Siêu điệp viên Israel và những bí mật hoạt động (Kỳ cuối)
Hoạt động gián điệp của mình bị bại lộ, Jay lái xe tới đại sứ quán Israel tại Washington yêu cầu sự giúp đỡ.
Biết mình có khả năng bị lộ, Jay gọi điện cho vợ mình xử lý những tài liệu mật đang cất giấu tại nhà.
Sau khi gửi một số giấy tờ quan trọng cho người thân, Anne đã cố gắn liên hệ với Đại tá Avi Sella yêu cầu sự giúp đỡ. Tuy nhiên, không có bất cứ kế hoạch nào được đưa ra đảm bảo an toàn cho Jay. Ngay ngày hôm đó, Đại tá Avi Sella lên chuyên bay sớm nhất rời khỏi Mỹ.
Trong khi Đại tá Sella an toàn ở Anh thì tại Mỹ, Jay liên tiếp trải qua những cuộc thẩm vấn liên quan đến hoạt động đánh cắp tài liệu mật của mình thời gian vừa qua. Jay có thừa nhận đánh cắp chúng nhưng lại khai giao nó cho người bạn. Jay muốn kéo dài thời gian với hi vọng phía Israel sẽ có động thái cứu mình. Tuy nhiên, mọi chuyện không như Jay nghĩ.
Ngay sau khi được thả về, Jay và Anne vội vã cầm một số giấy tờ quan trọng và lái xe tới đại sứ quán Israel tại Washington yêu cầu giúp đỡ. Anne đang giữ một số giấy tờ quan trọng, nó sẽ giúp cả hai người an toàn. Tuy nhiên, Jay đã bị từ chối ngay tại đại sứ quán. Nhân viên đại sứ quán yêu cầu vợ chồng Jay rời khỏi đấy ngay lập tức.
Chiếc xe cũ kỹ của Jay vừa rời cánh cổng đại sứ quán thì đã bị bắt. Xe của FBI đã đợi sẵn bên ngoài.
Jay chính thức bị bắt với tội danh hoạt động gián điệp. Tất cả giấy tờ trên xe bị thu giữ làm bằng chứng. Anne được trả về, tuy nhiên cô cũng bị triệu tập ngay ngày hôm sau.
Jonathan Jay Pollard, ảnh năm 1998
Tại sao Jay không được Israel cứu? Lý do này không được công bố chính thức, tuy nhiên, có nhiều thông tin cho rằng quan hệ giữa Israel và Mỹ thời điểm đó không tốt. Israel không thể cho Jay tị nạn.
Phía Israel hoàn toàn phủ nhận việc liên quan đến hoạt động gián điệp của Jay. Theo họ, kế hoạch của Jay là kế hoạch đơn lẻ. Phía họ không hay biết. Thậm chí, Israel còn giao lại cho Mỹ những tài liệu đã nhận được từ Jay.
Video đang HOT
Khi biết bị bỏ rơi, Jay quyết định khai mọi hoạt động của mình nhưng vẫn khẳng định mình không phản bội nước Mỹ.
Anne bị truy tố về tội danh bao che, cất giữ và sử dụng trái phép những thông tin quốc phòng. Bản án dành cho Anne ít nhất là 5 năm tù giam.
Phía luật sư của Jay muốn tòa đảm bảo không áp dụng án tử hình cho Jay nêu như Jay đồng khai nhận toàn bộ hành vi của mình và nhận tội. Sau nhiều phiên xét xử, Jay đã bị tuyên án chung thân.
Bản án dành cho Jay gây nhiều tranh cãi bởi trước đây, nhiều trường hợp hoạt động gián điệp cho nước đồng minh đã bị bắt giữ, tuy nhiên, bản án dành cho họ không quá 14 năm tù giam.
Ngay sau khi phán quyết được công bố, Jay được chuyển đến bệnh viện của nhà tù liên bang tại Springfield, Missouri. Jay bị quản thúc ở đây hơn một năm để điều trị chứng bệnh tâm lý của mình của mình trước khi bị chuyển đến nhà tù tại Marion, Illinois. Nhà tù ở Marion được coi là an ninh và quản thúc tù nhân khắt khe. Mỗi tù nhân chỉ được phép ra khỏi buồng giam của mình một giờ mỗi ngày.
Tháng 3/1990, Anne được thả tự do sau 3 năm 4 tháng chịu án. Cuối năm đó, cô nhận được đơn ly dị của Jay.
Trong thời gian chịu án, Jay nhận được sự ủng hộ của một người phụ nữ Do Thái nhưng mang quốc tịch Canada tên là Esther Zeitz. Hai người thường xuyên trao đổi thư từ với nhau. Không lâu sau đó, hai người tự nhận nhau là vợ chồng. Esther bắt đầu sử dụng cái tên Esther Zeitz Pollard.
Sau rất nhiều năm, câu chuyện về hoạt động gián điệp của Jay vẫn luôn là câu chuyện được nhiều người quan tâm.
Năm 1988, phía Israel đã công khai thừa nhận Jay hoạt động cho mình và xác nhận quyền công dân cho Jay. Một số quan chức Israel đã tới thăm Jay khi ông chịu án tại Mỹ.
Những hoạt động biểu tình kêu gọi trả tự do cho Jay ngày càng được lan rộng, tuy nhiên, phía Mỹ vẫn không thay đổi quyết định với lý do những tài liệu Jay đã từng đánh cắp là những tài liệu rất quan trọng, ảnh hưởng đến an ninh nước Mỹ.
Hiện tại, điệp viên Jonathan Jay Pollard vẫn đang chịu án tại nhà giam ở Butner, Bắc Carolina. Jay vẫn mong đợi một ngày được tự do và sống tại đất nước Israel.
Theo Khampha
Siêu điệp viên Israel và những bí mật hoạt động (Kỳ 2)
Năm 1977, Jonathan Pollard nộp hồ sơ xin vào làm cho CIA, tuy nhiên, lá đơn đó đã không được chấp nhận bởi nhiều lý do.
Năm 1967, khi Jay 13 tuổi, một số quốc gia Ả Rập tấn công Israel. Có lần Jay khóc nức nở nói với mẹ rằng: "Họ sẽ giết chết Israel."
13 tuổi, Jay tham dự buổi lễ truyền thống đánh dấu sự trưởng thành của một cậu bé Do Thái. Tại buổi lễ, cậu nói nhiều về chiến tranh tại Israel, những lời nói của Jay khiến các giáo sĩ Do Thái tại hội đường ngạc nhiên và thích thú. Họ khuyến khích cậu bé nghĩ nhiều hơn về đất nước và chiến tranh.
Năm 1968, gia đình Jay tới châu Âu, đó là trải nghiệm đầu tiên của Jay. Jay tới thăm Dachau và nhìn thấy những hình ảnh tiêu cực ở đây chống người Do Thái như hàng dào thép gai, những doanh trại kiên cố, những lò hỏa táng. Jay đã rất xúc động. Điều đó càng khiến cậu bé quết tâm làm điều gì đó cho những người dân mình.
Năm 1970, Jay đến Israel nhân chuyến tham quan dành cho những học sinh năng khiếu. Cậu bé thích thú với những gì mình nhìn thấy. Jay chia sẻ, "Đó là những trải nghiệm lớn nhất và ý nghĩa nhất trong cuộc đời tôi."
Jay muốn được di cư đến Israel. Khi quay về nhà, Jay đã quyết tâm hơn bao giờ hết để biến giấc mơ đó trở thành hiện thực. Gia đình Jay không phản đối điều đó.
Năm 1972, Jay bắt đầu theo học tại đại học Stanford, trường đại học danh tiếng của Cafifornia. Ban đầu, Jay theo học ngành y với ước mơ trở thành một bác sĩ, tuy nhiên, khóa học là một áp lực đối với Jay. Jay quyết định chuyển sang khoa chính trị.
Điệp viên Jonathan Jay Pollard
Jay nổi tiếng trong trường với những kiến thức về lịch sử quân sự, những bài thuyết trình về tình hình chiến sự hiện tại. Jay tha thiết mang sự thật về những cuộc chiến tranh đến cho mọi người. Những gì Jay làm đều liên quan đến Israel.
Jay có một khấu súng lục và luôn mang theo mình để tự vệ. Có lần, khi tham gia bảo vệ vùng đất định cư của người Do Thái, Jay đã nổ súng giết một người Ả Rập.
Năm 1976, Jay tốt nghiệp đại học Stanford và tiếp tục theo họ luật tại đại học Tufts ở Boston.
Năm 1977, Jay nộp hồ sơ xin vào làm việc cho CIA nhưng không hồ sơ của Jay không được chấp nhận do một vài lý do. Kết quả kiểm tra y tế cho thấy những nguy cơ bất ổn về hành động của Jay.
Hai năm sau, chàng thanh niên nhiều ước mơ 25 tuổi này được cơ quan tình báo Hải quân tuyển dụng làm chuyên viên nghiên cứu tình báo. Jay làm việc tại Văn phòng tình báo chiến dịch ở Suitland, Maryland, Mỹ. Hải quân không biết gì về những phát hiện của CIA liên quan đến nhân viên mới của mình.
Jay làm việc cho cơ quan tình báo Hải quân trong suốt 7 năm với công việc chủ yếu là phân tích dữ liệu và làm báo cáo. Thời goan này, Jay vẫn chịu những cái nhìn tiêu cục từ đồng nghiệp bởi mình là người Do Thái.
Năm 1981, Jay gặp Anne Henderson, lúc đó mới 21 tuổi, một cô thư ký xinh đẹp, mắt xanh, tóc nhuộm hồng, người sau này trở thành tình yêu đầu đời của cậu. Cô gái này cũng là người Do Thái nhưng không phải là một người theo chủ nghĩa phục quốc Do Thái như Jay. Hai người nhanh chóng sống chung và lên kế hoạch cho đám cưới.
Nhưng rồi Jay gặp rắc rối trong công việc khiến anh bị thu hồi giấy phép an ninh. Lúc đó, quan hệ giữa các cộng đồng tình báo tại Mỹ và Nam Phi rất căng thẳng và Mỹ cần thông tin về diễn biến tình hình tại Nam Đại Tây Dương. Jay đến gặp cấp trên và nói rằng anh là bạn cùng học tại trường Fletcher với trung tướng P. W. van der Westhuize, người đứng đầu lực lượng tình báo quân đội của Nam Phi.
Tuy nhiên, các quan chức tình báo Hải quân bắt đầu cảm thấy Pollard có vấn đề khi anh kể cho họ những câu chuyện về việc anh đã từng sống tại Nam Phi và bố anh là tổ trưởng của CIA tại đó. Họ nhận ra rằng Pollard bịa chuyện và bảo anh yêu cầu anh gặp bác sỹ tâm lý.
Kết quả kiểm tra hoàn toàn bình thường, Jay không hề mắc bệnh tâm thần và giấy phép an ninh của Jay được cấp lại.
Theo Thúy Trần (Khám phá)
Siêu điệp viên Israel và những bí mật hoạt động (Kỳ 1) Cặp vợ chồng trẻ lái chiếc xe cũ kỹ vào đại sứ quán cầu cứu. Ít ai ngờ người đàn ông là một siêu gián điệp. Người đàn ông dáng vẻ mập mạp lái chiếc xe Mustang mày xanh cũ kĩ, tim anh ta đập nhanh vì quá lo lắng. Vợ anh ta ngồi ghế bên cạnh, mái tóc đỏ cuốn hút, trên...