Sau hơn 10 năm, Nghệ An khởi động lại Hội thi Giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi
Hội thi sẽ tạo động lực cho mỗi giáo viên phấn đấu, hoàn thiện bản thân, đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển nghề nghiệp.
Sáng 9/3, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức khai mạc Hội thi Giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi tỉnh cấp THPT và GDTX năm 2021.
Lễ khai mạc Hội thi Giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi. Ảnh: MH
Hội thi năm nay có sự tham gia của 188 giáo viên chủ nhiệm đến từ hơn 100 trường THPT và các trung tâm GDTX, GDNN – GDTX trong toàn tỉnh.
Giáo viên tham dự Hội thi Giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp tỉnh phải đạt chuẩn nghề nghiệp ở mức khá trở lên năm học 2019-2020; có 1 năm được công nhận là giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp trường/trung tâm trong 02 năm trước liền kề hoặc được công nhận là giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp trường/trung tâm năm tham dự Hội thi.
188 giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi tham dự cuộc thi năm nay. Ảnh: MH
Phát biểu tại lễ khai mạc, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Văn Thành khẳng định: Sau 10 năm tạm dừng, việc khởi động trở lại Hội thi Giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi là phù hợp với thực tiễn, nhu cầu mong muốn và đội ngũ giáo viên, tạo động lực thi đua dạy tốt học tốt.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cũng đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của giáo viên chủ nhiệm trong nhà trường. Vì thế, theo Giám đốc Sở, ngoài nhiệm vụ chuyên môn, thì người giáo viên chủ nhiệm sẽ đại diện hiệu trưởng; là cầu nối giữa hiệu trưởng – giáo viên – phụ huynh để giáo dục, lắng nghe, quan tâm đến tâm tư, tình cảm của học sinh.
Hơn thế, người giáo viên chủ nhiệm giỏi sẽ giáo dục được những lớp học sinh có đủ kiến thức để “học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình”.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Văn Thành phát biểu tại lễ khai mạc. Ảnh: MH
Trong bối cảnh hiện nay, để làm một giáo viên chủ nhiệm giỏi rất nhiều khó khăn. Muốn vậy, ngoài năng lực phải có nghệ thuật sư phạm, đặc biệt phải có sự tâm huyết, chia sẻ, tôn trọng với hoàn cảnh và cá tính, nhân cách riêng của từng học sinh.
Giáo viên chủ nhiệm giỏi cũng phải xác định “muốn giáo dục nhân cách phải bằng nhân cách” và vì thế trong bất cứ hoàn cảnh nào người giáo viên chủ nhiệm phải mẫu mực, mô phạm ở cả trong và ngoài nhà trường và xuất phát từ lòng yêu thương học trò.
Video đang HOT
Từ thực tế trên, thông qua Hội thi Giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo mong muốn các thí sinh dự thi phải phát huy năng lực, toàn tâm toàn ý với công tác giáo viên chủ nhiệm.
Các giáo viên bốc thăm dự thi. Ảnh: MH
Qua cuộc thi này sẽ ghi nhận, biểu dương, tôn vinh những giáo viên chủ nhiệm giỏi. Đồng thời, tạo ra sân chơi lành mạnh bổ ích, tạo ra không gian sư phạm tốt đẹp, góp phần thực hiện quá trình đổi mới của giáo dục và đào tạo.
Giáo viên tham dự hội thi sẽ trải qua 2 phần gồm: Trình bày một biện pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp và thực hành một tiết tổ chức hoạt động giáo dục. Dự kiến lễ trao giải và bế mạc hội thi sẽ được tổ chức vào ngày 26/3/2021.
Được cảnh báo khó xin việc, thu nhập thấp tôi vẫn chọn nghề sư phạm
Thay vì chọn ngành nghề vì xu hướng, vì áp lực cuộc sống, có lẽ việc đi theo con đường mình yêu thích sẽ tạo được những giá trị tích cực, và đem lại thành công.
"Ước mơ trở thành cô giáo được nhen nhóm từ trò chơi dạy học trong những năm tháng tuổi thơ của tôi. Đặc biệt người thầy mà tôi thần tượng nhất đó chính là mẹ, bà cũng là một giáo viên dạy môn Toán.
Tôi may mắn là một trong những học sinh được học trọn vẹn 7 năm tại Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam, đây cũng là ngôi trường mẹ tôi gắn bó từ năm 1986.
Thuở bé, tôi từng thắc mắc rằng tại sao không bao giờ tôi được học lớp mẹ dạy. Mẹ tôi cười và bảo rằng: "Mẹ nghĩ rằng như vậy sẽ công bằng, không chỉ với các bạn, mà còn với con nữa. Con sẽ không phải chịu áp lực mình là con cô giáo", đó là bài học về sự công bằng mà mẹ đã dạy khi tôi còn là học sinh.
Không chỉ đồng hành cùng tôi khám phá tri thức Toán học, mẹ là người thầy trên đường đời, dạy cho tôi tinh thần làm việc nghiêm túc, cách đối mặt với những khó khăn, thử thách... Mẹ đã dìu dắt, giúp tôi nuôi dưỡng ước mơ và cho tôi quyết tâm bước tiếp con đường trở thành một giáo viên dạy Toán", cô Phan Hồng Anh - giáo viên Chủ nhiệm lớp 12 Toán 2 Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam đã chia sẻ như vậy khi trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam.
Cô Hồng Anh cho biết: "Năm 2008, tôi là học sinh duy nhất của lớp 12 Toán 1 đăng ký hồ sơ thi vào Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội". Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Cô Hồng Anh cho biết: "Mọi người thường nghĩ rằng con gái học chuyên Toán thì khô khan nhưng bản thân tôi không thấy như vậy, các bạn nữ lớp tôi, và các em nữ sinh bây giờ vẫn rất nữ tính, năng động về mọi mặt. Năm 2008, tôi là học sinh duy nhất của lớp 12 Toán 1 đăng ký hồ sơ thi vào Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội.
Khi ấy, các bạn lớp tôi khá ngạc nhiên và đã khuyên tôi chọn những trường hấp dẫn nhất thời đó về kinh tế, tài chính... Các thầy cô của tôi thì rất vui và ủng hộ tôi thi sư phạm, nhưng bên cạnh đó cũng trao đổi thẳng thắn để tôi hiểu khó khăn thường gặp trong nghề như khó xin việc, đãi ngộ thấp...
Sau khi suy nghĩ và cân nhắc, tôi nghĩ rằng khi tôi cảm thấy hạnh phúc thì sẽ lan tỏa được niềm vui, hạnh phúc cho người khác. Thay vì chọn ngành nghề vì xu hướng, vì áp lực cuộc sống, có lẽ việc đi theo con đường mình yêu thích sẽ tạo được những giá trị tích cực, và đem lại thành công cho tôi trong tương lai.
Khi thi đỗ vào trường Đại học Sư phạm, tôi tự nhủ mình phải luôn cố gắng nỗ lực học tập, trau dồi nâng cao kỹ năng giảng dạy, tốt nghiệp với thành tích tốt thì chắc chắn sẽ có nhiều cơ hội mở ra cho mình. Bởi lẽ bên cạnh các trường công, hệ thống trường tư thục đã và đang phát triển rất mạnh, không lo thiếu việc nếu mình thật sự có năng lực, trình độ cao.
Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi có thi đậu học bổng chương trình đào tạo Thạc sỹ một năm ở Viện Toán học, và một năm du học tại Pháp. Cùng lúc đó, tôi may mắn được trao cơ hội trở thành giáo viên hợp đồng dạy Toán tại trường Ams.
Được tiếp tục gắn bó với mái trường nơi mình trưởng thành có lẽ là ước mơ không chỉ của riêng tôi, mà của rất nhiều các bạn trẻ khác. Do đó, tôi quyết tâm dừng chương trình sang Pháp du học, lựa chọn theo học 2 năm cao học tại Viện Toán học và chính thức trở thành một thành viên trong mái nhà Hà Nội - Amsterdam từ năm 2012 đến nay".
Cô Hồng Anh chia sẻ: "Nhớ lại buổi đầu tiên đi dạy học, lúc đó tôi mới 21 tuổi rất trẻ và cũng không hơn tuổi học sinh là mấy. Tôi bước chân vào lớp 10 Hóa 1 với cảm giác hồi hộp hơi run một chút, nhưng sự thân thiện, cởi mở, tích cực tham gia bài học của các em học sinh làm tôi quên hết sự lo âu, và trở nên tự tin với vai trò mới của mình.
Trước đó, tôi cũng đã chuẩn bị bài rất kỹ từ những kiến thức, kĩ năng đã được học ở trường sư phạm. Để hạn chế sự cố có thể xảy ra, tôi đã nhờ mẹ xem trước cách tôi giảng bài, góp ý, rút kinh nghiệm. Nhờ vậy, buổi dạy đầu tiên của tôi trôi qua rất nhanh với nhiều cung bậc cảm xúc thăng hoa khó tả. Sau một năm giảng dạy tại trường tôi đã được nhà trường tín nhiệm phân công công tác chủ nhiệm lớp, cho đến nay đã được 3 khóa".
Cô Hồng Anh chia sẻ:"Tôi may mắn là một trong những học sinh được học trọn vẹn 7 năm tại Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam, đây cũng là ngôi trường mẹ tôi gắn bó từ năm 1986". Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Luôn tìm hướng đổi mới trong giảng dạy
Theo cô Hồng Anh: "Trong công việc giảng dạy hàng ngày, tất cả các thầy cô trong trường luôn chú ý đổi mới, sáng tạo trong trang bị tri thức, kỹ năng cho học sinh.
Học sinh trường Chuyên Hà Nội - Amsterdam đa phần đều học Toán rất giỏi, với các yêu cầu đa dạng từ cơ bản đến nâng cao, theo hướng tiếp cận quốc tế. Chính vì vậy bản thân tôi và các thầy cô trong trường thường xuyên phải cập nhật các chuyên đề, các kiến thức trên thế giới thông qua môi trường Internet, chứ không thể nào giữ nguyên giáo trình cũ từ năm này sang năm khác.
Với các tiết học trên lớp, bên cạnh việc cung cấp kiến thức cơ bản, đầy đủ theo chương trình chuẩn, tôi luôn chú ý bổ sung thêm những nội dung kiến thức, kỹ năng, năng lực tư duy để chuẩn bị cho các em có hành trang tham gia các kỳ thi đỗ vào các trường đại học ở Việt Nam và thành công khi theo học ở các trường đại học trên thế giới sau này.
Để thu hút và tạo hứng thú cho học sinh, tôi cố gắng xen kẽ vào bài giảng những bài toán thực tế, hoặc mở bài từ góc độ lịch sử, những câu chuyện vui trong toán học liên quan tới bài học ngày hôm đó".
Cô Hồng Anh nói: "Trong quá trình giảng dạy, tôi từng gặp một số bạn học sinh không yêu thích môn Toán, trong đó có cả những bạn đã từng học Toán rất tốt khi học tiểu học, nhưng ngày càng đuối khi chương trình học ngày một khó hơn. Tôi nhận ra rằng, đa phần những bạn "sợ" môn Toán thường song hành với suy nghĩ cho rằng mình không có khả năng học được môn này".
Ở lứa tuổi vị thành niên, các em có ý thức về cái tôi của bản thân và có lòng tự trọng mãnh liệt. Đôi khi, những câu trêu đùa quá trớn của bạn bè, sự nghiêm khắc quá mức từ phía thầy cô, bố mẹ trước những lần bị điểm kém có thể khiến các em bị tổn thương, và mất niềm tin vào khả năng của bản thân.
Tôi nghĩ rằng, sứ mệnh của giáo viên là hỗ trợ các em khám phá năng lực tiềm ẩn của bản thân. Những lời động viên đúng lúc trước những thành công dù nhỏ bé của học sinh sẽ giúp các em thêm tự tin, thêm "nhiên liệu", nuôi dưỡng ngọn lửa đam mê "cháy hết mình". Do đó, tôi cố gắng tránh việc phê bình học sinh trước lớp, mà luôn cố gắng quan tâm để động viên đúng lúc.
Với những học sinh gặp khó khăn, tôi thường dành thời gian quan sát vở ghi và gợi ý cụ thể các em thử công thức này, kiểm tra lại phần lập luận này xem đã đúng chưa ... Nếu các em hoàn thành tốt, tôi sẽ khen ngợi, nếu các em làm sai, tôi sẽ động viên em làm lại, thay vì quát mắng tại sao bài dễ thế em không làm được.
Với những học sinh khá, giỏi, tôi thường tạo điều kiện để các em xung phong lên bảng trình bày. Đó là cơ hội để các em thuyết trình những kiến thức mình đã nắm bắt, thể hiện kỹ năng giải toán, khẳng định năng lực tư duy của bản thân.
Với những học sinh e ngại việc trình bày trước lớp, tôi cũng chú ý thấy các em làm được bài trong vở tôi mới gọi lên bảng. Tôi không muốn bất kì học sinh nào phải rơi vào hoàn cảnh xấu hổ trước các bạn khi đứng mãi trên bảng mà không làm được bài.
Tôi nhớ đã có những lần phải phụ đạo thêm kiến thức cho một vài em học sinh có năng lực yếu hơn tại lớp sau giờ học. Với những buổi như vậy, tôi sẽ nhắc chung cả lớp rằng cô sẽ ôn lại về những phần này, nếu em nào quan tâm thì tham gia, riêng những em rất yếu về phần đó tôi có nhắn riêng các em nên tham dự để bổ trợ thêm.
Vì thời gian có hạn, nên thường tôi chỉ tóm tắt lại các công thức, giải mẫu một hai bài cơ bản ngắn gọn và cho học sinh luyện tập ngay sau đó. Cô và trò sẽ ngồi quây quần trao đổi, chấm điểm đánh giá nhận xét ngay tại chỗ, việc này hỗ trợ học sinh hiểu vấn đề và biết được mình đang gặp khó khăn ở những điểm nào. Sau một vài buổi như vậy, tôi nhận thấy các em củng cố thêm được phần kiến thức bị thiếu, qua đó có động lực học hỏi vươn lên để theo kịp chương trình học của các bạn".
Cô Hồng Anh khẳng định: "Được đồng hành cùng thế hệ trẻ trong các hoạt động Đoàn là vinh dự, cũng là cơ hội cho tôi được học hỏi những điều tuyệt vời từ các bạn". Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Cô Hồng Anh chia sẻ: "Các Amsers ngày nay rất tài giỏi, thông minh, năng động và độc lập hơn thế hệ chúng tôi ngày trước. Những hoạt động ngoại khóa, các dự án thiện nguyện, chương trình nghệ thuật, thể thao... đều xuất phát từ niềm đam mê và mong muốn của các em". Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Một Bí thư Đoàn năng động
Bên cạnh công tác chuyên môn, cô Hồng Anh hiện đang là Bí thư Đoàn Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam. Chia sẻ với phóng viên, cô Hồng Anh khẳng định: "Được đồng hành cùng thế hệ trẻ trong các hoạt động Đoàn là vinh dự, cũng là cơ hội cho tôi được học hỏi những điều tuyệt vời từ các bạn.
Các Amsers ngày nay rất tài giỏi, thông minh, năng động và độc lập hơn thế hệ chúng tôi ngày trước. Những hoạt động ngoại khóa, các dự án thiện nguyện, chương trình nghệ thuật, thể thao... đều xuất phát từ niềm đam mê và mong muốn của các em.
Sự chủ động, sáng tạo của các bạn Đoàn viên thanh niên đã tạo nên thành công của các hoạt động ngoại khóa, giảm áp lực tổ chức lên Ban Chấp hành Đoàn trường.
Tôi tin rằng, qua những chương trình, sự kiện hoạt động ngoại khóa, các em sẽ được rèn luyện tri thức, những kỹ năng, phẩm chất tốt đẹp, đáp ứng yêu cầu của xã hội, trở thành những công dân ưu tú của thủ đô, của đất nước".
Xử lý tình huống sư phạm: Bản lĩnh người thầy Theo ông Trần Anh Tư - Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An, giáo viên hiện nay chịu nhiều áp lực, từ chuyên môn, nghiệp vụ, phụ huynh - học sinh và cả chi phối từ cuộc sống bản thân. Vấn đề ứng xử sư phạm nằm ở người giáo viên. Những áp lực đó khiến tâm lý giáo viên...