Sau sinh bao lâu mới nên tắm, gội?
Thông thường 3 hoặc 4 ngày sau sinh là mẹ có thể tắm được rồi, không nên để một tháng.
Sau khi sinh trong suốt thời kỳ hậu sản, người phụ nữ còn mặc quần áo dài, đi tất, không bật quạt, phải nằm trong phòng kín vì sợ sau này sẽ bị lạnh chân tay khi mùa đông về, nằm ngủ khép chặt hai chân vào nhau để tử cung nhanh co bóp… Mặc dù sinh vào mùa hè, nhiều sản phụ vẫn kiêng tắm gội trong suốt cả tháng đầu sau khi sinh vì sợ nếu tắm gội sớm sau này sẽ bị đau đầu và ngứa người hoặc kém chịu rét. Những kiêng khem này liệu có đúng không?
Sau khi sinh bao lâu được tắm, gội?
Sinh nở là một công việc nặng nhọc khiến người phụ nữ phải gắng sức và mất rất nhiều năng lượng. Sau cuộc đẻ, cơ thể người mẹ ra nhiều mồ hôi, nên cần phải tắm gội cho sạch sẽ. Vào mùa hè trời nóng, mồ hôi ra nhiều, để lâu không tắm, cơ thể càng bẩn, càng dễ nhiễm khuẩn. Thông thường 3 hoặc 4 ngày sau sinh là có thể tắm được rồi, không nên để một tháng. Tuy nhiên, cách tắm như thế nào là một vấn đề phải hết sức chú ý. Tắm nhanh và tắm dội là hai yêu cầu cơ bản.
Tắm nhanh là thời gian tắm không nên lâu quá, từ 5 đến 10 phút là vừa. Còn tắm “dội” nghĩa là dùng vòi hoa sen hoặc dùng gáo múc nước, dội từ trên xuống dưới, không nên tắm trong bồn tắm hay trong chậu.
Ngoài ra cần phải tắm ở nơi kín đáo, tránh gió lùa, nên tắm nước ấm, kể cả mùa hè hay mùa đông, khi tắm xong phải lau khô nhanh. Gội đầu cũng thế, không nên kiêng gội đầu đến một tháng, song phải gội nhanh và lau đầu cho nhanh khô, tốt nhất là dùng máy sấy để sấy khô tóc.
Thông thường 3 hoặc 4 ngày sau sinh là mẹ có thể tắm được rồi, không nên để một tháng. (ảnh minh họa)
Vệ sinh bộ phận sinh dục thế nào, có sử dụng nước muối rửa bộ phận sinh dục sau sinh không?
Sau khi sinh, tử cung co bóp để đẩy sản dịch ra ngoài. Sản dịch thực chất là màng rau, đồng thời cũng là những dịch và niêm mạc của cổ tử cung và âm đạo bong ra. Bản chất của phức hợp này protein, được phân huỷ và là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn trong đường sinh dục của người phụ nữ phát triển, có thể xâm nhập vào cơ thể người phụ nữ.
Bên cạnh đó, cơ quan sinh dục nữ luôn luôn có vi khuẩn ẩn nấp. Với những lý do đó, vệ sinh sau sinh hết sức quan trọng và cần thiết cho sản phụ.
Vì vậy, sản phụ nên vệ sinh ít nhất là 3 lần là sáng, chiều và tối trước khi đi ngủ, nếu sản dịch ra nhiều nên vệ sinh nhiều lần hơn. Các phương tiện vệ sinh phải sạch, tốt nhất nên vệ sinh bằng nước sôi để nguội hoặc nước ấm.
Không nhất thiết phải dùng dung dịch sát khuẩn nhưng nước vệ sinh phải là nước sạch. Không nên dùng nước muối loãng để vệ sinh vì tinh thể muối sẽ hút nước và làm vùng sinh dục ngoài của người phụ nữ luôn bị ẩm ướt, tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn phát triển.
Tai biến thời kỳ hậu sản là bế sản dịch và đờ tử cung:
Video đang HOT
Bế sản dịch là sản dịch không thoát ra ngoài được, hiện tượng này thường gặp ở người sinh con so. Triệu chứng là không có máu ở khăn vệ sinh, đau bụng, sờ vào bụng thấy cứng, có cục. Ngược lại với bế sản dịch, sản dịch không chảy ra ngoài được là hiện tượng sản dịch chảy nhiều. Sản dịch chảy nhiều có thể do đờ tử cung – đờ tử cung là tử cung không co bóp được, dẫn đến triệu chứng máu chảy nhiều.
Nguyên nhân thứ hai dẫn đến việc sản dịch chảy nhiều có thể do rách tử cung hoặc rách âm đạo mà không được phát hiện hoặc khâu không tốt. Thông thường vài tiếng mới phải thay khăn vệ sinh nhưng nếu phải thay liên tục, đến ngày thứ 3, thứ 4 máu vẫn chảy nhiều, sờ vào bụng dưới thấy mềm, ấn vào một cái thấy máu chảy ra thì khả năng đờ tử cung là rất lớn.
Sản phụ sau sinh như trút được gánh nặng, ngoài ra, trong quá trình chuyển dạ, sản phụ bị đói, lại gắng sức nên mệt. Thấy sản phụ thiếp đi người nhà nên theo dõi, nếu máu chảy nhiều, hạ đường huyết, người thỉu đi thì phải gọi bác sĩ.
Một sai lầm phổ biến nhiều người mắc phải thời kỳ này, đó là nằm gác chéo hai chân lên nhau. Nhiều người cho rằng nằm như thế âm đạo sẽ khép lại, nhưng thực chất nằm gác chéo chân là không tốt vì sẽ ngăn cản sản dịch thoát ra ngoài.
Sau khi sinh sản phụ có được xem ti vi?
Thông thường sau sinh cơ thể mệt mỏi, sản phụ nên nghỉ ngơi. Nhưng sau khi sinh vài hôm, nếu thích xem tivi, có thể xem ti vi với điều kiện trong phòng đủ ánh sáng và yên tĩnh, tránh ồn ào. Việc nhét bông vào tai cũng là để giảm tiếng ồn và tránh gió lạnh. Không nhất thiết bắt mẹ phải nằm cho con bú. Có thể ngồi cho bú, khi cho con bú nên bế với tư thế dựa vào tường, có gối dựa sau lưng.
Theo Khám Phá
5 thủ phạm gây đau lưng sau sinh
Đau lưng sau khi sinh là hiện tượng tương đối phổ biến, tỷ lệ này là khoảng 25% đến 40%.
Lý do những cơn đau lưng xuất hiện sau khi sinh nở có thể là do các yếu tố sau:
1. Thiếu canxi sinh lý
Sau khi mang thai, người mẹ bị ảnh hưởng bởi các hormone thai kỳ, tùy vào cơ địa mà sự thay đổi sẽ khác nhau. Canxi tham gia vào quá trình chuyển hóa xương. Một số chế độ ăn uống thường xuyên của phụ nữ mang thai không thể đáp ứng nhu cầu canxi của cả người mẹ và em bé, dẫn đến sự thiếu hụt canxi ở phụ nữ mang thai. Càng ở giai đoạn sau của thai kỳ, nhu cầu canxi của cơ thể càng gia tăng để đáp ứng sự tăng trưởng đột biến của bé nên những cơn đau lưng của mẹ có thể trở nên đau đớn, khó chịu hơn.
Sau khi sinh con: Khi sinh nở, người mẹ đã phải tiêu tốn rất nhiều năng lượng, sau khi sinh cơ thểvẫn trong trạng thái tương đối yếu, chưa kịp phục hồi. Mặt khác, nhiều bà mẹ cho con bú thường xuyên, lượng canxi bị thất thoát, lượng canxi bị thiếu hụt cũng có thể gây ra đau lưng. Nếu trong thời kỳ mang thai trước đó, thai phụ không đáp ứng đủ canxi thì sau sinh, cộng thêm việc cho con bú, thì sự tổn thất canxi càng trầm trọng.
Biện pháp phòng ngừa:
- Cân bằng dinh dưỡng và chế độ ăn uống hợp lý khi mang thai. Tránhtăng cân quá mức và làm tăng gánh nặng lên thắt lưng, làm tổn hại đến cơ bắp và dây chằng. Đặc biệt chú ý đến việc bổ sung canxi trong từng giai đoạn của thai kỳ.
- Tăng cường dinh dưỡng sau sinh: Dựa vào sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, người mẹ cần tăng cường dinh dưỡng để kịp thời bù đắp năng lượng mất đi trong quá trình sinh, đảm bảo phục hồi sức khỏe tốt, đồng thời cung cấp đủ sức cho bé.
2. Giãn dây chằng sinh lý
Quá trình mang thai dẫn đến nhiều thay đổi lớn trong hệ thống nội tiết. Sự thay đổi ấy có thể làm nới lỏng các khớp và các dây chằng nối với xương chậu, cột sống, khiến cho vùng lưng kém ổn định hơn và gây đau. Sau khi sinh, hệ thống nội tiết chưa kịp trở lại trạng thái trước khi mang thai, các dây chằng xương chậu chưa kịp đàn hồi nên tình trạng đau lưng là điều không tránh khỏi.
Thêm vào đó, quá trình mang thai khiến cho tử cung mở rộng và trải dài, làm suy yếu cơ bụng và thay đổi tư thế, sức nặng của thai làm cột sống bị kéo về phía trước, khiến lưng của thai phụ cũng trở nên căng hơn và dễ bị đau hơn.
Biện pháp phòng ngừa:
Nên cố gắng nghỉ ngơi nhiều sau khi sinh. Trong 24 giờ đầu tiên sau sinh, người mẹ nên nghỉ ngơi trên giường, sau đó thực hiện các động tác vận động nhẹ trong nhà để tạo điều kiện có việc tống sản dịch còn ứ đọng trong tử cung, có lợi cho tử cung nhanh chóng phục hồi hơn. Vận động cũng giúp máu lưu thông tốt hơn, giúp giảm đau lưng.
Khi ngồi cho con bú, ngoài việc cho con bú đúng tư thế, bạn nên lót một chiếc gối sau lưng để giảm áp lực lên vùng thắt lưng và cột sống.
Đau lưng sau khi sinh là hiện tượng tương đối phổ biến, tỷ lệ này là khoảng 25% đến 40%. Ảnh minh họa
3. Vận động sau sinh không đúng cách
Sau khi sinh, bạn có thể thường xuyên phải cúi xuống để chăm sóc bé như tắm rửa, mặc quần áo, thay tã, làm việc nhà, ... do đó làm việc quá sức, vùng cơ thắt lưng bị áp đảo có thể gây ra căng cơ thắt lưng và đau.
Biện pháp phòng ngừa:
Tránh đứng lâu hoặc ngồi xổm thường xuyên. Tránh nâng vật nặng hoặc nâng quá cao, chú ý nghỉ ngơi đều đặn, không sớm tham gia các lao động nặng cũng như không thực hiện các động tác mạnh như chạy nhảy... để tránh gây đau lưng.
Bạn nên sắp xếp một vị trí đặt em bé ở trên bàn, vừa tầm với cơ thể bạn mà không phải cúi nhiều. Những vật dụng cần thiết cho bé cũng nên để trong ngăn kéo để tránh bạn phải rướn hay uốn cong lưng khi tìm kiếm. Giảm động tác cúi xuống là một trong những cách hiệu quả để giảm căng cơ thắt lưng, qua đó ngăn ngừa được đau lưng sau sinh.
4. Tư thế cho con bú
Nhiều người mẹ thường có thói quen chăm chú nhìn con khi cho con bú, mỗi lần lại kéo dài, mỗi ngày lại lặp đi lặp lại không ít. Thêm vào đó, việc người mẹ thường tìm cách để bé bú thoải mái đã vô tình khiến cơ thể mình phải gập người, gồng người lên hết cỡ để nhìn con làm căng cơ cổ và lưng. Nguyên nhân này là khá phổ biến với hầu hết mẹ mới sinh con.
Ngay cả ban đêm, vì mong bé được bú thoải mái nên mẹ vẫn luôn cho bé bú ở tư thế ngồi, đặt em bé trong vòng tay của mình. Tư thế tĩnh kéo dài gây mệt mỏi cơ bắp, dẫn đến đau lưng sau sinh hoặc thải sản dịch chậm gây tụ máu vùng chậu, rất dễ gây ra đau lưng.
Biện pháp phòng ngừa:
Thay đổi tư thế cho con bú thường xuyên để giảm mệt mỏi. Nếu được, hãy cho bé bú nằm để cả hai mẹ con đều được thoải mái. Tránh cho con bú quá lâu, nếu có, trong quá trình cho trẻ bú thì mẹ nên vận động phần cổ liên tục, chẳng hạn như động tác xoay cổ, lắc cổ hay thực hiện vặn nhẹ phần thắt lưng để sau khi con bú xong có thể nằm xuống giường nghỉ ngơi, kéo giãn tay chân và thư giãn cơ thể.
Khi cho con bú, lưu ý để bé sát người mình để tránh gây áp lực cho lưng khi buộc phải cúi xuống để con có thể bú tới.
Cho con bú sai cách là một trong những nguyên nhân thường gặp gây ra chứng đau lưng sau sinh (Ảnh minh họa)
5. Đau lưng sau khi mổ lấy thai
Sau khi sinh mổ, nhiều phụ nữ thường bị đau lưng, thậm chí đau nhiều hơn so với sinh thường. Nguyên nhân gây ra có thể do gây tê tủy sống, một thao tác giúp thai phụ sinh mổ không cảm thấy đau đớn. Vị trí gây tê thường là ở tủy sống dưới lưng. Bạn đầu bạn có thể không thấy đau, nhưng sau đó những cơn đau lưng kèm theo tác dụng phụ của thuốc sẽ khiến bạn đau lưng nhiều hơn bình thường.
Biện pháp phòng ngừa:
Những chị em sinh mổ thường cần sự chú ý và chăm sóc kĩ lưỡng hơn rất nhiều so với những người sinh thường, phòng ngừa chứng đau lưng sau khi sinh mổ cũng vậy. Cố gắng đừng để cơ thể bị thừa cân, cho con bú đúng tư thế hay không nâng vật nặng để giảm áp lực lên cột sống...
Theo Mask Online
6 cách đối phó với tình trạng kiệt sức sau sinh Vài tuần đầu tiên sau khi bé yêu trở về nhà từ bệnh viện, bạn sẽ phải đối mặt với một trong những thách thức lớn nhất của thời kỳ hậu sản - kiệt sức sau sinh. 6 cách dưới đây sẽ giúp bạn đối phó với tình trạng mệt mỏi và vui chơi bên bé yêu của mình. 1. Bắt đầu mỗi...