Sĩ tử mang tải gạo ‘lai kinh ứng thí’
Sáng 1-7, tại bến xe Giáp Bát, Mỹ Đình (Hà Nội), hàng nghìn sĩ tử và phụ hunh từ các tỉnh đổ về Thủ đô, chuẩn bị những ngày thi sắp tới (4 và 5-7). Nhiều người mang theo cả gạo cho tiết kiệm.
Phụ huynh và thí sinh mang tải gạo, con ngan sách vở, vượt quãng đường xa “lai kinh ứng thí”.
Nhiều phụ huynh cùng con mang tải gạo, con ngan “lai kinh ứng thí”
Chùm ảnh tại bến xe Giáp Bát (Hà Nội), Mỹ Đình sáng nay (1-7)
Nhiều thí sinh mang cồng kềnh hành lý tại bến xe Mỹ Đình, sáng nay (1-7)
Bố và con cùng mang tải gạo đi thi
Mẹ và con cùng đi thi.
Sĩ tử và phụ huynh tại bến xe Giáp Bát, sáng 1-7
Đợi chờ
Video đang HOT
Sĩ tử chờ ngớt mưa tại bến xe Giáp Bát
Phụ huynh và sĩ tử nhờ sinh viên tình nguyện hướng dẫn đường về nhà trọ.
Sĩ tử và sinh viên tình nguyện
Sĩ tử trong “vòng vây” của xe ôm
Theo tiền phong
10 năm cho sĩ tử ở trọ, ăn cơm miễn phí
Nhà cô Hòa đạt "chuẩn" nghèo nhưng đến mùa thi là cưu mang miễn phí 5-7 sĩ tử, phụ huynh chú Anh thì ngoài chỗ ở, còn lo cơm nước, tối đến "lùa" 20 sĩ tử học bài.
Những ngày này, hàng trăm ngàn sĩ tử đã đổ về thành phố để chuẩn bị bước vào đợt 1 của kỳ thi ĐH, CĐ 2012. Tại các bến xe, nhà ga, bên cạnh những gương mặt lo lắng của thí sinh, phụ huynh là sự tận tâm của các bạn sinh viên tình nguyện Tiếp sức mùa thi.
Tuy nhiên, tại TP.HCM, cũng có những người không ra "tiền tuyến", nhưng họ đã hỗ trợ, san sẻ từ chiếc chiếu, bát cơm... cho các hoàn cảnh khó khăn từ quê lên thi đại học. Và có một điều đặc biệt lạ, bản thân họ cũng không giàu có gì, điều quan trọng là, "lá rách ít đùm lá rách nhiều", "mỗi ngày không tập cho đi thì cả cuộc đời sẽ chẳng biết cho là gì".
TP.HCM có hơn 13.000 sinh viên tình nguyện hỗ trợ thí sinh, phụ huynh tại các nhà ga, bến xe, trường học....
Chia phòng trọ
Dù không họ hàng, bà con với nhau, nhưng mấy hôm nay, Nguyễn Đình Trọng và Lê Đình Duy lại cùng làm một việc: soạn sửa, tân trang lại phòng trọ để đón thí sinh lên thi đại học. Cả hai bạn đều là sinh viên ở quê lên TP.HCM trọ, nhưng mà, ai cấm người ở trọ lại soạn phòng cho thêm thí sinh đến ở nhờ?
Đây là lần thứ 2 Nguyễn Đình Trọng, sinh viên năm 2, ngành Du lịch, trường CĐ nghề Việt Mỹ chia sẻ phòng trọ cho sĩ tử lên thành phố thi.
Trọng nói: "Trường em không tổ chức Tiếp sức mùa thi nên thông tin về chương trình này rất ít. Đến 17/5 hàng năm, em mới thi kết thúc học kỳ. Khi đến Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên TP. HCM đăng ký làm tình nguyện viên thì các anh chị cho biết đã hết hạn. Vì thế, em nghĩ ra cách đón các thí sinh về ở cùng để chia sẻ với các bạn".
Phòng trọ của Nguyễn Đình Trọng khoảng 20m2, nằm trên lầu 1 tại số 124, Tô Hiến Thành, phường 15, quận 10, TP. HCM. Trọng thuê phòng này với giá 2,5 triệu đồng/tháng và ở cùng 3 người bạn khác.
Hiện tại, 3 người bạn ở cùng phòng đã về quê nghỉ hè nên Trọng có thêm không gian để đưa thí sinh về ở. Năm trước, Trọng thường mua thức ăn về nấu cơm để đãi các thí sinh ở trọ cùng mình. Năm nay, kỳ thi tuyển sinh trùng với lịch đi học Giáo dục quốc phòng nên Trọng chỉ nấu cơm cho thí sinh vào buổi tối.
Trọng cho biết thêm: "Phòng trọ của em ở chung với chủ nhà nên khi đưa thí sinh vào ở, họ rất ngại. Em phải thuyết phục và làm cam kết bảo vệ tài sản, giữ gìn vệ sinh, chủ nhà mới đồng ý".
Còn Lê Đình Duy, năm 3, ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử thì không chỉ cho ở, nấu cơm cho thí sinh ăn, mà còn khéo vận động được các phòng trọ "hàng xóm" cùng làm việc nghĩa.
Ngoài phòng trọ của Duy năm nay nhận đón 4 thí sinh vào ở, thì có hơn 10 bạn khác, được Duy vận động, cũng đã đăng ký cho thí sinh ở miễn phí. "Tính ra mỗi đợt thi có thêm 20 bạn thí sinh có chỗ ở", Duy cho biết.
Thí sinh đang học bài tại một nhà trọ miễn phí trên đường Trần Phú, quận 5, TP.HCM.
Cho đi không phải để nhận về
4h sáng ngày 30/6, nhà chú Trần Ngọc Anh (144/3A/1 Điện Biên Phủ, quận Bình Thạnh) lại lục cục sáng đèn, mở cửa đón thí sinh lên thi đại học. Năm nào cũng vậy, cứ đến mùa thi đại học là chiếc điện thoại di động của chú liên tục đổ chuông.
Chỉ đăng ký nhận 20 thí sinh cho một đợt thi, nhà của chú nằm cạnh các trường đại học lớn nên đã kín chỗ ngay từ những ngày đầu nhưng thỉnh thoảng đội tiếp sức lại gọi: "Chú Anh ơi, có thêm thí sinh thi ở gần nhà chú nhưng hoàn cảnh khó khăn, thôi nhận thêm một người nữa nghe chú". Lại mềm lòng nhận lời rồi chú Anh lại loay hoay dọn dẹp luôn phòng khách, phòng thờ cho sĩ tử có chỗ ngủ, chạy đi mua thêm chăn màn... về đón thí sinh.
Chú Anh gấp chăn chuẩn bị cho sĩ tử, bên cạnh là mấy thùng mì tôm dự trữ.
Tính ra, đến nay chú Anh đã làm công việc không công này hơn 10 năm. Không chỉ giúp những sĩ tử nghèo có một chỗ trọ miễn phí qua những ngày thi căng thẳng, chú còn lo luôn cơm nước cho thí sinh.
Đến bữa chính, bàn ăn trở nên chật chội vì gia tăng thêm hơn 20 nhân khẩu, nhưng theo chú thì "đây là thời gian để hỏi han hoàn cảnh của từng đứa, rồi tôi động viên tụi nhỏ đi thi cho tốt, đứa nào khó khăn quá thì mình tìm cách giúp đỡ".
Ở ngôi nhà này không có sự phân biệt giữa chủ nhà - khách trọ mà chỉ có tình cảm gia đình dù chỉ ngắn ngủi vài ngày.
"Cứ 11h đêm, tôi đi từng phòng nhắc nhở các cháu phải ngủ sớm. Sáng sớm lại lùa hết dậy, lo vệ sinh để thi cho kịp giờ. Nhiều người nói tôi giống có con mọn khi thấy tôi trữ thêm mấy thùng mì gói để các cháu chống đói khi học bài khuya".
Nhiều người cũng không quen cười chú hay lo chuyện bao đồng, rằng chú "tự dưng đi rước người lạ vào nhà ở rồi còn cặm cụi phục vụ cơm nước". Thế nhưng, mỗi lần nghe câu nói ấy, chú chỉ cười và nói: "Mỗi ngày không tập cho đi thì cả cuộc đời sẽ chẳng biết cho là gì".
Tại mảnh đất phồn hoa đô hội TP.HCM, bên cạnh tấm lòng rộng mở của em Trọng, Duy, chú Anh... còn có những gia đình tốt bụng khác.
Trong con hẻm 430 trên đường Điện Biên Phủ, phường 17, Bình Thạnh cõ lẽ không nhà nào nhỏ và khó khăn như nhà của cô Nguyễn Thị Như Hòa. Nó chỉ vỏn vẹn chừng 15m2, nhà cấp 4, là tất cả không gian sinh hoạt của 2 mẹ con cô.
Nhà chật là thế nên không ai dám nghĩ cô lại "đèo bồng" tiết kiệm tiền, kê thêm căn gác xép để đón sĩ tử ở trọ miễn phí mỗi đợt thi về. Đó là chưa kể, nhà cô Hòa đạt "chuẩn" nghèo với nguồn thu chính từ tiền lãi bán vài bịch bánh bim bim, xà phòng, và các thứ linh tinh cho các nhà trong hẻm.
"Một người quen thấy thương 2 mẹ con nên cho mượn vốn để bán lấy lãi mà sống, có vốn thì đem trả lại cho người ta. Nhưng dạo này cứ được vài ngày lại hụt vốn vì giá cả cứ tăng vùn vụt. Nhưng mình nợ là chuyện khác, giúp được các em lạ nước lạ cái lại là chuyện khác. Tuy mình là "lá rách" rồi nhưng còn có thể cưu mang các cháu từ xa lên để đi thi", côHòa tâm sự.
Và thế là, đã nhiều năm, cứ đến mùa thi, các chiến sĩ tình nguyện lại đều đặn đưa đến 5-7 sĩ tử là con nhà nghèo để cô cưu mang qua những ngày thi. "Mấy đứa nhỏ thì ở trên gác cùng thằng con, còn những bà mẹ đi theo nếu không chê chật thì ngủ dưới này với tôi" - cô kể.
Có lẽ, những nơi nhường cơm sẻ áo đó, có nơi nào mà không chật. Thế nhưng, chật mà không nóng, chỉ ấm lòng thôi!
Mùa thi này, ngoài việc hỗ trợ thí sinh ăn, ở miễn phí, có nơi còn giúp đỡ sinh viên tình nguyện Tiếp sức mùa thi. Ảnh: Các cô chú tại bếp ăn thuộc chi hội Nhơn Hòa đang chuẩn bị thực phẩm để nấu cơm cho các chiến sĩ tình nguyện.
NGUYỆT HÀ
Theo Infonet
Ấm tình đồng hương trong chiến dịch tiếp sức mùa thi Cũng mặc những chiếc áo xanh tình nguyện, cũng túc trực ngày đêm tại các bến xe, các cổng trường ĐH để đón thi sinh nhưng điểm khác biệt là họ cùng quê với các sĩ tử. Đó chính là sinh viên tình nguyện đến từ các hội đồng hương. Trong những ngày thi này đồng hương lại thêm thắt chặt và gắn...