Say rượu, người đàn ông bị bạn nhậu nhét đinh ốc dài 6cm vào đường tiểu
Trong tiệc mừng năm mới, người đàn ông 45 tuổi bị bạn nhậu nhét nguyên đinh ốc dài 6cm vào đường tiểu.
Con đinh ốc dài 6cm được lấy ra khỏi đường tiểu của ông T.
Ngày 19/1, Bệnh viện Bình Dân (TPHCM) vừa phẫu thuật gắp ra một đinh ốc dài 6 cm có ren xoắn và đầu khóa lục giác lớn từ niệu đạo của anh N.V.T. (45 tuổi, tỉnh An Giang).
Anh T. chia sẻ, anh bị một bạn nhậu (trong nhóm 6 người chung bàn tiệc mừng năm mới) nhét con ốc vào đường tiểu khi anh đã uống quá say.
Khi tỉnh dậy, anh T. thấy cộm đau, khó chịu đường tiểu và còn sờ được vùng đầu của con ốc nhưng loay hoay dùng nhiều cách nhằm “khều” dị vật ra mà không được. Không những thế, dị vật càng bị đẩy vào sâu trong đường tiểu. Lúc ban đầu, anh chỉ nghĩ đây là trò đùa đơn giản, rồi dị vật sẽ bị đẩy ra ngoài khi đi vệ sinh, không ngờ hậu quả quá nặng nề.
Trong suốt 3 ngày, để có thể đi tiểu, anh T. dùng một sợi dây điện nong rộng đường tiểu. Về sau, không chịu nổi đau đớn ngày càng tăng, anh T. mới đến một bệnh viện địa phương và được chuyển lên TPHCM điều trị.
Anh T. được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Bình Dân trong tình trạng đau tức vùng sinh dục và khó tiểu. Nạn nhân được thực hiện các xét nghiệm, siêu âm, X- quang. Kết quả ghi nhận một dị vật dài khoảng 6cm nằm dọc theo niệu đạo.
Video đang HOT
Dị vật khiến bệnh nhân vô cùng đau đớn, không đi tiểu được, không thể ngủ được và gây nên tình trạng nhiễm trùng, áp xe vùng niệu đạo sinh dục.
Ngay lập tức, anh T. được mổ cấp cứu chuyển lưu nước tiểu bằng phương pháp mở bàng quang ra da để giúp hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm khuẩn.
Các bác sĩ tiếp tục thực hiện nội soi niệu và dị vật được xác định là một chiếc đinh ốc thường dùng trong xây dựng. Kết quả nội soi ghi nhận niệu đạo viêm nhiều, xung huyết, có dấu hiệu nhiễm trùng. Người bệnh được phẫu thuật khẩn lấy dị vật.
Kết quả chẩn đoán hình ảnh đường tiểu của ông T. trước khi lấy dị vật ra bên ngoài
Bác sĩ Đỗ Lệnh Hùng – Trưởng Đơn vị Niệu đạo, Bệnh viện Bình Dân cho biết: “Khi tiến hành phẫu thuật, ê kíp ghi nhận mô niệu đạo trong tình trạng viêm dính, nhiễm khuẩn. Quá trình bóc tách niệu đạo khó khăn do dị vật dài, gây viêm nặng dọc theo niệu đạo.
Sau mổ, vết thương đã khô, diễn tiến thuận lợi, dự kiến sẽ xuất viện sau 1 tuần và bệnh nhân phải mang ống thông niệu đạo. Do tình trạng viêm, nhiễm khuẩn niệu đạo do dị vật nên bệnh nhân sẽ có nguy cơ hẹp đường tiểu về sau, phải can thiệp ngay nếu có biến chứng hẹp niệu đạo”.
Các bác sĩ Bệnh viện Bình Dân nhắn nhủ từng tiếp nhận các trường hợp nhét đinh tán, ốc vít, búi dây cước, tăm… vào niệu đạo. Nếu không được can thiệp kịp thời, dị vật sẽ gây viêm, nhiễm khuẩn, diễn tiến hẹp niệu đạo, áp xe vùng sinh dục… rất nguy hiểm.
Dùng laser điều trị ung thư bàng quang không xâm lấn cơ
Ung thư bàng quang là loại thường gặp ở cả nam và nữ, khó điều trị. Phương pháp cắt đốt bằng laser qua ngả niệu đạo kết hợp hóa trị đang giúp điều trị hiệu quả bướu bàng quang chưa xâm lấn.
Bàng quang hay bọng đái là một cơ quan rỗng chứa nước tiểu trước khi đào thải ra ngoài cơ thể. Bướu bàng quang hầu hết là bệnh lý ác tính (ung thư) chiếm tỷ lệ khoảng 80%, đây là bệnh lý khó điều trị và số người mắc bệnh ngày càng tăng. Trong thời gian gần đây các bác sĩ niệu khoa ghi nhận đa số trường hợp ung thư bàng quang ở giai đoạn chưa xâm lấn cơ.
Hình ảnh bướu bàng quang được phát hiện trên một bệnh nhân
Theo Jemal, Phó chủ tịch Ban Khoa học Dữ liệu của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS), tại Mỹ ung thư bàng quang là bệnh lý ung thư thường gặp, đứng hàng thứ tư sau ung thư tuyến tiền liệt, phổi và đại trực tràng ở nam, chiếm 6,6% trong tổng số ung thư ở nam, còn ở nữ đứng hàng thứ chín, chiếm 2,4% trong tổng số ung thư ở nữ.
Tại Bệnh viện Bình Dân, TPHCM mỗi tháng tiếp nhận điều trị từ 60 đến 80 trường hợp bướu bàng quang. Có khoảng 75% đến 80% ung thư bàng quang giới hạn ở lớp niêm mạc hoặc dưới niêm mạc. Đây là giai đoạn ung thư bàng quang nông, không xâm lấn cơ. Nếu ung thư bàng quang được phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm, tỉ lệ sống sau 5 năm của người bệnh lên tới 70-90%.
Hình ảnh mô phỏng phương pháp cắt bướu bàng quang không xâm lấn
Trong nhiều năm, cắt đốt nội soi bằng dao điện đơn cực điều trị cho các trường hợp ung thư bàng quang nông là phương pháp tiêu chuẩn và được nhiều bác sĩ niệu khoa lựa chọn. Tuy nhiên, những nguy cơ của phương pháp này bao gồm ra máu trong và hậu phẫu, phản xạ thần kinh bịt gây cử động không tự chủ trên bệnh nhân khiến bác sĩ khó thao tác trong khi phẫu thuật, từ đó làm tăng biến chứng thủng bàng quang và không cắt hết bướu.
Với sự phát triển của khoa học công nghệ trong lĩnh vực niệu khoa, đã có nhiều ý tưởng ứng dụng laser để điều trị các ung thư bàng quang nông. Hiện nay, có nhiều công trình nghiên cứu cho thấy hiệu quả và độ an toàn cao của ứng dụng laser vào điều trị các bệnh lý niệu khoa nói chung và ung thư bàng quang nông nói riêng.
Từ tháng 3 năm 2014 đến tháng 3 năm 2016, Bệnh viện Bình Dân, có 68 bệnh nhân bướu bàng quang được cắt đốt qua ngả niệu đạo với Laser Thulium YAG kết hợp hóa trị trong lòng bàng quang sau phẫu thuật. Trong đó, người bệnh phần lớn là nam giới, chiếm 79,4% và độ tuổi từ 51 đến 70. Triệu chứng thường gặp nhất ở người bệnh bướu bàng quang là tiểu máu, số nam giới có tiền căn hút thuốc lá chiếm hơn 72%.
Các bác sĩ Bệnh viện Bình Dân thực hiện phương pháp cắt đốt nội soi bướu bàng quang cho bệnh nhân
Trong phẫu thuật, các bác sĩ ghi nhận kích thước bướu trung bình khoảng 19mm với số lượng thường gặp nhất từ 1 đến 3 bướu. Thời gian phẫu thuật trung bình dưới 25 phút và thời gian nằm viện thường từ 2 đến 4 ngày.
Sau phẫu thuật, kết quả sớm có 59 người bệnh kết quả tốt và có 9 người bệnh kết quả khá, tỷ lệ tái phát là 10 trường hợp trong tổng số 68 người bệnh. Bệnh nhân không xảy ra các biến chứng như phản xạ thần kinh bịt, thủng bàng quang, ra máu không cầm hoặc phải bơm rửa bàng quang sau mổ.
BS Nguyễn Hoàng Luông, khoa Nội soi Tiết niệu cho biết: "Khi kết hợp hệ thống ánh sáng bước sóng ngắn NBI qua nội soi giúp tăng cường phát hiện bướu bàng quang, chúng tôi có thể tăng tỷ lệ cắt hết bướu, giảm sót bướu, đặc biệt ở những vị trí khó cắt khi dùng dao điện như bướu ở đỉnh bàng quang hay thành trước bàng quang. Đối với bướu bàng quang chưa xâm lấn cơ, cắt đốt qua ngả niệu đạo với Laser Thulium YAG kết hợp hóa trị trong bàng quang sau phẫu thuật là một phương pháp có độ an toàn và hiệu quả điều trị cao".
Cẩn trọng khi phát hiện đại tiện tháo máu ồ ạt Anh T. nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Bình Dân trong tình trạng sốc mất máu sau khi đi tiêu ra máu đỏ tươi ồ ạt đến ngất xỉu tại nơi làm việc. Các bác sĩ khoa Phẫu thuật Tim - Mạch máu vừa thực hiện can thiệp mạch máu, đặt stent graft (giá đỡ kim loại phủ màng sợi tổng hợp...