Sĩ số quá đông, thổi bùng tiêu cực giáo dục
Sĩ số quá đông, vô tình thổi bùng ngọn lửa tiêu cực trong giáo dục. Dạy thêm, học thêm trái phép ở bậc tiểu học dù hoàn toàn bị cấm.
LTS: Cho rằng, sĩ số lớp học quá đông vô tình sẽ thổi bùng ngọn lửa tiêu cực trong giáo dục, từ đó tình trạng dạy thêm, học thêm sẽ ngày một phát triển, tác giả Sơn Quang Huyến đưa ra bài viết chia sẻ.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Bất hợp lý trong giáo dục đang xảy ra giữa nông thôn và thành thị. Ở nông thôn quy mô trường lớp đang thu hẹp về sĩ số, số lớp, số trường.
Ngoài nguyên nhân giảm biên chế 10% cho đạt chỉ tiêu, giáo viên là đối tượng dễ nhất khi áp dụng.
Nguyên nhân chủ yếu là do phân bố dân cư đang có biến động quá lớn giữa nông thôn và thành thị.
Ngược lại, thành phố đang đòi hỏi số trường, số lớp tăng lên. Đòi hỏi này khó đáp ứng được trong thời gian ngắn, vì thế giải pháp tăng sĩ số học sinh/lớp là lựa chọn của các nhà quản lý.
Sĩ số lớp học quá đông sẽ làm nảy sinh tiêu cực trong giáo dục (Ảnh minh họa: laodong.vn).
Gia tăng dân số cơ học, quy hoạch dân cư vì lợi ích nhóm, phá sản mọi tính toán của ngành giáo dục.
Bức tranh giáo dục trở nên “nhem nhuốc” hơn, đầu năm học sỹ số vượt quá luật giáo dục và sự tưởng tượng phong phú nhất của mọi người (gần bảy chục học sinh/lớp).
Mô hình giáo dục của mầm non phải đưa lên, hai cô cùng dạy một tiết trong một lớp.
Video đang HOT
Quy mô học sinh, giáo viên này không thể có “nhà sư phạm”, “nhà tâm lý nào” tiên đoán để viết phương pháp, tâm lý cho giáo viên áp dụng.
Thực tế hiển hiện trước mắt, các nhà “phụ huynh học” đã bắt đầu cuộc đua “dành cô giáo” cho con mình.
Nhiều phụ huynh tin tưởng vào sự hướng dẫn của giáo dục, không cho trẻ chữ trước chương trình đã trở nên hoảng loạn thật sự.
Cháu của tôi đang trách móc tôi khi không cho con của cháu học trước chương trình. Hốt hoảng, cháu đã mời giáo viên dạy trước cho con mình.
Cháu bảo: Khoa học hay không cháu không biết, nhưng cháu biết chắc chắn một điều, cô giáo không thể dạy con cháu viết, đọc được khi sĩ số như thế.
Sĩ số quá đông, vô tình thổi bùng ngọn lửa tiêu cực trong giáo dục. Dạy thêm, học thêm trái phép ở bậc tiểu học dù hoàn toàn bị cấm.
Phân biệt đối xử với học sinh, khi gia đình có điều kiện quan tâm giáo viên và không có điều kiện.
Học sinh sẽ chán nản học tập ngay từ đầu đời, sẽ trở nên “căm thù giáo dục”, suốt ngày phải học ở trường rồi lại học thêm.
Thực tế nhức nhối đó, buộc phụ huynh có con sang năm vào lớp một, năm nay phải cho con học trước chương trình. Mọi lý luận giáo dục đã phá sản!
Giải pháp nào cho tình trạng quá tải này ở lớp một năm nay?
Học sinh cần giáo viên quan tâm, nhất là các em học sinh lớp một rất cần sự quan tâm của giáo viên về mọi mặt.
Ưu tiên cho lớp một phải đặt lên hàng đầu mới xây dựng được “nền móng” vững chắc nhất cho giáo dục cá nhân.
Nếu trường học hai buổi/ngày nên chia học sinh lớp một thành hai lớp, chuyển sang học một buổi.
Nếu nhà trường duy trì hai buổi/ngày nên giảm số lớp 3, 4, 5 tăng số lớp 1. Bởi, các em học sinh các lớp 3, 4, 5 đã có khả năng tự học tốt hơn, giáo viên đã phân loại được học sinh, sắp xếp học sinh khá giỏi kèm cặp học sinh yếu.
Làm như thế, biên chế giáo viên không đổi mà vẫn ưu tiên được học sinh lớp một.
Trên tầm vĩ mô, nhà nước có quy hoạch phát triển các khu công nghiệp về nông thôn. Giảm được người dân nông thôn di dân về đô thị kiếm việc làm. Giảm áp lực dân số lên giáo dục.
Quy hoạch đô thị, coi trọng quy hoạch giáo dục, tăng phát triển đô thị vệ tinh. Thực sự coi, giáo dục là quốc sách hàng đầu trong phát triển kinh tế – xã hội.
Theo giaoduc.net.vn
Trường Đại học Việt - Nhật là dự án "hải đăng" trong quan hệ hai nước
Đây là nhấn mạnh của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong buổi tiếp Cố vấn đặc biệt Liên minh Nghị sĩ Hữu nghị Nhật - Việt Tsutomu Takebe vào ngày 7/9.
Phát biểu tại buổi tiếp, Thủ tướng nhấn mạnh, các chuyến thăm và tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao hai nước vừa qua đã mở ra một giai đoạn phát triến mới toàn diện và thực chất hơn nữa trong quan hệ hai nước.
Hai Thủ tướng Việt Nam và Nhật Bản thường xuyên tiếp xúc, trao đổi tại các diễn đàn, hội nghị quốc tế.
Thủ tướng nêu rõ Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, đứng thứ nhất về cung cấp vốn vay ODA, thứ 2 về đầu tư, thứ 3 về du lịch và thứ 4 về thương mại.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Cố vấn đặc biệt Liên minh Nghị sĩ Hữu nghị Nhật - Việt Tsutomu Takebe. (Ảnh: VGP)
Hợp tác, giao lưu giữa các địa phương, giao lưu giữa nhân dân Việt Nam - Nhật Bản ngày càng được tăng cường, góp phần làm sâu sắc hơn sự hiểu biết và tình cảm hữu nghị giữa người dân hai nước.
Thủ tướng khẳng định Việt Nam và Nhật Bản là đối tác chiến lược sâu rộng, luôn chia sẻ với nhau những vấn đề song phương và toàn cầu. Chính phủ Việt Nam đánh giá rất cao mối quan hệ này, luôn làm hết sức mình, tháo gỡ mọi khó khăn, vướng mắc để mối quan hệ này phát triển mạnh mẽ.
Thủ tướng cũng khẳng định vai trò quan trọng của vốn ODA Nhật Bản đối với sự phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam, đồng thời nhắc lại yêu cầu bảo đảm trần nợ công khi đàm phán các dự án vay vốn ODA.
Việt Nam luôn thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết giữa hai nước về sử dụng vốn ODA bởi đây không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề niềm tin chính trị hai nước.
Về dự án Trường Đại học Việt - Nhật, Thủ tướng đánh giá đây là dự án "hải đăng" trong quan hệ hai nước; nêu rõ quan điểm của Chính phủ Việt Nam là phát triển trường mạnh mẽ, bền vững với tầm nhìn dài hạn.
Thủ tướng đề nghị ông Tsutomu Takebevà các nghị sĩ trong Liên minh Nghị sĩ Hữu nghị Nhật - Việt, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam quan tâm, thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Nhật Bản thông qua hợp tác trên các lĩnh vực.
Nhất là thúc đẩy các dự án sử dụng vốn ODA của Nhật Bản, qua đó góp phần phát triển mạnh kinh tế Việt Nam, bảo đảm ổn định vĩ mô, thu hút mạnh mẽ đầu tư từ các doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam.
Ông Tsutomu Takebe cho biết lãnh đạo Liên minh Nghị sĩ Hữu nghị Nhật - Việt luôn yêu cầu ông phải nỗ lực thúc đẩy quan hệ hai nước và hiện nay, ông đang tập trung thúc đẩy dự án Trường Đại học Việt - Nhật.
Quang cảnh buổi tiếp. (Ảnh: VGP)
Ông bày tỏ ấn tượng về tinh thần học hành chăm chỉ, thông minh của các sinh viên Việt Nam, đồng thời cho biết ông luôn suy nghĩ nhiều giải pháp để trường phát triển lớn mạnh, trở thành biểu tượng của quan hệ hai nước.
Do đó, ông Tsutomu Takebe mong muốn Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm tới sự phát triển của trường, nhất là cơ chế tài chính; mong Thủ tướng hai nước trong các cuộc hội đàm sắp tới có các giải pháp để trường phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Ông Tsutomu Takebe cũng cho biết Nhật Bản có kinh nghiệm về phát triển hạ tầng nông nghiệp công nghệ cao, có thể hỗ trợ Việt Nam phát triển lĩnh vực này.
Theo giaoduc.net.vn
Thầy Đại, thầy Hiển có hưởng lợi từ tiền bán sách công nghệ giáo dục? Nếu vẫn giữ 100 triệu đồng / 2,45 tỷ đồng vốn điều lệ, cổ đông mang tên Hồ Ngọc Đại đang có 4,08% cổ phần trong công ty bán sách công nghệ giáo dục độc quyền. Trong bài viết trước, Bộ Giáo dục nên dừng o bế Giáo sư Đại, chấm dứt lấy ngân sách làm sách giáo khoa, chúng tôi đã phân...