Singapore tăng học phí với du học sinh
Bộ Giáo dục Singapore cho biết, học phí đối với du học sinh tại các trường công lập ở Singapore sẽ tiếp tục tăng kể từ năm 2022, sau khi giữ nguyên trong năm 2021.
Ảnh minh họa
Cụ thể, trong giai đoạn năm 2022 – 2023, học phí hàng tháng của học sinh quốc tế sẽ tăng từ 25 – 150 SGD, tuy theo từng cấp học. Những thay đổi này sẽ bắt đầu từ tháng 1 của mỗi năm.
Đối với học sinh tiểu học từ Việt Nam và các nước ASEAN du học Singapore, học phí sẽ tăng từ 465 SGD/ tháng ở thời điểm hiện tại lên 490 SGD/ tháng vào năm tới và 515 SGD/ tháng vào năm 2023. Nếu là học sinh đến từ các nước ngoài ASEAN, học phí sẽ tăng từ 775 SGD/ tháng lên 825 SGD/ tháng vào năm tới và 875 SGD/ tháng vào năm 2023.
Đối với học sinh trung học đến từ các nước ASEAN, học phí sẽ tăng từ 780 SGD/ tháng ở thời điểm hiện tại lên 840 SGD/ tháng vào năm 2022 và 900 SGD/ tháng vào năm 2023. Nếu đến từ các nước ngoài ASEAN, học phí sẽ tăng từ 1.450 SGD/ tháng lên 1.600 SGD/ tháng vào năm tới và 1.750 SGD/ tháng vào năm 2023.
Video đang HOT
Đối với cấp dự bị đại học, học sinh nước ngoài đến từ các nước ASEAN sẽ phải trả 1.070 SGD/tháng vào năm 2022 thay vì 1.040 SGD/tháng như hiện tại và sẽ tăng lên 1.100 SGD/tháng vào năm 2023. Với những học sinh quốc tế ngoài ASEAN hiện đang trả 1.800 SGD/tháng sẽ phải trả 1.950 SGD/tháng vào năm tới và 2.100 SGD/tháng vào năm 2023.
Học phí đối với học sinh quốc tế ở Singapore đã tăng đều đặn trong giai đoạn 2018 – 2020 với mức tăng từ 25 – 150 SGD/ tháng tùy từng cấp học.
Riêng với học sinh người Singapore, Bộ Giáo dục cho biết học phí và lệ phí không thay đổi. Cụ thể, học sinh tiểu học không phải trả học phí hàng tháng, học sinh trung học phải trả 5 SGD/tháng và học sinh theo học các khóa dự bị đại học phải trả 6 SGD/tháng.
Các khoản phí khác được quy định ở mức 6,5 SGD/tháng cho bậc tiểu học, 10 SGD/ tháng cho bậc trung học và 13,5 SGD/ tháng cho bậc dự bị đại học.
Hàn Quốc: Du học sinh phản đối tăng học phí
Đầu tháng 6, Trường Đại học Seoul, thủ đô Seoul thông báo tăng học phí của du học sinh quốc tế.
Cụ thể, học phí của du học sinh bậc đại học tăng 100% trong khi học phí của du học sinh bậc sau đại học tăng 20%.
Trường Đại học Seoul, Hàn Quốc.
Trước đó năm 2012, Trường ĐH Seoul từng quyết định giảm 50% học phí nhằm giảm bớt gánh nặng tài chính cho sinh viên, phụ huynh trong bối cảnh học phí các cơ sở giáo dục đại học trên cả nước tăng cao.
Kể từ đó, học phí các lĩnh vực Khoa học xã hội, Nhân văn giữ ở mức 1,02 triệu won (906 USD) mỗi học kỳ, bất kể quốc tỉnh của sinh viên. Con số này chỉ bằng 1/2 so với học phí của hầu hết các trường đại học trong nước.
Hiện nay, số lượng du học sinh nước ngoài tại Trường ĐH Seoul là 580 người. Nhà trường giải thích mức tăng này đã được đem ra thảo luận trong nhiều năm với mục đích tăng cường hỗ trợ sinh viên quốc tế.
Một quan chức tại nhà trường cho biết: "Từ vài năm trước, chúng tôi đã tiến hành các cuộc khảo sát về mong muốn hỗ trợ, mức học phí phù hợp cho sinh viên quốc tế. Chúng tôi cũng tham khảo những cách làm của các trường đại học khác nhưng cố gắng giữ học phí của sinh viên quốc tế ở mức trung bình. Với số tiền tăng thêm, chúng tôi sẽ tăng mức học bổng, mở thêm lớp dạy tiếng Hàn cho các em".
Tuy nhiên, quyết định này đã vấp phải sự phản đối từ phía sinh viên trường đại học. Nhiều sinh viên quốc tế du học theo con đường tự túc, không có học bổng nên phải làm thêm để trang trải học phí.
Sinh viên trong nước cũng phản đối ý tưởng rằng du học sinh phải trả học phí cao hơn vì được miễn thuế. Ngoài ra, do số lượng ít, du học sinh thường không có nhiều tiếng nói so với sinh viên trong nước và bị đối xử kém hơn.
Hơn nữa, trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát trên thế giới, nhiều du học sinh tại Hàn Quốc đã trở về nước, học trực tuyến qua phần mềm Zoom. Vì vậy, các em không được tương tác trực tiếp với giảng viên; không được hưởng các quyền lợi cá nhân như sử dụng thư viện, phòng sách... Việc tăng học phí vào thời điểm hình thức đào tạo thiếu hiệu quả được đánh giá là không hợp lý.
Ngoài ra, du học sinh không đồng tình với mục đích tăng học phí của Trường ĐH Seoul. Theo đó, nhà trường muốn mở thêm lớp dạy tiếng Hàn cho các em. Ngược lại, khi các trường đại học tư tăng học phí, họ mở thêm các lớp tiếng Anh, sinh viên trong nước ít tham gia nên gần như dành riêng cho sinh viên nước ngoài. Các em vẫn bám sát chương trình học mà không nhất thiết phải học ngoại ngữ.
Một sinh viên người Indonesia giấu tên bày tỏ: "Trong trường, tiếng nói của du học sinh rất mỏng manh vì rào cản ngôn ngữ. Khi trường tăng học phí, du học sinh cũng không thể chia sẻ rõ ràng lập luận của mình. May mắn thay nhiều sinh viên trong nước đã đứng lên phản đối cùng với chúng tôi".
Tăng học phí có thể coi là vấn đề nhạy cảm trong lĩnh vực giáo dục đại học tại Hàn Quốc trong thời gian gần đây. Đa phần sinh viên quốc gia này muốn được giảm hoặc hoàn trả học phí vì chất lượng giáo dục trực tuyến không hiệu quả như trực tiếp.
Đầu năm 2021, Trường ĐH Quốc gia Seoul thông báo tăng 1,2% học phí đại học và sau đại học để tài trợ học bổng cho sinh viên thu nhập thấp. Tuy nhiên trường này đã phải huỷ bỏ kế hoạch do sinh viên phản đối mạnh mẽ.
Gen Z tuổi 16 kết nối nghệ thuật truyền thống Việt Hiện 16 tuổi nhưng Thư đang là học sinh lớp 12 do thành tích học tập xuất sắc và được vượt hai lớp. Bạn Trương Hoàng Anh Thư - Ảnh: T.HOÀNG Hai năm trước, Trương Hoàng Anh Thư (du học sinh tại bang Oregon, Mỹ) từng hoang mang vì cuộc sống xa nhà hoàn toàn đảo lộn bởi COVID-19. Nhưng sau đó cô...