Sẽ kiểm tra về phòng, chống tham nhũng tại 7 cơ quan Trung ương
Duy trì “áp lực” phát hiện, điều tra, xét xử các vụ án tham nhũng. * Bổ sung 2 vụ án, nâng tổng số lên 20 vụ án, vụ việc vào diện Ban chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.
Ngày 9/7, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (PCTN) họp phiên thứ năm. Kết luận tại phiên họp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Trưởng ban Chỉ đạo – nêu rõ: Cần duy trì “áp lực” phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án tham nhũng như thời gian gần đây, tránh gây hoài nghi trong dư luận xã hội là công tác PCTN có dấu hiệu “chùng xuống”.
198 bị can bị khởi tố về các hành vi tham nhũng trong 5 tháng đầu năm 2014
Trong 6 tháng đầu năm, ngành thanh tra đã triển khai 3.576 cuộc thanh tra hành chính và 77.940 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Qua thanh tra, phát hiện vi phạm về kinh tế 10.173 tỷ đồng; 1.020ha đất; kiến nghị thu hồi cho ngân sách nhà nước 4.857 tỷ đồng và 357,8ha đất; xử lý vi phạm hành chính gần 1.547 tỷ đồng; kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính 513 tập thể và 1.006 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý 24 vụ việc và 36 người.
Qua thanh tra, phát hiện 23 vụ, 32 đối tượng có hành vi liên quan đến tham nhũng với số tiền 68,5 tỷ đồng; đã thu 46,7 tỷ đồng. Theo báo cáo của Cục Thống kê tội phạm và công nghệ thông tin, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, kết quả khởi tố, điều tra, truy tố xét xử các vụ án tham nhũng từ ngày 1.1.2014 đến ngày 31.5.2014, cơ quan điều tra trong cả nước đã khởi tố 102 vụ/198 bị can về các tội tham nhũng; viện kiểm sát nhân dân các cấp đã truy tố 122 vụ/277 bị can về các hành vi tham nhũng; tòa án nhân dân các cấp đã xét xử sơ thẩm 84 vụ/217 bị can về các tội tham nhũng.
Bước đầu tạo được sự răn đe mạnh mẽ
Nhìn lại hoạt động 6 tháng đầu năm 2014, báo cáo của Ban chỉ đạo do đồng chí Nguyễn Bá Thanh – Ủy viên TƯ Đảng, Phó Trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo – trình bày cho biết: Công tác chỉ đạo phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng quyết liệt hơn, có bước chuyển biến tương đối rõ nét, nhất là trong việc xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.
Những vụ án liên quan đến tham nhũng vừa xét xử với mức án đủ nghiêm, được dư luận xã hội đồng tình.
Trong 6 tháng đầu năm, đã chỉ đạo đưa ra xét xử được 3 phiên tòa sơ thẩm (Vũ Việt Hùng, Huỳnh Thị Huyền Như, Nguyễn Đức Kiên), 2 phiên tòa phúc thẩm (Dương Chí Dũng, Vũ Quốc Hảo).
Về vấn đề này, phát biểu kết luận, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: Thời gian qua, các cơ quan tiến hành tố tụng TƯ và Ban Nội chính TƯ đã chủ động, tích cực trong công tác phối hợp để đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố xét xử 12 vụ án, 6 vụ việc tham nhũng hoặc có dấu hiệu tham nhũng nghiêm trọng thuộc diện Ban chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo. Đến nay đã đưa ra xét xử được 5 vụ, trong đó đã xét xử phúc thẩm 2 vụ với mức án đủ nghiêm, bước đầu tạo được sự răn đe mạnh mẽ, có tác động tích cực trong phòng ngừa tham nhũng, được dư luận đồng tình.
Video đang HOT
Chọn 7 cơ quan để kiểm tra về PCTN
Theo kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ban chỉ đạo thống nhất từ nay đến cuối năm lựa chọn 7 cơ quan trung ương để tiến hành kiểm tra và đôn đốc về công tác PCTN, đó là: Bộ NNPTNT, Bộ Quốc phòng, Bộ GTVT, Bộ Tài chính, Bộ LĐTBXH, Bộ VHTTDL, Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Kết luận của Tổng Bí thư cũng nêu rõ, trong tình hình hiện nay, bên cạnh việc tích cực chủ động phòng ngừa, chúng ta cần duy trì “áp lực” phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án tham nhũng hoặc có dấu hiệu tham nhũng như thời gian gần đây, tránh gây hoài nghi trong dư luận xã hội là công tác PCTN có dấu hiệu “chùng xuống”. Đây cũng là sự thể hiện quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong công tác đấu tranh chống tham nhũng và cũng là sự đánh giá hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN.
Phiên họp này cũng thống nhất bổ sung hai vụ án: Cty JTC của Nhật Bản hối lộ quan chức Việt Nam và vụ xảy ra ở TCty Đường thủy VN vào diện Ban chỉ đạo theo dõi, đôn đốc. Như vậy, hiện nay có tất cả 14 vụ án và 6 vụ việc tham nhũng có tính chất nghiêm trọng và phức tạp, được dư luận quan tâm, nằm trong diện Ban chỉ đạo theo dõi, đôn đốc.
Theo Diệu Linh
Lao Động
Quyền chánh án TAND huyện bị tố giác nhận hối lộ như thế nào?
Biết Tuân có liên quan đến vụ án lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ chiếm đoạt của nhà nước hơn 20 triệu đồng, Nguyễn Duy Hiệp đã "gợi ý" Tuân đưa tiền để lo lót cho Tuân nhận mức án thấp nhất.
Như Dân trí đã đưa tin, vào ngày 30/6, Cục điều tra Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao phối hợp với Công an tỉnh Hà Nam tiến hành bắt khẩn cấp ông Nguyễn Duy Hiệp (sinh năm 1975), Quyền chánh án TAND huyện Thanh Liêm vì hành vi nhận tiền hối lộ. Ông Hiệp bị bắt trước 1 ngày khi được bổ nhiệm chính thức làm Chánh án TAND huyện Thanh Liêm.
Nguyễn Duy Hiệp bị bắt trước ngày chính thức lên làm Chánh án
Vụ việc trên liên quan đến dự án làm đường B2B tại thôn Thanh Bồng, xã Thanh Nghị, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Để khởi công dự án B2B, tổ kiểm kê, xây dựng phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư được thành lập, gồm có Vũ Thị Nguyệt (30 tuổi) làm tổ trưởng và Đỗ Đức Tuân (29 tuổi) là thành viên.
Trong quá trình kiểm kê, đền bù tài sản theo quy định của nhà nước, tổ kiểm kê gồm Nguyệt và Tuân đã móc nối với Đinh Quang Hưng (lao động tự do làm nghề khoan giếng) đã khai khống số lượng giếng khoan, chiếm đoạt của nhà nước hơn 24 triệu đồng.
Ngay sau khi vụ việc bị phát giác, Cơ quan điều tra, Công an huyện Thanh Liêm đã tiến hành khởi tố 3 người này về tội danh lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. VKSND huyện Thanh Liêm truy tố các đối tượng trên về hành vi này và chuyển sang TAND huyện Thanh Liêm để xét xử.
Trong một lần đến TAND huyện, Đỗ Đức Tuân đã được Nguyễn Duy Hiệp, lúc này đang là Phó chánh án TAND huyện Thanh Liêm "gợi ý" về việc đưa tiền cho Hiệp để lo lót cho Tuân nhận mức án thấp nhất.
Sau đó, Tuân về nhà nói lại sự việc với bố mình là ông Đỗ Minh Tý (sinh năm 1953), thương con nên ông Tý đã bàn bạc với gia đình chạy vạy vay mượn lo lót tiền mang cho Nguyễn Duy Hiệp, giúp con mình nhận mức án thấp nhất.
Anh Đỗ Đức Tuân người liên quan đến vụ án mà Hiệp nhận hối lộ
Vào khoảng cuối tháng 5 đầu tháng 6/2013, trong một lần đến TAND huyện Thanh Liêm, thì Hiệp có gọi Tuân lên phòng và đặt vấn đề, sau khi về nhà Tuân có nói chuyện với ông Tý là: "Anh Hiệp về bảo với gia đình là chuẩn bị 80 triệu đồng để sau này xét xử có thuận lợi hơn".
Thương con nên ông Tý đã bàn bạc với gia đình bán hết đồ đạc trong nhà chuẩn bị số tiền trên. Khoảng mấy ngày sau đấy thì hai bố con ông Tý mang tiền phòng Hiệp. Lúc này Hiệp vẫn nói lại với hai bố con ông Tý là: "Bác với Tuân cứ về đi, sau này Tòa án xét xử sẽ có thuận lợi".
Khoảng gần 1 tháng sau đó, Tuân lại lên TAND huyện, lúc này, Hiệp lại bảo Tuân phải chuẩn bị thêm 170 triệu đồng nữa để đến khi Tòa án xét xử thì sẽ có mức án thấp nhất. Do đã trót đưa cho Hiệp 80 triệu đồng nên gia đình ông Tý lại chạy vạy vay mượn khắp nơi. Khoảng 4 ngày sau, gia đình chỉ chuẩn bị được 155 triệu đồng. Lúc này Hiệp cũng dặn dò ông Tý, khi mang tiền đến thì phải đến trước giờ làm việc và phải đi thẳng vào phòng Hiệp. Khi đến nơi, ông Tý cũng nói thẳng với Hiệp về việc gia đình quá túng bấn, chỉ xoay được 155 triệu đồng, giờ không tìm đâu ra nữa.
Sau 3 lần tạm hoãn phiên tòa, đến ngày 12/6/2014, TAND huyện Thanh Liêm đã mở phiên tòa xét xử lưu động vụ của Tuân ngay tại UBND xã Thanh Nghị. Mức án mà Tuân lúc này phải nhận là 12 tháng tù giam.
Bức xúc vì việc mình đã đưa tiền nhưng vẫn phải nhận án tù giam, Tuân đã làm đơn kháng cáo lên TAND tỉnh Hà Nam. Trong quá trình lên TAND tỉnh Tuân đã khai báo về việc đưa Tiền cho Hiệp để nhận mức án thấp nhất.
Ngay lúc này, ông Tý cũng được UBND xã Thanh Tâm mời lên làm việc, ông Tý cũng thuật lại toàn bộ câu chuyện và viết đơn tố cáo với Hiệp. Lúc này cơ quan điều tra xác định lời khai của bố con ông Tý là trùng khớp. Điều quan trọng là bây giờ làm sao cho ông Tý lấy lại được số tiền và bắt Hiệp cúi đầu nhận tội mà không chối cãi.
Ông Tý kể lại: "Ngay trong ngày 26/6, Viện KSND tỉnh đưa bố con tôi lên rồi bố trí cho gặp anh Hiệp. Khoảng 15h thì chúng tôi xuống TAND huyện, rồi vào thẳng phòng anh Hiệp trình bày lại nguyện vọng của gia đình là xin lấy lại số tiền đã đưa cho Hiệp. Hiệp cũng nói vụ án do nhiều yếu tố khách quan, nên bắt buộc phải tuyên án. Hiệp cũng nhất trí gửi lại số tiền cho gia đình tôi. Nhưng Hiệp cũng nói rõ là trong số tiền trên đã chi phí một ít và hẹn tôi vào cuối tuần sẽ hoàn trả lại.
Xác định thời điểm Hiệp trả lại tiền quá dài, nên ngay trong tối ngày 26, ông Tý và con trai tìm thẳng đến nhà Hiệp, lấy lý do nhà có chuyện cần tiền gấp nên bảo Hiệp gửi lại số tiền trên. Nhưng Hiệp nói do không có tiền trong nhà, Hiệp cũng nói rõ số tiền đã chi ra là 80 triệu chi phí đi lại và gửi một số nơi, số tiền này không thể lấy lại. Hiệp cũng hẹn ông Tý đúng thứ 2 sẽ gửi lại toàn bộ số tiền còn lại.
Ông Đỗ Minh Tý kể lại quá trình tố cáo Nguyễn Duy Hiệp
Đến ngày 30/6, Tuân có nhận được giấy báo kháng cáo của TAND tỉnh Hà Nam, nên Tuân lên lấy, tại Tòa án Hiệp đã gọi Tuân vào chỗ khác rồi mang tiền lại trả. Anh Tuân cũng cho biết, khi nhận tiền từ Hiệp, Hiệp có dặn dò lại là: "Về nhà thuyết phục bố đừng kiện cáo gì cả, sẽ gây bất lợi cho anh".
Sau khi trả lại số tiền trên, Nguyễn Duy Hiệp đã bị Cục điều tra Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao phối hợp với Công an tỉnh Hà Nam đã tiến hành bắt khẩn cấp. VKSND Tối cao đã có quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Duy Hiệp về hành vi nhận hối lộ.
Được biết, Nguyễn Duy Hiệp mới được trao quyết định Chánh án TAND huyện Thanh Liêm vào ngày 26/6. Đến ngày 1/7, ông Hiệp sẽ chính thức là Chánh án TAND huyện Thanh Liêm. Tuy nhiên, trước ngày lên làm Chánh án chính thức, Nguyễn Duy Hiệp đã bị bắt giữ.
Đức Văn
Theo Dantri
Bị cáo Trịnh Ngọc Chung bị Tòa "truy" về hành vi cưỡng chế nhà 194 phố Huế Sau khi bị cáo Trịnh Ngọc Chung và đại diện Cục thi hành án đều khẳng định việc kê biên bán nhà 194 phố Huế là đúng thì Viện kiểm sát viện dẫn hàng loạt Nghị định để khẳng định buộc phải có chính quyền địa phương mới có thể kê biên được chứ không phải là có thể có hay không vẫn...