Sau lệnh “siết” hàng xách tay, bất ngờ với cảnh tượng tại phố Nguyễn Sơn
Kể từ sau Quy định mới “siết” hàng xách tay, các cửa hàng được gắn mác bán “hàng xách tay” vẫn mở cửa như bình thường, tấp nập khách giao dịch và doanh thu không sụt giảm.
Có mặt tại một cửa hàng chuyên bán hàng mỹ phẩm, thực phẩm chức năng trên con ngõ ngang của phố Nguyễn Sơn, cửa hàng vẫn bày ngập các loại sản phẩm, như: sữa tắm, dầu gội, thực phẩm chức năng, quần tất, khăn,… Đa số sản phẩm có xuất xứ Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức.
Cửa hàng chuyên bán hàng xách tay vẫn bày bán các sản phẩm đầy kệ
Chị T. – chủ cửa hàng nhiệt tình và thẳng thắn chia sẻ: “Tớ khẳng định hàng ở đây 100% đều đảm bảo, nếu không chuẩn tớ trả lại tiền. Tất cả các cửa hàng ở khu này đều là ổ bán buôn nên giá rẻ hơn thị trường là đúng thôi em. Chị bán hàng này hơn 10 năm rồi, nên khách hàng đến đây thì khỏi phải lo nghĩ”.
Theo lời chị T., hàng xách tay có nhiều loại, có loại gửi kèm theo hành lý, có loại là đánh container (công). Sản phẩm nào nhẹ thì gửi kèm hành lý được, gọi là hàng xách tay; loại nào nặng như nước hoa, túi xách, giày dép thì gửi theo công. Nếu gửi theo công thì phải nộp thuế, chứ không có hàng lậu đâu.
Do được tiếng là hàng xách tay nên khảo sát giá thành các mặt hàng nhìn chung tuy không rẻ so với hàng phổ thông nhưng lại mềm hơn nhiều nếu so với hàng nhập khẩu chính ngạch.
Đa số sản phẩm đều không có tem phụ
Chị Trần Thu Trang (Hai Bà Trưng, Hà Nội) tỏ ra khá hài lòng cho biết, chị vừa mua sản phẩm kem dưỡng da Nivea nhập khẩu Đức, 200ml và một số kem đánh răng, dầu gội cho gia đình.
“Lọ kem dưỡng da được nhân viên báo giá 130.000 đồng, trong khi ở shop gần nhà tôi bán 180.000 đồng. Tôi tranh thủ mua một thể các món đồ gia dụng nữa, tính ra rẻ được gần một nửa”.
Tôi tỏ ra lăn tăn về giá thành và chất lượng, chị T. nói thêm: “Đây là đầu mối cung cấp hàng đi cả nước, bán buôn là chủ yếu nên ăn số lượng là chính, các bạn hoàn toàn yên tâm”.
Chủ cửa hàng khẳng định cửa hàng không bán hàng lậu
Video đang HOT
Khi được hỏi về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm mới được Chính phủ ban hành, chị T. cho biết, một số cửa hàng ở khu hiện đang đóng cửa nhưng vẫn hoạt động, họ lui vào bán online là chính.
Nhiều cửa hàng mở cửa, hoạt động bình thường
Trao đổi với phóng viên, các hộ dân sinh sống ở lân cận các cửa hàng xách tay ở khu cho biết, thời điểm này, do lực lượng chức năng kiểm tra thường xuyên nên các cửa hàng xách tay đóng cửa bán hàng trong nhà, khách vẫn đến mua nhưng chủ yếu là khách quen và người mua buôn.
“Họ vẫn bán hàng, nếu cần mua thì cứ gọi điện hoặc gọi cửa sẽ có người mở, người ta vẫn bán ở trong nhà”, một người dân ở ngõ trên phố Nguyễn Sơn cho hay.
Khảo sát một số tuyến phố trung tâm Hà Nội, như Quán Sứ, Láng Hạ, Vũ Trọng Phụng,… cho thấy nhiều cửa hàng bán hàng xách tay vẫn hoạt động bình thường.
Hàng gia dụng, thực phẩm chức năng… nhập khẩu
Tại một cửa hàng chuyên bán hàng xách tay trên phố Vũ Trọng Phụng (Thanh Xuân, Hà Nội), người tiêu dùng không khó để hỏi mua các mặt hàng mỹ phẩm, thực phẩm, thực phẩm chức năng, đồ gia dụng… xách tay. Các mặt hàng gắn mác xách tay được bày bán chủ yếu có xuất xứ từ Nhật Bản, Pháp, Anh, Mỹ, Hàn Quốc,… Phần lớn những sản phẩm này đều có bao bì, nhãn mác nước ngoài mà không có nhãn phụ hay hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt.
Nhiều cửa hàng bán hàng nhập khẩu trên các tuyến phố lớn của Hà Nội, hàng hóa bày bán tràn ngập
Tương tự, trên các trang mạng xã hội, như Facebook, fanpage, Zalo… các bài đăng bán hàng xách tay cũng vẫn rất sôi động. Các mặt hàng xách tay bán online cũng rất đa dạng, từ mỹ phẩm, thực phẩm, bia, rượu cho đến máy tính, đồng hồ… có xuất xứ từ châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc,…
Nhiều sản phẩm nhập khẩu Đức cũng được giới thiệu “có sẵn” tại các trang bán hàng online
Theo các chuyên gia, từ hàng chục năm qua, bán hàng “xách tay” đã trở thành kênh kinh doanh hốt bạc của khá nhiều người. Thực tế, “hàng xách tay” theo đúng nghĩa kèm hành lý thì ít nhưng thông qua vỏ bọc “xách tay” không ít doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh đã trà trộn hàng giả, hàng nhái để chụp lợi.
Hàng hóa xách tay xuất hiện tràn lan ở thị trường Việt Nam là hệ quả của hoạt động buôn lậu qua biên giới. Các hoạt động này diễn ra công khai, tràn lan nhưng vẫn chưa có biện pháp xử lý hiệu quả.
Ông Vũ Vinh Phú – nguyên Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội cho rằng, hàng xách tay chính là hàng lậu và đang thao túng thị trường. Cũng bởi tính chất phức tạp nên để ngăn chặn tình trạng này, việc áp dụng một vài biện pháp xử phạt hành chính là chưa đủ.
Tương tự, TS. Đinh Trọng Thịnh ( Học viện Tài chính) cho rằng, cần phải siết chặt quản lý kinh doanh đối với hàng xách tay, hàng hóa không rõ nguồn gốc. Bởi nó gây thiệt đơn, thiệt kép cho nền kinh tế. Ông Thịnh đặt vấn đề hàng xách tay sao có nhiều thế, mua bán tràn lan suốt bao năm nay?
Theo quy định của hải quan, thực tế trong khâu quản lý của ngành hải quan không tồn tại khái niệm “hàng xách tay”, chỉ có hàng ngoài định mức miễn thuế đối với hành khách mà thôi. Theo quy định, khách khi nhập cảnh mang theo hàng hóa trong định mức quy định thì sẽ được miễn thuế, còn trên giá trị này thì phát sinh nghĩa vụ đóng thuế.
Cơ quan Hải quan cho biết trong thời gian qua, nhiều lô hàng nhập lậu được công an kinh tế và lực lượng hải quan phát hiện, thu giữ, trong đó phần lớn là hàng tiêu dùng, mỹ phẩm, quần áo, giày dép… Không chỉ có hành vi trốn thuế, những mặt hàng này nếu trót lọt đưa ra thị trường sẽ đem đến nguy cơ cho người sử dụng vì không phải qua kiểm tra chuyên ngành như kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm định chất lượng…
Bán, tiêu thụ hàng trốn thuế tạo nên bức tranh xấu về thị trường Việt Nam
Hàng xách tay vẫn tràn ngập thị trường, thật giả lẫn lộn và người tiêu dùng nhận không ít bài học đắt giá. Các chuyên gia cho biết, quy định mới xử lý triệt để hiện tượng trên, tránh để lại bức tranh xấu về thị trường Việt Nam khi Việt Nam đã ký kết Hiệp định thương mại tự do.
Hàng xách tay bị lực lượng chức năng thu giữ
Bán công khai hàng xách tay
Chỉ cần gõ cụm từ "hàng xách tay" trên công cụ tìm kiếm Google, đã cho hơn 49 triệu kết quả về hàng xách tay chỉ trong thời gian 0,57 giây. Các kết quả tìm được đều để lại địa chỉ và các thông tin liên hệ cụ thể. Các gian hàng trên mạng xã hội có hàng trăm ngàn lượt theo dõi với lượt tương tác cao. Điều đó cho thấy, nhu cầu về hàng xách tay của người tiêu dùng là rất lớn.
Nếu mua online đã dễ thì việc mua hàng xách tay trực tiếp còn dễ dàng hơn rất nhiều, bởi tại Hà Nội, các mặt hàng này được bày bán công khai. Dạo qua một vài địa chỉ bày bán mỹ phẩm trên phố Chùa Bộc (quận Đống Đa), nhân viên bán hàng khẳng định, các mặt hàng do nước ngoài sản xuất đều là hàng xách tay "chuẩn".
Chị H - nhân viên bán hàng tại một cửa hàng mỹ phẩm đầu phố Chùa Bộc khẳng định: "Hàng của chúng em bán 100% là hàng xách tay "chuẩn", được đưa từ nước ngoài về nên không phải lo lắng về chất lượng".
Tạo bức tranh xấu về thị trường Việt Nam
Các sản phẩm thực phẩm chức năng có nguồn gốc nước ngoài được rao bán dưới dạng hàng xách tay.
Cơ quan chức năng nhận định, hiện nay, phần lớn hàng xách tay có mặt ở Việt Nam là qua các đường dây, đầu nậu chuyên nghiệp, chuyên "đánh" hàng trốn thuế với số lượng lớn. Người tiêu dùng mua những mặt hàng này cũng được coi là tiếp tay cho hành vi bán hàng trốn thuế. Tuy nhiên, mặc dù biết là hàng trốn thuế nhưng với nhu cầu của người tiêu dùng và với sự chấp thuận của số đông người tiêu dùng thì việc bán hàng xách tay được coi là nghề "hái" ra tiền.
Theo TS Nguyễn Hồng Quân (Giảng viên Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội), Việt Nam đã ký kết Hiệp định thương mại tự do nên việc kinh doanh hàng trốn thuế, tiếp tay cho hành vi kinh doanh hàng trốn thuế là chúng ta đang tự tạo nên bức tranh xấu về thị trường của chúng ta, việc tiếp tục đầu tư cũng sẽ khó khăn hơn với các nước đã cùng ký kết Hiệp định.
Các địa chỉ bán hàng xách tay công khai trên mạng xã hội với hàng trăm ngàn lượt theo dõi.
Trước thực trạng trên, Nghị định 98 (Nghị định thay thế sửa đổi Nghị định 185/2013) của Chính phủ quy định về hành vi kinh doanh, bán hàng xách tay có hiệu lực từ hôm nay (15/10) sẽ bị coi là bán hàng nhập lậu. Mức xử phạt cho hành vi này được nâng từ 200.000 đồng lên đến 200 triệu đồng.
Nghị định mới của Chính phủ đã cụ thể các mức xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại nhưng trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, chuyên gia thương mại Vũ Vinh Phú khẳng định: "Để xử lý triệt để tình trạng này thì phải làm trong sạch đội ngũ chống buôn lậu trước khi chống buôn lậu và vai trò của chính quyền địa phương với hàng lậu, hàng xách tay, hàng giả".
Ông Phú thẳng thắn: "Hàng xách tay nếu có yếu tố thương mại thì sẽ là hàng lậu. Thực tế hiện nay, hàng lậu được bày bán công khai, nhan nhản. Việc xử lý tình trạng tiêu thụ hàng xách tay hiện nay chỉ là phần ngọn, chứ không phải là quản lý từ gốc ngay từ "cổng" hải quan biên giới. Thêm các kênh bán hàng online thì chẳng khác nào hành vi bán hàng lậu như "hổ mọc thêm cánh", rất nguy hại. Nhiều năm qua, chúng ta đang bỏ lơi "mặt trận" này và giờ phải siết lại. Với mức xử phạt lên đến 200 triệu đồng là đã đủ sức răn đe, nhưng cái mà tôi quan tâm chính là vấn đề thực thi công vụ. Nếu muốn xử lý triệt để tình trạng này thì đội ngũ thi hành công vụ phải trong sạch, phải ngăn chặn hàng lậu ngay từ biên giới, phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng, đặc biệt là vai trò của chính quyền cơ sở - nơi hàng lậu, hàng giả phát sinh, tồn tại".
Theo ông Nguyễn Đức Lê - Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ (Tổng cục Quản lý thị trường), thời gian qua, lực lượng chức năng nhận thấy hiện tượng kinh doanh hàng nhập lậu có xu hướng tăng lên, nhất là trong thời đại kinh tế số. Hiện nay, hệ thống chính sách pháp luật chưa theo kịp mô hình mới, nên lực lượng chức năng khó khăn trong khâu xử lý. Cụ thể, khi phát hiện và xử lý thì các đối tượng lại kinh doanh dưới hình thức cá nhân, nên hàng hoá tập kết tại nơi ở, dẫn đến các cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý tang vật rất khó.
Thời gian qua, Bộ Y tế đã chỉ ra tình trạng cá nhân, tổ chức vì lợi nhuận cố tình vi phạm về sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Sản xuất mà không công bố sản phẩm, đưa thêm các chất không được phép sử dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe (sản phẩm giảm cân, sinh lý nam, ăn ngon, ngủ ngon...); quảng cáo quá mức, quảng cáo mà không được cơ quan có thẩm quyền xác nhận nội dung, quảng cáo như thuốc chữa bệnh, sử dụng hình, uy tín cơ sở y tế, nhân viên y tế...
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) luôn công khai các thông tin liên quan đến đình chỉ, thu hồi thuốc, mỹ phẩm nhập khẩu, sản xuất trong nước không đạt tiêu chuẩn chất lượng trên thị trường; công văn thu hồi số công bố sản phẩm mỹ phẩm, thu hồi thuốc, mỹ phẩm nhập khẩu, sản xuất trong nước không đạt tiêu chuẩn chất lượng trên thị trường...
Theo Nghị định 98/2020 của Chính phủ, hàng xách tay được xác định là hàng lậu với các điểm như: Thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu; không có giấy phép nhập khẩu hoặc hàng hóa nhập khẩu theo điều kiện mà không đáp ứng điều kiện; không đi qua cửa khẩu, không làm thủ tục hải quan theo quy định hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa; không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ; không có tem dán vào hàng hóa hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng.
Hết thời hàng xách tay? Một số ý kiến cho rằng việc áp dụng một vài biện pháp xử phạt hành chính là chưa đủ để ngăn chặn hàng lậu núp bóng hàng xách tay Chính phủ vừa ban hành Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền...