Siết bán lẻ trực tuyến xuyên biên giới
Khi thương mại trực tuyến bùng nổ, cơ quan quản lý lo ngại khó ngăn chặn hàng cấm, hàng hạn chế nhập khẩu, xuất khẩu, khó kiểm soát chống gian lận xuất xứ hưởng ưu đãi thuế
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến dự thảo Đề án quản lý hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng ngành này trung bình 25%-30%/năm và có khả năng đứng thứ 3 Đông Nam Á vào năm 2025.
Bùng nổ nhưng thiếu kiểm soát
Thực tế, giao dịch TMĐT qua biên giới hiện nay rất dễ dàng, không chỉ với doanh nghiệp (DN) mà cả cá nhân. Chẳng hạn, chỉ cần có tài khoản và thẻ thanh toán quốc tế, người mua có thể chọn mua bất kỳ món hàng nào trên các trang như Amazon, Alibaba… với chi phí khá hợp lý và thời gian vận chuyển chỉ 5-15 ngày. Không chỉ thế, người mua hàng còn có thể đặt lệnh mua hàng trực tiếp từ nước ngoài ngay trên các trang TMĐT trong nước như Lazada, Shopee… thông qua dịch vụ liên kết do các trang này cung cấp. Nhiều trang web bán hàng tổng hợp của nước ngoài hoặc website riêng của các nhãn hiệu hàng hóa trên thế giới cũng cho phép mua hàng và thanh toán trực tiếp qua thẻ thanh toán quốc tế.
Mua sắm trực tuyến hàng hóa nước ngoài ngày càng phát triển nhưng cơ quan quản lý chưa có công cụ hiệu quả để kiểm soát hoạt động này
Video đang HOT
Bộ Tài chính đánh giá TMĐT phát triển là xu hướng tất yếu, do đó nhà nước cần có các quy định cụ thể để thực hiện việc quản lý. Để đáp ứng nhu cầu quản lý, đã có hàng loạt quy định được xây dựng trong Luật Giao dịch TMĐT, Nghị định 52 về TMĐT, Nghị định 72 về quản lý, cung cấp sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng, Luật An ninh mạng, Luật Quản lý thuế… Tuy nhiên, các quy định này chưa đầy đủ, đồng bộ nên các bên tham gia hoạt động TMĐT, các cơ quan quản lý nhà nước còn gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai thực hiện.
Đáng lưu ý, trong thực tế đã phát sinh nhiều tình huống đòi hỏi cần có quy định quản lý nghiêm ngặt. “Khi TMĐT qua biên giới phát triển mạnh mẽ, các cơ quan quản lý nhà nước phải đối mặt với các vấn đề như thiếu thông tin, khai báo không chính xác; khó ngăn chặn các kiệnhàng cấm; hàng hạn chế nhập khẩu, xuất khẩu; hàng buôn lậu do số lượng hàng hóa gửi nhỏ lẻ trong khi chất lượng thông tin; dữ liệu trước về hàng hóa không có nhiều; khó kiểm soát chống gian lận về phân loại và xuất xứ hàng hóa để được hưởng các mức thuế suất ưu đãi đặc biệt…” – dự thảo của Bộ Tài chính nêu rõ.
Do đó, Bộ Tài chính đề xuất một số giải pháp như cần quy định chủ hàng hóa gửi kho ngoại quan phải cung cấp thông tin về hàng hóa và người bán hàng; cần quy định cụ thể về chấp nhận trị giá mua bán qua TMĐT là trị giá thực của giao dịch để thực hiện tính thuế với điều kiện các thông tin về việc mua bán được gửi đến hệ thống quản lý chung.
Chỉ cần làm tốt quy định cũ
Góp ý cho đề án, ông Lê Hải Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM), cho rằng quản lý TMĐT là hoạt động tổng hợp giữa nhiều bộ ngành, cơ quan chuyên ngành. Do đó, để quản lý tốt cần có sự phối hợp nhuần nhuyễn. “TMĐT thực chất được quản lý theo các quy định về thương mại, xuất nhập khẩu, thuế… nói chung. Bản chất của TMĐT là tận dụng hạ tầng điện tử để thực hiện giao dịch, mọi vấn đề khác liên quan đến chất lượng hàng hóa, thuế, thông quan… đều thực hiện theo pháp luật chung. Như vậy, không cần thiết xây dựng thêm đề án quản lý mà chỉ cần thực hiện tốt quy định đã có” – Phó Chủ tịch VECOM phân tích.
Cũng theo ông Bình, việc đặt vấn đề TMĐT gây khó khăn cho quản lý của cơ quan nhà nước, gây thất thu thuế… là chưa thỏa đáng và công bằng. Do hàng hóa được xuất nhập khẩu theo hình thức thông thường cũng có thể gian lận thuế, không bảo đảm chất lượng, chứ không phải chỉ giao dịch trực tuyến mới có tình trạng này. “Thật ra, hàng hóa đưa lên trang TMĐT còn dễ thống kê, truy xuất hơn hàng hóa nhỏ lẻ được xách tay về tràn lan ngoài thị trường. Tôi cho rằng TMĐT hiện nay đang góp phần nào đó giúp cho nền kinh tế phát triển tốt. Việc cần làm hiện nay là nâng cao nghiệp vụ quản lý thay vì có đề án riêng. Xây dựng đề án nhưng có thực hiện được hay không lại là câu chuyện khác. Cần tránh lặp lại câu chuyện đặt vấn đề thu thuế bán hàng online nhưng đến nay vẫn chưa làm được” – ông Bình nêu quan điểm.
Bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam, cho rằng các quy định quản lý TMĐT cụ thể liên quan đến từng bộ, ngành dù đầy đủ đến đâu nhưng không có sự phối hợp vẫn không có tác dụng. Do đó, cần chỉ rõ đơn vị đứng ra chủ trì quản lý để quy rõ trách nhiệm.
Dưới góc độ DN TMĐT về mua bán hàng hóa từ nước ngoài, ông Phạm Đạt, Tổng Giám đốc Công ty CP Fado, nêu kiến nghị cần chính sách thuế, hải quan thông thoáng, đơn giản, tạo điều kiện hơn cho DN TMĐT. Bởi vì, TMĐT xuyên biên giới chủ yếu dừng ở nhập khẩu các món hàng, linh kiện, chi tiết nhỏ lẻ với thuế suất không được ưu đãi. Trong khi đó, DN nhập khẩu chính hãng sản phẩm nguyên chiếc lại hưởng nhiều ưu đãi từ các hiệp định thương mại. Do đó, nguồn thuế thu được từ TMĐT là không nhỏ nếu như DN được tạo điều kiện kinh doanh.
Theo người lao động
Cá linh non đầu vụ khan hiếm, giá 230.000 đồng/kg
Hiện nay, đã gần hết tháng 8 nhưng cá linh non ở ĐBSCL chưa xuất hiện nhiều khiến giá bán khá cao.
Hàng năm, đặc sản cá đồng theo nguồn nước về sớm nhất là cá linh non xuất hiện nhiều ở các tỉnh giáp biên giới Campuchia như: An Giang, Đồng Tháp và Long An. Đây là loài cá chỉ xuất hiện một năm một lần trong những tháng mùa lũ, từ cuối tháng 7 đến hết tháng 11. Nhưng hiện nay đã gần hết tháng 8 mà cá linh non rất khan hiếm bởi vì lũ chưa về.
Năm nay cá linh non trở thành mặt hàng khan hiếm trong mùa lũ.
Chị Trần Thị Mọng, tiểu thương chợ Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú - An Giang cho biết: Thời điểm này năm ngoái đã có nước lũ ngập đồng nên cá linh non đầu mùa xuất hiện rất nhiều. Mỗi ngày người dân vùng biên giới đặt dớn, đáy bắt cá linh non mang đến bán, từ 300 - 500 kg/ngày, giá giao động từ 70.000-80.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, chị Mọng phải liên hệ với ngư dân ở Campuchia để mua cá linh non giá từ 220.000 - 230.000 đồng/kg nhưng rất khan hiếm. Giá cá linh non ở nhà hàng từ 400.000 - 500.000 đồng/kg.
Ông Nguyễn Văn Tài, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Tân Hồng, cho biết, đến thời điểm này người dân biên giới chưa thấy cá linh xuất hiện và cũng chưa được thưởng thức các món ăn đặc sản từ cá linh non, xem như đã muộn gần 1,5 tháng so với chu kỳ hàng năm. Lý do năm nay lũ nhỏ về rất muộn. Hàng chục năm qua chưa từng xuất hiện cá linh khan hiếm như hiện nay.
Theo Nông nghiệp Việt Nam
Buôn bán khó khăn, ông lớn bán lẻ máy tính đi bán tủ lạnh Sau những hệ thống kinh doanh di động lớn đi bán đồng hồ, mắt kính hay thậm chí bán cả đồ gia dụng nhà bếp thì một hệ thống kinh doanh máy tính có tiếng bắt đầu đi bán máy lạnh, tủ lạnh. Mô hình kinh doanh mặt hàng công nghệ đang chứng kiến sự khó khăn, nhiều hệ thống lớn đã bắt...