Bị cáo Trịnh Ngọc Chung bị Tòa “truy” về hành vi cưỡng chế nhà 194 phố Huế
Sau khi bị cáo Trịnh Ngọc Chung và đại diện Cục thi hành án đều khẳng định việc kê biên bán nhà 194 phố Huế là đúng thì Viện kiểm sát viện dẫn hàng loạt Nghị định để khẳng định buộc phải có chính quyền địa phương mới có thể kê biên được chứ không phải là có thể có hay không vẫn kê biên.
11h20 ‘, Toà hỏi bị cáo Chung về việc triển khai thực hiện THA thế nào? Bị cáo Chung nói rằng, sau khi nhận các văn bản THA ngôi nhà 194 phố Huế, ông Chung triển khai cuộc họp để thực hiện việc thi hành án.
Bị cáo Chung khẳng định, cuộc họp đã được tiến hành và có văn bản cụ thể tại UBND quận Hai Bà Trưng với sự tham dự của đầy đủ các đại diện, ban ngành liên quan.
Toà hỏi bị cáo, ngày 23/7 họp chỉ đạo THA, còn có văn bản nào khác không? Chung trả lời, ngoài văn bản khác, văn bản 2077 của Tổng Cục THADS Bộ Tư pháp gửi THA Hai Bà Trưng yêu cầu: Cục THA Hà Nội kiểm tra, thi hành án dứt điểm.
Công văn về việc chỉ đạo THA của TP Hà Nội, yêu cầu Chi cục THA triển khai kiểm tra, tiến hành thực hiện việc cưỡng chế trước 15/7 báo cáo về Cục.
Bị cáo Chung cho biết: ngày 28/6, bị cáo ra quyết định cưỡng chế. Sau này mới được biết trong quá trình bị cáo ra quyết định thì có khiếu nại. Toà hỏi có giải quyết khiếu nại không? Bị cáo nại rằng, khiếu nại không gửi bị cáo mà gửi Cục THA nên người giải quyết THA là Cục không phải bị cáo.
Quyết định cưỡng chế có tống đạt của người khiếu nại không, đại diện Cục THADS xác nhận có nhận được khiếu nại. Những người liên quan đến việc khiếu nại quyết định cưỡng chế cũng xác nhận tại Toà là họ có khiếu nại.
Cục có giải quyết khiếu nại trước ngày cưỡng chế, không chấp nhận toà bộ khiếu nại của gia đình ông Minh.
Tòa tiếp tục chất vấn những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án như Cục THADS TP Hà Nội, phía nguyên đơn khiếu nại vụ việc THA trái pháp luật và đại diện chủ ngôi nhà 194 phố Huế. Đến 11h45, Tòa tạm nghỉ phiên xử buối sáng. Chiều nay 14h, nối tiếp phiên tòa…
11h15′: Chủ toạ nhận định, Luật Dân sự qui định rõ, bán tài sản cho người khác khi phát sinh tranh chấp thì phải đứng về phía người mua để giải quyết sự việc, bảo vệ quyền sở hữu của mình. Việc bán đấu giá tài sản đã thành, người mua không thể đòi lại được vì vậy phía đơn vị ra văn bản phải lưu ý vấn đề này bởi mua tài sản đã được xác lập.
11h’: Trả lời HĐXX về tính pháp lý căn nhà 194 phố Huế, bị cáo Chung cho rằng, việc trung tâm đấu giá bán ngôi nhà 194 phố Huế cho ai, quy trình như thế nào, tôi không biết.
“Quan hệ “tay 3″ này có liên quan đến nhau, nghĩa vụ và quyền của các cơ quan khác nhau. Nghĩa vụ của trung tâm bán đấu giá là chuyển tiền cho cơ quan thi hành án…” – bị cáo khai.
Đại diện Cục thi hành án TP Hà Nội trả lời tại phiên tòa xét xử bị cáo Trịnh Ngọc Chung.
Toà hỏi: bị cáo ra quyết định đình chỉ bản án của TAND Tối cao vào thời điểm nào?. Bị cáo nói rằng, đã ra quyết định đình chỉ, sau khi nhận bản án giám đốc thẩm số 18 và quyết định THA, cùng việc đình chỉ giao nhà.
Bị cáo Chung cho rằng, vụ án liên quan đến 2 giai đoạn nên tôi ra quyết định đình chỉ. Các đương sự thoả thuận nhau về giá, nếu các bên không thoả thuận được, với vai trò của mình, tôi phải tham gia.
Bị cáo Trịnh Ngọc Chung bị tòa “truy” về việc cưỡng chế thi hành án nhà 194 phố Huế.
Chủ toạ khẳng định, ngày 21/4/2011. THA có công văn đề nghị Tổng cục chỉ đạo THA, rà soát lại bản đấu giá có đúng không? Sau khi nhận công văn, bị cáo Chung đã nhận được tài khoản THA tổng tiền và lãi suất hơn 1,6 tỷ đồng.
Thông tư 14 qui định, trường hợp bản án bị huỷ sửa, thì tiến hành lại các trình tự thủ tục theo qui định.
Trung tâm đấu giá đã chuyển đúng số tiền bán đấu giá, Chung yêu cầu Trung tâm chuyển toàn bộ lãi xuất để đảm bảo quyền lợi THA cho ông Minh, Bị cáo Chung đã tiếp tục gửi ngân hàng trên 33 tỷ đồng.
Video đang HOT
Bị cáo Chung viện dẫn việc làm của mình dựa theo thông tư 14. Tuy nhiên, bị cáo cũng cho rằng Thông tư 14 chưa bám sát, cũng như có thêm áp lực nhưng bị cáo vẫn áp dụng dựa theo Thông tư 14 và Luật THA.
Chủ toạ phản bác bị cáo rằng, “Bị cáo đã nói rằng đã căn cứ vào thông tư 14, thế nhưng VKS nhận định phải căn cứ vào Bản án và các qui định liên quan.
Bị cáo hiểu vấn đề này như thế nào? Bị cáo Chung trả lời không thể dựa vào bản án được!?.
10h30′, Tòa chuyển sang xét hỏi về hành vi cưỡng chế nhà 194 phố Huế.
10h20′, HĐXX quyết định cho phiên tòa tạm nghỉ.
10h15′, VKS viện dẫn hàng loạt Nghị định để khẳng định buộc phải có chính quyền địa phương mới có thể kê biên được chứ không phải là có thể có hay không vẫn kê biên.
Trong đề nghị số 141/VKSND Tối cao ngày 9/5/2014 gửi xuống TAND TP Hà Nội, phía VKS đã nhận định: Quá trình điều tra xác định việc bán đấu giá nhà 194 phố Huế của Công ty CP bán đấu giá Hà Nội ngày 28/4/2009 cho ông Đặng Văn Thoán là người mua trúng đấu giá là không đúng pháp luật.
9h’58: VKS hỏi ông Công – Cục phó Cục thi hành án trên 2 tư cách: chuyên gia và cấp trên của bị cáo Chung về thủ tục kê biên ngôi nhà 194 phố Huế mục đích làm gì? Có phải là kê biên để bán đấu giá không?
Ông Công cho biết kê biên để đảm bảo cho thi hành án. Khi kê biên, thẩm định xong có thể các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận sẽ chuyển sang bán đấu giá.
VKS truy vấn: Nếu không có tài liệu để kê biên thì cơ quan đấu giá có căn cứ đấu giá không, trong khi anh Minh và người nhà 194 phố Huế không đồng ý.
Phiên tòa xét xử bị cáo Trịnh Ngọc Chung tiếp tục “ nóng” trong ngày xét xử thứ 2.
Đại diện Cục THA TP Hà Nội khẳng định: Gia đình 194 phố Huế không đồng ý vẫn xử lý vì tài sản đã kê biên.
9h46′: Tòa hỏi bị cáo Chung sau khi bán đấu giá xong có Quyết định kháng nghị của VKSND Tối cao, đến thời điểm nào hồ sơ thi hành án phải chuyển lên Cục thi hành án. “Ngày 25/8/2009, tôi thông báo cho gia đình 194 phố Huế phải chuyển dịch toàn bộ tài sản khỏi nhà 194. Ngày 9/9/2009, nhận được kháng nghị. Trong thời gian đó, anh Minh khiếu nại nên Cục thi hành án. Cục yêu cầu chi cục chuyển hồ sơ”, Chung trả lời.
Tòa tiếp tục truy thời điểm Chi cục THA quận Hai Bà Trưng chuyển hồ sơ lên Cục. Bị cáo Chung trả lời không nhờ thời điểm chuyển hồ sơ lên Cục thi hành án nhưng chắc chắn Cục Thi hành án đã giữ hồ sơ hơn 1 năm.
9h42′, Bị cáo Chung trả lời luật sư bào chữa nhà 194 phố Huế theo hồ sơ là 174m. Việc bán đấu giá đúng hay sai, bị cáo Chung đọc Công văn của Cục điều tra VKSND Tối cao trả lời ông Thoán để cho rằng việc bán đấu giá là đúng.
9h37′, Tòa yêu cầu đại diện Cục thi hành án TP Hà Nội trả lời xác định thủ tục thi hành án và bán đấu giá nhà 194 phố Huế.
Tòa mời đại diện Tổng cục thi hành án trả lời (tuy nhiên chủ tọa nhấn mạnh đơn vị này là khách mời nên có thể trả lời hoặc có thể không trả lời).
9h22′, Tòa hỏi ông Hoàng Ngọc Minh, đồng sở hữu nhà 194 phố Huế. Ông Minh trả lời không biết về cam kết của ông Hoàng Đình Mậu (bố ông Minh) trả nợ với ngân hàng khi ông Mậu còn sống.
Ông Minh cho biết cho biết em của ông Minh cũng đồng quan điểm với ông không đồng ý bán ngôi nhà 194 phố Huế. 9h15: HĐXX bắt đầu làm việc, quay trở lại xét hỏi về việc bán đấu giá nhà 194 phố Huế. HĐXX hỏi đại diện công ty bán đấu giá về hồ sơ.
Bị cáo Trịnh Ngọc Chung tại phiên tòa xét xử sáng nay 8/7.
Đại diện công ty này cho biết hồ sơ gồm: Quyết định của tòa án, Quyết định thi hành án; Biên bản kê biên tài sản; Biên bản định giá tài sản; Bản vẽ ngôi nhà 194 phố Huế. Đại diện công ty này cho biết hồ sơ còn nhiều giấy tờ liên quan. Tuy nhiên, khi Tòa hỏi công ty này có nhận được công văn số 60 không thì đại diện công ty không trả lời.
8h55′: Mặc dù kết thúc ngày xét xử thứ nhất với bị cáo Trịnh Ngọc Chung, HĐXX cho biết phiên tòa sẽ tiếp tục vào 8h sáng ngày hôm nay 8/7. Tuy nhiên, đến 8h55′ sáng nay, phiên tòa vẫn chưa làm việc. Nhiều người đến tham dự phiên tòa tỏ ra khó hiểu về thời gian làm việc của HĐXX.
Vụ cưỡng chế thi hành án ngôi nhà 194 phố Huế vi phạm pháp luật nghiêm trọng đã được báo Dân trí điều tra làm rõ và bóc tách từng sai phạm cụ thể trong suốt hơn 50 kỳ báo. Hành vi vi phạm pháp luật của Trịnh Ngọc Chung- nguyên Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án quận Hai Bà Trưng đã bị Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) Tối cao truy tố về tội “Ra Quyết định trái pháp luật”.
Trước sự bức xúc của công luận và quan điểm luận tội đanh thép của VKSND Tối cao, sau gần 1 năm thụ lý hồ sơ vụ việc, sáng 7/7/2014, bị cáo Trịnh Ngọc Chung đã được TAND TP Hà Nội đưa ra xét xử công khai.
Các thuộc cấp khai tỉ mỉ việc Trịnh Ngọc Chung chỉ đạo làm giả hồ sơ thi hành án nhà 194 phố Huế.
Trong ngày xét xử đầu tiên, các thuộc cấp của bị cáo Trịnh Ngọc Chung là bà Đoàn Thị Thu Trang và Trịnh Thị Thúy Hạnh đều khai chi tiết tại tòa về toàn bộ quá trình Trịnh Ngọc Chung chỉ đạo thuộc cấp làm giả hồ sơ, tài liệu thi hành án nhà 194 phố Huế. Các thuộc cấp của Chung cũng tỏ ra bức xúc khi bị cáo Chung phủ nhận toàn bộ, đồng thời cho rằng chính bà Trang và bà Hạnh tự ý làm giả mạo hồ sơ.
Cũng trong buổi xét xử đầu tiên, nhiều bất thường trong vụ bán đấu giá nhà 194 phố Huế đã phát lộ.
Ông Hoàng Ngọc Minh và bà Hồng, đồng sở hữu nhà 194 phố Huế cùng khẳng định các thành viên trong gia đình không nhận được văn bản, thông báo nào về việc bán đấu giá căn nhà 194 Phố Huế. “Nhà chúng tôi bị đưa ra bán mà đăng thông báo ở báo Nhân dân, ai đọc, ai biết được”, ông Minh bức xúc.
Đại diệnCông ty bán đấu giá thanh minh rằng: Ngoài đăng báo nhân dân, đơn vị còn dán niêm yết tại khu phố, tổ dân phố, Chi Cục thi hành án quận nhưng không dán thông báo tại nhà dân vì “đã bán đấu giá nhà người ta mà đến dán ở cửa thì khó lắm”.
Đại diện Công ty bán đấu giá thông tin thêm, trong lần thông báo lần 2 về việc bán đấu giá nhà 194 Phố Huế, đã có 5 người đăng ký mua nhưng đến lúc tiến hành thủ tục thì chỉ còn 2 người. Cái dễ cho người mua là nhà này bán xe máy nên ai đến, ai vào xem cũng được, mà người mua chỉ cần xem ở tầng 1 để biết diện tích là chủ yếu.
Khi đó, đại diện công ty đưa khách đến xem nhà dưới hình thức người đến mua xe máy vì nếu thông báo với gia chủ (ông Minh) thì khách cũng không muốn đi xem nhà vì ngại va chạm với gia chủ vì kiểu “mua ép bán uổng” đó.
Đại diện VKS không giấu bức xúc, cho rằng việc bán đấu giá nhà 194 phố Huế như vậy không đủ yếu tố công khai. Thủ tục bán đấu giá cũng sai từ đầu. Kiểm sát viên truy gay gắt đại diện công ty bán đấu giá, cho rằng: “Ông suy nghĩ gì về việc bán nhà dân như thế, bán mà đến diện tích cũng không nắm được, không đến đo đạc, làm như kiểu giấu diếm?.
Theo thông báo của HĐXX, đúng 8h sáng nay 8/7, ngày xét xử thứ 2 vụ án sẽ tiếp tục diễn ra.
Điều 296 quy định về tội ra quyết định trái pháp luật như sau: 1. Người nào có thẩm quyền trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án ra quyết định mà mình biết rõ là trái pháp luật gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. 2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. 3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm. 4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm. Về quan điểm chỉ đạo giải quyết vụ 194 phố Huế, trả lời PV Dân trí, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị khẳng định chỉ đạo cơ quan tư pháp xử lý nghiêm, khách quan, đúng luật.
Dân trí sẽ tiếp tục tường thuật diễn biến phiên tòa xét xử bị cáo Trịnh Ngọc Chung.
Nhóm PVĐT
Theo Dantri
Bài 55 vụ 194 phố Huế: TAND TP Hà Nội chốt lịch xét xử bị cáo Trịnh Ngọc Chung
Sau hơn 50 bài báo trên Dân trí lật tẩy hàng loạt sai phạm nghiêm trọng của vụ thi hành án ngôi nhà 194 phố Huế, TAND TP Hà Nội đã chính thức chốt lịch xét xử bị cáo Trịnh Ngọc Chung (SN 1959). Phiên xử công khai diễn ra từ ngày 7 - 8/7/2014.
Vụ cưỡng chế thi hành án ngôi nhà 194 phố Huế vi phạm pháp luật nghiêm trọng đã được báo Dân trí điều tra làm rõ và bóc tách từng sai phạm cụ thể trong suốt hơn 50 kỳ báo. Hành vi vi phạm pháp luật của Trịnh Ngọc Chung, nguyên Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án quận Hai Bà Trưng đã bịViện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) Tối cao truy tố về tội "Ra Quyết định trái pháp luật".
Trước sự bức xúc của công luận và quan điểm luận tội đanh thép của VKSND Tối cao, sau gần 1 năm thụ lý hồ sơ vụ việc, ngày 17/6/2014, TAND TP Hà Nội đã chính thức ra Quyết định số 267/QĐXX-HSST chốt lịch đưa vụ án 194 phố Huế ra xét xử. Theo đó, vụ án nghiêm trọng này sẽ được xét xử công khai vào 8h30 ngày 7/7/2014. Dự kiến, phiên tòa sẽ kéo dài trong 2 ngày 7-8/7/2014.
TAND TP Hà Nội chốt lịch xét xử bị cáo Trịnh Ngọc Chung.
Theo Quyết định của TAND TP Hà Nội đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, bị cáo Trịnh Ngọc Chung (SN 1959), hộ khẩu thường trú tại số nhà 37, ngõ Hậu Khuông, phường Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội bị VKSND Tối cao truy tố về tội "Ra quyết định trái pháp luật" theo khoản 3 điều 296 Bộ luật hình sự.
Thẩm phán, chủ tọa phiên tòa được phân công là ông Ngô Tiến Phong. Hội thẩm nhân dân gồm: ông Trần Hán và ông Hoàng Quang Thịnh. Kiểm sát viên tham gia phiên tòa là ông Nguyễn Việt Hà. Thư ký phiên tòa là ông Quản Việt Phương.
Có 3 luật sư sẽ tham gia bào chữa cho vị cáo Trịnh Ngọc Chung tại phiên tòa gồm: Luật sư Ngô Ngọc Thủy; Luật sư Bùi Quang Hưng và luật sư Nguyễn Trọng Tỵ.
Hành vi phạm tội của Trịnh Ngọc Chung vừa trắng trợn, vừa tinh vi đã được VKSND Tối cao chỉ rõ: "Việc ông Hoàng Ngọc Minh không sử dụng quyền khởi kiện tranh chấp về bán đấu giá tài sản ra tòa không ảnh hưởng đến việc xác định quyền cưỡng chế giao nhà số 07/QĐTHA ngày 28/6/2011 đúng hay sai. Mặt khác bản thân Trịnh Ngọc Chung đã ký quyết định đình chỉ thi hành án số 32, 33/QĐTHA ngày 14/4/2011 sau khi ký quyết định cưỡng chế giao nhà số 07/QĐTHA.
Vụ cưỡng chế thi hành án ngôi nhà 194 phố Huế vi phạm pháp luật nghiêm trọng đã được báo Dân trí điều tra làm rõ và bóc tách từng sai phạm cụ thể trong suốt hơn 50 kỳ báo.
Hồ sơ vụ án thể hiện rất rõ trước và sau khi đấu giá nhà 194 phố Huế, gia đình ông Minh liên tục có đơn khiếu nại về các hành vi của Trịnh Ngọc Chung. Trong khi cấp thẩm quyền chưa giải quyết đơn khiếu nại của ông Hoàng Ngọc Minh thì ngày 27/4/2011, Trịnh Ngọc Chung đã ký thông báo số 03/TB-THA yêu cầu ông Đặng Văn Thoán là người trúng đấu giá chuyển số tiền 29.956.600.000 đồng vào tài khoản của Công ty CP bán đấu giá Hà Nội.
Nội dung cáo trạng đã thể hiện rõ tại thời điểm Viện kiểm sát nhân dân Tối cao có Kháng nghị giám đốc thẩm và yêu cầu tạm đình chỉ thi hành án với Quyết định 143/QĐST-KDTM, ông Đặng Văn Thoán đã nộp tiền vào tài khoản Công ty CP bán đấu giá Hà Nội nhưng Trịnh Ngọc Chung chưa thi hành án theo nội dung Quyết định 143/QĐST-KDTM, chưa trả số tiền này cho người được thi hành án mà vẫn để nguyên trong tài khoản của Công ty CP bán đấu giá Hà Nội nên Trịnh Ngọc Chung đã làm thủ tục chuyển trả lại số tiền trên 31 tỷ đồng cho ông Đặng Văn Thoán, chỉ giữ lại 5% tiền đặt cọc để bảo lưu kết quả bán đấu giá.
Theo quy định của pháp luật, sau khi TAND Tối cao có quyết định số 18/2010/KDTM-GĐT ngày 21/12/2010 tuyên hủy Quyết định số 143/QĐST-KDTM của TAND TP Hà Nội, Trịnh Ngọc Chung phải ra quyết định đình chỉ việc thi hành Quyết định 143 nêu trên, chờ kết quả xét xử lại của TAND TP Hà Nội. Nhưng Trịnh Ngọc Chung lại tiếp tục ra quyết định cưỡng chế giao nhà số 07/QĐTHA ngày 28/6/2011.
Như vậy việc cưỡng chế này không phải là thi hành án vì tại thời điểm đó không có bản án, hoặc quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật nào về nhà 194 phố Huế. Đó chỉ là quyết định nhằm thực hiện ý chí chủ quan của của cá nhân Trịnh Ngọc Chung".
Vì vậy, VKSND Tối cao đã từng bác đề nghị miễn truy cứu trách nhiệm hình sự Trịnh Ngọc Cung của Tổng cục Thi hành án. VKSND Tối cao khẳng định Trịnh Ngọc Chung vi phạm pháp luật rất nghiêm trọng.
Như vậy, sau đúng 3 năm tròn kể từ khi chấp hành viên Trịnh Ngọc Chungtổ chức cưỡng chế trái pháp luật nhà 194 Phố Huế, bất chấp các quy định của pháp luật, bị cáo sẽ bị TAND TP Hà Nội đưa ra xét xử công khai về hành vi "Ra quyết định trái pháp luật".
Về thời gian chậm chễ đưa vụ án ra xét xử, trao đổi với PV Dân trí, luật sư Trương Quốc Hòe - Trưởng văn phòng luật sư Interla cho biết: Theo quy định tại Điều 176 Bộ luật TTHS thì trong thời hạn tối đa không quá 6 tháng, Tòa án buộc phải mở phiên tòa xét xử đối với bị cáo Trịnh Ngọc Chung. Tuy nhiên cho đến nay, sau gần một năm kể từ khi bị truy tố theo Cáo trạng số 18/VKSTC-V1A, Trịnh Ngọc Chung mới bị đưa ra xét xử. Đây là lần thứ 3 bị cáo này được hưởng những "đặc ân" từ sự chậm chễ do vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng của các cơ quan tiến hành tố tụng.
Điều 296 quy định về tội ra quyết định trái pháp luật như sau: 1. Người nào có thẩm quyền trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án ra quyết định mà mình biết rõ là trái pháp luật gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. 2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. 3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm. 4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
Liên quan đến vụ án 194 phố Huế, gia đình 194 Phố Huế khiếu nại, tố cáo Cục THA dân sự TP Hà Nội cố ý làm trái trong việc tự ý xử lý số tiền bán đấu giá nhà 194 Phố Huế, không tuân theo các quy định pháp luật cũng như bản án có hiệu lực của Tòa án, ông Phạm Ngọc Minh - Phó trưởng phòng nghiệp vụ và tổ chức thi hành án (Cục THA TP Hà Nội), đồng thời là chấp hành viên trực tiếp thụ lý sự việc cho biết chính bà Phùng Thị Thu Hiền, thủ quỹ Cục Thi hành án đã tự ý đem 5 tỷ đồng của bà Hồng trả cho phía ngân hàng. Hiện nay, toàn bộ số tiền thu được từ việc bán đấu giá bất hợp pháp nhà 194 Phố Huế, sau khi trừ đi nghĩa vụ phải thực hiện với ngân hàng còn lại là 23.857.968.126 đồng (Hai mươi ba tỷ, tám trăm năm mươi bảy triệu, chín trăm, sáu mươi tám nghìn, một trăm hai mươi sáu đồng). Theo xác nhận của chấp hành viên Phạm Ngọc Minh: Ngoài 5 tỷ đồng do thủ quỹ tự lý lấy trả cho Ngân hàng mà không hề thông báo cũng như không hề có sự đồng ý của bà Hồng; số tiền còn lại hiện đang được gửi tại ngân hàng bằng sổ tiết kiệm mang tên chấp hành viên Phạm Ngọc Minh theo sự chỉ đạo của Cục trưởng Lê Quang Tiến. Luật sư Phan Thị Lam Hồng (Đoàn luật sư TP Hà Nội) khẳng định: việc làm của Cục THA dân sự TP Hà Nội trong vấn đề xử lý số tiền bán đấu giá bất hợp pháp nhà 194 Phố Huế hoàn toàn không tuân theo quy định của pháp luật. Phía gia đình 194 Phố Huế cho biết dù nhiều lần gửi đơn thư đến Cục THA dân sự TP Hà Nội nhưng họ chưa hề một lần nhận được trả lời từ phía Cục trong suốt hơn một năm qua.
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc diễn tiến vụ việc.
Anh Thế
Theo Dantri
Bài 51 vụ 194 phố Huế: Tòa Hà Nội trả hồ sơ, Viện Tối cao kiên quyết giữ quan điểm Sau gần 1 năm VKSND Tối cao truy tố bị can Trịnh Ngọc Chung về tội "Ra Quyết định trái pháp luật", ngày 26/3/2014, TAND TP Hà Nội lại trả hồ sơ vụ 194 phố Huế để điều tra bổ sung. Tuy nhiên, VKSND Tối cao kiên quyết giữ nguyên quan điểm truy tố. Ngày 8/7/2013, sau 30 bài báo trên Dân trí...