều SV lo ngại. Về phòng trước 23 giờ là quy định chung của hầu hết các chỗ trọ ở đây.
Bên cạnh các SV ở trọ lâu năm còn có những SV từ KTX chuyển ra ngoài. Việc tìm trọ của những SV này cũng có không ít khó khăn. Trần Thị Xuân Phúc, SV năm 4 Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, chia sẻ: "Ban đầu chuyển từ KTX ra ngoài, mình cũng đi tìm phòng nhiều ngày. Cuối cùng, mình tìm được phòng khá an ninh, gần trạm xe buýt, nhưng phòng cũ kỹ và ẩm thấp quá. Vì vậy, mình cũng đang định tìm chỗ khác".
Giá cả phòng trọ hiện nay được SV đánh giá không quá đắt. Trung bình giá phòng dao động tầm khoảng 1 - 1,5 triệu đồng/tháng. Khu vực này ngoài SV thì còn có công nhân, gia đình... thuê.
Làng đại học nhiều thay đổi
Tân SV năm nay vẫn ưu tiên và lựa chọn nơi ở là KTX ĐH Quốc gia. Lê Thị Thanh Thanh, tân SV vừa đăng ký ở tại KTX ngay khi làm thủ tục nhập học, cho biết: "Do còn bỡ ngỡ nên em không biết tìm nhà trọ khu vực nào đảm bảo an ninh. Em được biết ở KTX có bảo vệ 24/7 và có nhiều tiện nghi phục vụ cho sinh hoạt sau giờ học nên đăng ký".
Đồng quan điểm trên, Phạm Hải Dương, tân SV Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM và Thái Vĩnh Khang, tân SV Trường ĐH Kinh tế - Luật, cho biết mình chọn KTX để ở vì thấy ở đây phù hợp với giá tiền SV, rèn luyện cách sống tập thể.
Vì có nhiều SV chọn ở bên ngoài, nên số lượng chỗ ở tại KTX còn khá nhiều. Theo thông tin từ Trung tâm quản lý KTX ĐH Quốc gia TP.HCM, năm nay nơi này tiếp nhận tất cả tân SV các trường thành viên của ĐH Quốc gia TP.HCM. Tân SV các trường đều được phân ở tại khu A và khu B của KTX. Ngoài ra, nơi này còn cho phép SV của các trường khác ngoài ĐH Quốc gia TP.HCM đăng ký ở. Điều kiện đối với các SV này là khi nộp hồ sơ đăng ký ở KTX phải có giấy giới thiệu của trường trúng tuyển hoặc đang theo học.
Sáng 14.8, sau khi cân đối quỹ phòng, lãnh đạo KTX trên cũng vừa thông báo quyết định bổ sung đến 500 chỗ ở tại khu A cho riêng nữ tân SV Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM.
Bên cạnh đó, năm nay làng đại học sẽ có rất nhiều thay đổi. Thay đổi đáng kể nhất là tân SV sẽ được sinh hoạt tại Nhà văn hóa SV. Công trình có diện tích đất xây dựng là 5.442 m2 gồm 7 tầng với hệ thống cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại và dịch vụ tiện nghi. Đây sẽ là một trung tâm sinh hoạt về văn hóa - giáo dục, phục vụ nhu cầu về sinh hoạt văn hóa, thể thao, giáo dục cũng như các hình thức tư vấn miễn phí về pháp luật, sức khỏe, việc làm dành cho SV.
Theo ông Quách Hải Đạt, Giám đốc Nhà văn hóa SV TP.HCM, địa điểm này sẽ đi vào hoạt động vào tháng 9 để kịp thời phục vụ tân SV.
Những con đường làng ĐH giờ đây cũng khang trang hơn và dễ tìm hơn bởi đã có những bảng tên đường. Có tất cả 29 tuyến đường trong khu đô thị ĐH Quốc gia TP.HCM đã được thay tên mới bằng tên các danh nhân như: Nguyễn Du, Lê Quý Đôn, Tạ Quang Bửu... Đây cũng là một nét chấm phá khá thú vị dành cho tân SV năm nay.
Theo Thanh niên
Cần linh hoạt trong đào tạo đại học Vừa qua, báo chí đưa tin một số trường đại học (ĐH) ở TPHCM buộc những sinh viên có kết quả học tập yếu kém suốt ba học kỳ phải thôi học. Cụ thể, Phân hiệu Trường ĐH Giao thông Vận tải tại TPHCM cảnh báo học vụ và buộc thôi học hàng trăm sinh viên các khoá. Hay trường ĐH Khoa học...