Shark Tank – Tập 7: Nữ startup khiến cả 3 cá mập “góp deal”
Tìm được hải trình ra “đại dương xanh”, thương hiệu gia vị Thuyền Xưa Foods khiến 3 nhà đầu tư “tranh giành” quyết liệt.
Tập 7 Shark Tank Việt Nam – Thương vụ bạc tỷ mùa 6 gồm những màn gọi vốn đầy tâm huyết từ các nhà sáng lập: Thuyền Xưa Foods – thương hiệu gia vị, thực phẩm dành cho gia đình và em bé; Sản phẩm thay thế băng vệ sinh – quần lót nguyệt san Émer hỗ trợ chị em những ngày “đèn đỏ”; cuối cùng là Riolish – ứng dụng dành cho học viên có nhu cầu nói được tiếng Anh sau 6 tháng. Trong đó, Thuyền Xưa Foods “câu” một lần khiến cả 3 shark cùng đầu tư.
Shark Tank Việt Nam – Thương vụ bạc tỷ mùa 6 – Tập 7
Đoàn Phương Ly – Nhà sáng lập kiêm Giám đốc công ty TNHH thực phẩm Thuyền Xưa Foods gây ấn tượng với khả năng trình bày lưu loát, bình tĩnh trả lời trước mọi câu hỏi khó của Hội đồng đầu tư.
Với 15 năm làm trong ngành sản xuất, gia công và phân phối sản phẩm cho các thương hiệu quốc tế, chị Ly chia sẻ quyết định bán lại doanh nghiệp cho tập đoàn đa quốc gia với sản phẩm sữa nước nổi tiếng sau 9 năm hoạt động để thực hiện ước mơ có thương hiệu thực phẩm của người Việt. Năm 2017, Đoàn Phương Ly quyết định thành lập Thuyền Xưa Foods với sứ mệnh đem đến những sản phẩm tốt, tiện lợi và cần thiết cho căn bếp của những gia đình Việt Nam.
Tính đến nay, Thuyền xưa đã có mặt ở 60 tỉnh trên cả nước, trên 35 chuỗi siêu thị lớn nhỏ và khoảng 5.000 điểm bán hàng. Doanh số năm 2021 – cũng là năm có lãi đầu tiên của công ty đạt 25 tỷ, năm 2022 là 35 tỷ và dự kiến năm 2023 là 50 tỷ. Nếu gọi vốn thành công, Giám đốc Thuyền xưa kỳ vọng doanh số năm 2028 sẽ đạt 250 tỷ. Theo chia sẻ của Phương Ly, các dòng sản phẩm dành cho bé đều được sản xuất tại Nhật Bản và Thuyền xưa sẽ làm chủ hoàn toàn việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm.
Khi được Shark Louis Nguyễn hỏi về rào cản để các thương hiệu lớn muốn phát triển sản phẩm tương tự, Founder Thuyền xưa đã thẳng thắn chia sẻ: “Thực ra là họ đã làm rồi đấy ạ. Họ đã làm dòng cao cấp. Phân khúc này gần như đang bỏ ngỏ. Có thể nó vẫn đang mới”. Shark Minh Beta cho rằng các công ty lớn hoàn toàn vẫn có thể tạo ra một sub-brand riêng cho sản phẩm cao cấp hoặc đặc thù hơn. Trước ý kiến này, Phương Ly khẳng định rằng các công ty đa quốc gia cũng đã làm. Tuy nhiên, “họ đã quá thành công trên những sản phẩm key rồi. Cho nên khi ra sản phẩm mà nó không phải là sản phẩm truyền thống của họ thì người tiêu dùng người ta thấy nó không phải là sản phẩm người ta quen biết” – cô bày tỏ quan điểm thuyết phục các Shark.
Khi được Shark Bình hỏi về cơ sở định giá doanh nghiệp hơn trăm tỷ trong khi lãi ròng chỉ đạt 5%, Phương Ly cho rằng: “Nếu như chọn định giá của năm 2023 có thể là 2 lần doanh thu. Nhưng 2024 thì doanh số của chúng tôi đã 75 đến 80 tỷ rồi. Thực ra lúc đấy nó cũng chỉ có 1.3, 1.4 thôi”.
“Đóng băng” 2 năm ngay sau khi vừa ra mắt sản phẩm vì đại dịch Covid-19, Nhà điều hành Thuyền Xưa Foods ngậm ngùi chia sẻ về việc tại sao công ty được thành lập từ năm 2017, nhưng mãi đến 2021 mới là năm có lãi đầu tiên. Shark Minh cho rằng việc chịu tổn thất là điều không ai mong muốn nhưng nó cũng là cơ hội để các startup mới dò tìm được “long mạch” của mình. Chủ tịch Beta Group cũng góp ý Thuyền xưa nên tập trung vào những sản phẩm hiệu quả để cải thiện biên độ lợi nhuận. Bên cạnh đó, Shark Minh và Shark Louis Nguyễn cũng dành lời khen cho bao bì trông “rất quốc tế” của thương hiệu này.
Ấn tượng với câu chuyện về sự nghiệp của nữ Founder tài năng, tuy nhiên không phải sở trường cũng như “khẩu vị”, Shark Bình và Shark Tuệ Lâm quyết định không đầu tư.
Là cá mập ra deal đầu tiên, Shark Hùng Anh “đầu tư cho tâm huyết của founder” với offer (đề nghị) 10 tỷ cho 33%.
Vốn thuộc thế mạnh và khẩu vị đầu tư của Shark Louis, ông không ngần ngại ra deal 10 tỷ cho 15%. Đưa ra quan điểm “hợp tác thì sẽ mạnh mẽ”, Shark Louis cũng thành công mời Shark Hùng Anh cùng tham gia vào thương vụ này.
Cảm tình với một “sản phẩm tử tế, nguồn gốc rõ ràng, quy trình minh bạch”, Shark Minh Beta bày tỏ: “Đã mất rất nhiều, đã đau thương rất nhiều, cuối cùng mới tìm được một cái hướng đi. Sóng gió nó có vẻ qua rồi, hy vọng là tương lai sẽ tốt hơn”. Vị cá mập Beta Group cũng ra deal tương tự Shark Louis, 10 tỷ đồng cho 15% cổ phần.
Ngay sau đó, Shark Louis mời Shark Minh Beta “lên thuyền” cùng ông và Shark Hùng Anh hỗ trợ startup. Cả 3 Shark thống nhất cùng đầu tư chung 10 tỷ đồng cho 15% cổ phần với mong muốn cuối cùng là có thể đẩy con thuyền này đi xa hơn.
Sau nhiều hồi đàm phán, cuối cùng Founder Phương Ly cũng đồng ý với đề nghị của các Shark: 10 tỷ cho 15% cổ phần. Nữ doanh nhân mừng rỡ thốt lên rằng: “May mắn quá, không bao giờ nghĩ hôm nay có thể “săn” được cả 3 Shark”. Như vậy, Thuyền Xưa chính thức được cả 3 Shark “hộ tống” ra khơi, hy vọng sẽ ngày càng vươn xa giữa đại dương cơ hội rộng lớn.
Ngoài màn gọi vốn của Đoàn Phương Ly, tập 7 còn có màn chốt deal của Shark Bình với nữ CEO người Pháp để làm sản phẩm “cứu cánh” cho chị em trong kỳ “đèn đỏ”. Cùng với đó, nhà sáng lập ứng dụng học tiếng Anh Riolish được Shark khuyên nên lùi về đảm nhiệm vị trí COO vì từng đốt hết 8 tỷ để phát triển.
Đón xem các tập tiếp theo của chương trình Shark Tank Việt Nam – Thương vụ bạc tỷ mùa 6 phát sóng vào 20h30 thứ Hai hàng tuần trên kênh VTV3!
Shark Hùng Anh giành deal cuối cùng của Shark Tank mùa 5
Không chỉ là người người giành deal cuối cùng, Shark Hùng Anh còn là người giữ kỷ lục số thương vụ cam kết đầu tư tại Shark Tank Việt Nam mùa 5.
Nguyễn Thế Hùng và Phạm Đức Tiến cùng công ty VINADES - thuộc hệ sinh thái Đấu Thầu chính là Startup cuối cùng khép lại Shark Tank Việt Nam - Thương vụ bạc tỷ mùa 5.
Ở phần mở màn, hai người bạn đồng hành đã đưa đến cho các Shark một vài câu trắc nghiệm Có - Không thú vị xoay quanh các vấn đề về đấu thầu mà các Shark thường gặp ở chính doanh nghiệp của mình. Từ đây, Đức Tiến nhận định bộ phận mua sắm trong doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp lớn là một bộ phận rất dễ xảy ra tiêu cực. Điển hình là tình huống dàn xếp cho những công ty thân quen của mình tham gia vào việc cung ứng của doanh nghiệp, khiến cho cuộc đấu thầu, cạnh tranh không đạt được hiệu quả cao. Ngoài ra, anh cũng hỏi các Shark về cách thức đăng tin đặc biệt ngoài 4 kênh truyền thống: trên báo, website, các nền tảng mạng xã hội và gửi thông báo tới các nhà cung ứng quen thuộc.
Sau khi nhận được câu trả lời Có - Không của các Shark cho những câu hỏi của mình, Đức Tiến giới thiệu về Hệ sinh thái Đấu Thầu có khả năng giải quyết hết tất cả những vấn đề anh vừa nêu trên. Nền tảng này được kỳ vọng sẽ trở thành một sàn thương mại điện tử, kết nối B2B hàng đầu tại Việt Nam. Anh đưa thêm số liệu kể từ khi ra mắt đến nay, Hệ sinh thái đã thu hút được hơn 40.000 nhà cung cứng tham gia vào hệ thống, trong đó có hơn 2000 doanh nghiệp trả phí từ 7 triệu đến 103 triệu một năm.
Thế Hùng chi tiết thêm: từ năm 2018 đến quý 1 năm 2022, họ đã đầu tư vào Startup hơn 8 tỷ và doanh thu trên 16 tỷ, lợi nhuận hơn 50%. Năm ngoái mặc dù vướng phải đại dịch Covid19 căng thẳng tuy nhiên, công ty vẫn tăng trưởng 165%. Sau đó, Thế Hùng đưa ra lời mời hợp tác với mức đề nghị: 6 tỷ đồng cho 5% cổ phần và tối đa là 20% cổ phần.
Những con số mà Startup đưa ra rất tích cực khiến Shark Liên gật gù nhưng bên cạnh đó, Shark Hùng Anh lập tức đặt câu hỏi: "Công ty đã có lãi vậy nguyên nhân gì để các anh đến đây gọi vốn chỉ 6 tỷ cho 5%?"
Thế Hùng đại diện trả lời rằng nếu chỉ đơn thuần thỏa mãn việc "lớn chậm" thì đúng là không cần gọi đầu tư. Tuy nhiên họ coi đây là một cơ hội chiếm lĩnh thị trường nhanh hơn, phát triển tới tầm vĩ mô hơn ví dụ tiến ra thị trường nước ngoài. Anh cũng đưa ra số liệu doanh thu quý 1 năm 2022 là 1,9 tỷ đồng, lợi nhuận 900 triệu. Mô hình thu phí của công ty dựa trên thuê bao các dịch vụ, thu phí dịch vụ phân tích dữ liệu, phí kết nối các doanh nghiệp, giữa nhà thầu với bên mời thầu và phí triển khai những sàn đấu thầu riêng cho các tập đoàn, doanh nghiệp lớn.
Shark Hưng muốn biết về mục đích sử dụng 6 tỷ đầu tư, Startup cho biết họ sẽ dùng số tiền này để đẩy truyền thông, marketing. Đây chỉ là vòng gọi vốn đầu tiên, nếu thành công tại Shark Tank, VINADES sẽ tiến tới việc gọi vốn ở các vòng tiếp theo để có đủ ngân sách đáp ứng cho việc phát triển dài hạn.
Nghe định hướng này, Shark Hưng thắc mắc: "B2B sao lại 'đốt tiền' cho marketing?". Bên cạnh đó, Shark Erik cũng cùng quan điểm cho rằng Startup đang 'pha loãng' cổ phiếu quá nhiều ở thời điểm này trong khi có dự định gọi vốn sau đó. Startup giải thích rằng dự án hiện giờ đã hoàn chỉnh, kể cả về R&D, họ đang chuẩn bị tung ra những dòng sản phẩm mới và marketing là cần thiết. Giải đáp thêm về phần thu phí, đại diện công ty giải thích phí thu từ cả chủ đầu tư và nhà thầu nhưng phí niêm yết là của nhà thầu. Họ dự kiến trong vòng một năm tới sẽ 'educate thị trường' bằng cách cho phép các nhà đầu tư trải nghiệm miễn phí hệ thống để làm quen với việc sử dụng và sẽ bắt đầu thu tiền vào năm thứ hai đối với các chủ đầu tư.
Sau khi ba Shark - Shark Hưng, Shark Liên, Shark Erik - rút lui, Shark Hùng Anh đưa lời đề nghị 6 tỷ cho 12% cổ phần với điều kiện Startup phải cam kết đúng lợi nhuận 5 tỷ năm 2022. Lời đề nghị của ông tương đương với định giá doanh nghiệp 44 tỷ. Shark Bình cũng có nhận định riêng của mình và ông đề nghị: 10 tỷ cho 20% cổ phần.
Đứng giữa hai sự lựa chọn, Startup thương lượng với Shark Hùng Anh 6 tỷ cho 8% nhưng ông không đồng ý. Sau thời gian thảo luận, hai đại diện của công ty quyết định mức đề nghị 6 tỷ cho 10% và nhận được sự đồng ý của Shark Hùng Anh.
Như vậy, Shark Hùng Anh đã chốt thành công deal cuối cùng của mùa 5. Startup cũng gửi lời cảm ơn tới các Shark vì đã cho họ rất nhiều ý kiến đóng góp cũng như phản biện rất chính xác.
Chương trình Shark Tank Việt Nam mùa 5 đã khép lại với 14 tập lên sóng trên kênh VTV3.
Shark Tank: Lần đầu ngồi ghế nóng, Shark Erik chốt ngay deal với startup công nghệ Đến gọi vốn, Nguyễn Anh Tuấn vào thẳng vấn đề với từ khóa "Metaverse" - được coi là xu hướng của ngành công nghệ hiện nay. Trong tập 10 Shark Tank Việt Nam - Thương vụ bạc tỷ mùa 5, Nguyễn Anh Tuấn - sáng lập và điều hành của Elite Meta - đã mở đầu phần giới thiệu của mình bằng việc...