Sẽ tổng kết, rút kinh nghiệm quá trình xã hội hóa biên soạn SGK lớp 1
Cử tri thành phố Đà Nẵng phản ánh, năm học 2020 – 2021 số lượng đầu sách giáo khoa, sách tham khảo đối với học sinh lớp 1 nhiều.
Ảnh minh họa/INT
Hàng ngày, mỗi học sinh lớp 1 phải mang trên vai khối lượng sách, vở, đồ dùng học tập lớn so với trọng lượng cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe. Cử tri đề nghị Bộ GD&ĐT có giải pháp để sớm khắc phục tình trạng này.
Bộ GD&ĐT cho biết: Thực hiện yêu cầu Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội và Quyết định số 404/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông (GDPT), Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư số 32/2018/TT-BGD&ĐT về Chương trình giáo dục phổ thông ( Chương trình GDPT mới), khi xây dựng chương trình, Bộ GD&ĐT đã đặc biệt chú ý thực hiện việc giảm tải trong chương trình để tăng tính trải nghiệm thực hành.
Cụ thể chương trình giáo dục cấp tiểu học theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ của học sinh tiểu học; nhằm tạo sự thuận lợi cho việc dạy học của giáo viên, học của học sinh và quản lý, đánh giá chất lượng giáo dục của các đơn vị, cơ sở giáo dục.
Triển khai Chương trình GDPT mới, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã phê duyệt 5 bộ sách giáo khoa của 9 môn học có ở lớp 1; số lượng các đầu sách SGK là 9 đầu sách/bộ/9 môn học.
Tất cả SGK được Bộ GD&ĐT phê duyệt đều được các nhà trường tổ chức cho giáo viên, tổ bộ môn nghiên cứu đề xuất, thành lập hội đồng đánh giá và quyết định lựa chọn phù hợp với điều kiện thực hiện tại trường. Điều này cho thấy, thành công bước đầu của chủ trương xã hội hóa biên soạn SGK, ngăn ngừa sự độc quyền trong xuất bản, phát hành SGK.
Theo quy định, SGK được sử dụng chính thức để tổ chức dạy và học trong nhà trường. Ngoài ra, các nhà xuất bản còn xuất bản, phát hành các sách tham khảo để giáo viên, học sinh tham khảo, sử dụng (không bắt buộc).
Để quản lý, sử dụng sách tham khảo đúng mục tiêu giáo dục, bảo đảm hiệu quả, không gây áp lực, quá tải đối với học sinh, Bộ GD&ĐT đã có quy định giáo viên không được sử dụng sách tham khảo để dạy học và kiểm tra, đánh giá vượt quá yêu cầu của chương trình; không được “ép” học sinh mua sách tham khảo dưới bất kỳ hình thức nào.
Video đang HOT
Bộ GD&ĐT tiếp thu và trân trọng cảm ơn các nhà khoa học, giáo viên và cử tri cả nước đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu, chỉ ra những nội dung chưa phù hợp trong SGK và mong muốn trong thời gian tới tiếp tục nhận được các ý kiến góp ý để SGK ngày càng hoàn thiện, góp phần triển khai thực hiện Chương trình GDPT mới.
Thực hiện Nghị quyết số 122/2020/QH14 của Quốc hội, tới đây Bộ GD&ĐT sẽ tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm quá trình xã hội hóa việc biên soạn, phát hành SGK lớp 1.
Học và thích ứng trong thời kỳ chuyển đổi số
Chuyển đổi số đã diễn ra ở hầu hết các ngành nghề và đem lại nhiều thay đổi to lớn về hành vi người tiêu dùng cũng như môi trường kinh doanh.
Đáp ứng cho xu thế này, ngành Quản trị kinh doanh Trường ĐH Thái Bình Dương (TBD) tại Nha Trang đã chủ động đổi mới chương trình để đào tạo ra những nhân sự có thể thích ứng hiệu quả trong thời kỳ chuyển đổi số.
Lộ trình phát triển rõ ràng
TS Nguyễn Bá Hùng, Trưởng Khoa Kinh tế và Luật Trường ĐH Thái Bình Dương, cho biết đối với ngành Quản trị kinh doanh (QTKD), hiện tại phần lớn các trường đang đào tạo khá rộng về kiến thức. Khi chưa biết chọn ngành nào, học sinh sẽ có xu hướng chọn ngành tổng quát như QTKD. Điểm khác biệt là ngành QTKD tại Trường ĐH Thái Bình Dương đào tạo tiếp cận về chuyên môn theo hướng học từ trải nghiệm, để sinh viên hiểu được thực tiễn môi trường kinh doanh và sau khi tốt nghiệp có khả năng chọn hướng đi phù hợp.
Cụ thể, tại Trường ĐH Thái Bình Dương, sinh viên (SV) sẽ có lộ trình phát triển rõ ràng ngay từ năm nhất . Chương trình giáo dục tổng quát (GDTQ) sẽ trang bị cho người học kỹ năng xã hội, tư duy giải quyết vấn đề và cả kỹ năng xử lý stress.
Đồng thời, SV học cách cảm thụ âm nhạc, giao lưu văn hóa, học cách "Thành công và Hạnh phúc", "Thích ứng và tìm việc trong thời 4.0". Qua các học phần này, SV sẽ rèn trí thông minh cảm xúc, một kỹ năng quan trọng giúp người học thích ứng trong xã hội phức tạp đan xen giữa những yếu tố công nghệ và con người, đặc biệt là trong thời kỳ chuyển đổi số.
Học sinh tham gia "TBD Campus Tour - 1 giờ làm sinh viên" ngành Quản trị kinh doanh Đại học Thái Bình Dương
Qua năm nhất, SV thực tập nhận thức về ngành nghề; học chuyên môn sâu như kinh tế, kinh doanh thương lượng, đàm phán, tài chính - kế toán, marketing, phân tích dữ liệu kinh doanh... SV sẽ có 2 kỳ thực tập lớn. Trải qua 2 đề án thực tập giúp SV rèn các kỹ năng quan trọng như tổng hợp, phân tích những gì đã học, kỹ năng viết, rèn tư duy quan sát và phân tích dưới nhiều góc độ, để thích ứng nhanh với công việc và kỹ năng giải quyết những vấn đề phức tạp.
Đặc biệt, SV ngành QTKD tại Trường ĐH Thái Bình Dương có cơ hội chọn ngành phụ lên đến 15 tín chỉ để có cơ hội nghề nghiệp rộng mở hơn.
Sinh viên Đoàn Thị Luyến (ngành QTKD khóa 2019) nhận định môi trường học tập Trường ĐH Thái Bình Dương cung cấp nhiều trải nghiệm thú vị.
Bên cạnh việc học có lộ trình phát triển rõ ràng, SV còn tham gia các CLB như: Dance, Guitar, Nhiếp ảnh, Khởi nghiệp, Nghề kế toán, Nghề Luật, v.v. để phát huy sở thích và tiềm năng của bản thân. Đặc biệt, trường có nhiều anh chị ngành QTKD thành công, để SV kết nối và học hỏi.
Vào năm cuối, SV ngành QTKD có cơ hội tham gia chương trình The Next Banker của đối tác chiến lược - Ngân hàng ACB, trải nghiệm làm một banker trong bốn tháng; được hỗ trợ tư vấn về tâm lý, tinh thần làm việc; được tạo điều kiện để phát hiện thế mạnh bản thân; được trải nghiệm môi trường làm việc chuyên nghiệp, học hỏi chuyên môn từ đồng nghiệp ACB.
Thích ứng với chuyển đổi số
Ngành QTKD tại Trường ĐH Thái Bình Dương quan tâm đặc biệt đến xu hướng chuyển đổi số và tác động sâu rộng của nó đến nền kinh tế. Ngành mang đến chương trình học mô phỏng nghiệp vụ kinh doanh để thực hành và trải nghiệm trực tiếp trên dữ liệu, môi trường sát với thực tế.
SV được các chuyên gia đến từ doanh nghiệp huấn luyện nghiệp vụ và các kỹ năng. SV tiếp cận nền kinh tế số hóa theo cách sử dụng hiệu quả các mạng xã hội, phân tích, khai phá các dữ liệu kinh doanh bằng công nghệ, giúp kết nối sâu sắc lý thuyết - dữ liệu - thực tiễn. Nên sau khi tốt nghiệp, họ có thể làm việc ngay ở các doanh nghiệp yêu cầu những kỹ năng số hóa trong kinh doanh.
Sinh viên ngành QTKD TBD thực tập tại Công ty Huynhdai Việt Nam
TS Nguyễn Bá Hùng nhấn mạnh: Nhà trường xây dựng các học phần ứng dụng cao, các SV học lý thuyết, từ đề án doanh nghiệp, từ các chuyên gia và học khởi nghiệp.
Đặc biệt là qua Trung tâm GDTQ và Đổi mới sáng tạo, các SV được đào tạo về các kỹ năng khởi nghiệp từ các đối tác như PUM (Hà Lan), VSV (Vietnam Silicon Valley) hay Phòng thương mai và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), từ đó triển khai những ý tưởng sáng tạo nhằm tham dự các dự án ươm mầm từ ngân sách nhà nước cũng như doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, SV thường xuyên thực hành trải nghiệm thực tế tại các doanh nghiệp đối tác, như "Quản trị Bán Hàng" tại Ford Nha Trang; giao lưu và học hỏi với doanh nhân thành đạt đến từ các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam; tham gia những hội thảo chuyên đề về Quản trị nhân sự, Tư vấn tuyển dụng từ các đối tác như Ngân hàng Bản Việt hay PG Bank; tập huấn kỹ năng thuyết trình gọi vốn (pitching) cho các dự án khởi nghiệp phối hợp với VCCI và các đối tác khác.
Câu lạc bộ Khởi nghiệp sinh viên trường Đại học Thái Bình Dương
Nói về nhân lực ngành QTKD tại Trường ĐH Thái Bình Dương, chị Võ Thị Kim Chi, Quản lý kinh doanh sự kiện, Movenpick Cam Ranh Resort, đánh giá: "Quá trình tham gia huấn luyện các kỹ năng liên quan đến xây dựng hình ảnh cá nhân và phỏng vấn xin việc của nhóm SV năm cuối của trường, tôi nhận thấy các bạn có thái độ chuẩn bị cho quá trình xin việc rất tốt, nhiều bạn phát huy được sự nhanh trí, sáng tạo, khả năng làm chủ tình huống ứng xử. Với sự thể hiện này, tôi nghĩ rằng, các bạn có thể đạt ứng tuyển các công ty dễ dàng, đặc biệt là các công việc cần đến các kỹ năng giao tiếp, ứng xử,...".
Một lợi thế nữa của SV ngành QTKD Trường ĐH Thái Bình Dương là tham gia câu lạc bộ Khởi nghiệp từ năm nhất. Đây là nơi giảng viên, cựu sinh viên và các doanh nghiệp đối tác hỗ trợ SV phát huy ý tưởng kinh doanh, biến ý tưởng thành thực tiễn.
Đặc biệt là sự hỗ trợ của Trung tâm GDTQ và Đổi mới sáng tạo trao cơ hội cho SV được huấn luyện, thực hành nghề nghiệp và va chạm ngay từ những năm đầu để khi ra trường có hành trang kiến thức và kỹ năng vững vàng.
Các đổi mới không chỉ ở kỹ năng, kiến thức chuyên môn về kinh doanh trong thời kỳ chuyển đổi số, mà Trường ĐH Thái Bình Dương còn rất chú trọng đến những kỹ năng mềm để thực hiện hiệu quả công việc quản lý và kinh doanh.
NXB Giáo dục tiếp tục mở miễn phí kho học liệu điện tử Sách Mềm Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, đây là lần thứ ba Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Giáo dục Hà Nội mở miễn phí kho học liệu cho giáo viên và học sinh. Ngày 11/5/2021, Công ty CP Đầu tư và Phát triển Giáo dục Hà Nội, đơn vị thành viên của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam...