Sau 2 mùa dịch Covid-19: Lứa học sinh lớp 1 ‘đặc biệt’
Gần 10 năm dạy lớp 1, cô Thanh Nga, giáo viên (GV) một trường tiểu học ở TP.HCM, nhận định lứa lớp 1 năm nay là lứa học sinh (HS) ‘đặc biệt’ nhất của cô từ trước tới nay.
Học sinh lớp 1 năm nay bị ảnh hưởng mạnh bởi dịch Covid-19 qua 2 năm liên tiếp – ẢNH: NGUYỄN LOAN
Mất hơn 3 tháng nghỉ học ở bậc mầm non, giai đoạn chuẩn bị các kỹ năng “tiền lớp 1″; sau đó học sinh lớp 1 năm nay là lớp 1 đặc biệt, học theo chương trình mới, vào học kỳ 2 phải nghỉ học vì ảnh hưởng dịch Covid-19. Đó là “chân dung” của lứa học sinh lớp 1 năm nay.
Cô trò vất vả vì dịch và chương trình mới
Gần 10 năm dạy lớp 1, cô Thanh Nga, giáo viên (GV) một trường tiểu học ở TP.HCM, nhận định lứa lớp 1 năm nay là lứa học sinh (HS) “đặc biệt” nhất của cô từ trước tới nay.
Đặc biệt, vì đây là lứa HS phải chịu khá nhiều thiệt thòi do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và cũng là lứa đầu tiên bắt đầu học chương trình giáo dục phổ thông mới.
Cô Nga cho biết năm trước vào giữa tháng 2 (ngày 14.2.2020) thì HS toàn TP.HCM và nhiều tỉnh thành khác nghỉ học để phòng dịch. Việc nghỉ học ở TP.HCM sau đó kéo dài đến tháng 5. Như vậy, ở bậc mầm non, trong chương trình học kỳ 2 được xem là thời gian “tiền lớp 1″, các em được học những kỹ năng cần thiết trước khi chuyển cấp. Nhưng vì ảnh hưởng của dịch, lứa trẻ lớp lá năm học 2019 – 2020 (lớp 1 năm nay) không được học chương trình này.
Và hiện nay, khi lứa HS lớp 1 này vừa bước sang học kỳ 2, đang trong giai đoạn tập đọc, viết chính tả lại phải nghỉ học sớm và chuyển sang học trực tuyến tại nhà trước kỳ nghỉ tết 1 tuần, và sau tết hơn 1 tuần. Nếu tính cả thời gian nghỉ Tết Nguyên đán thì các em không được học tập trung ở trường gần hết tháng 2.
Video đang HOT
“Với HS ở các khối lớp lớn hơn, việc chuyển sang học trực tuyến đã khó khăn thì với HS lớp 1 khó gấp nhiều lần. Bởi vì các em còn quá nhỏ, học ở trường ngoài học kiến thức còn học nền nếp, được GV cầm tay sửa từng nét chữ, nên khi học trực tuyến các em thiệt thòi rất nhiều. Chưa kể, các em nghỉ học ở nhà quá lâu, khi trở lại trường nhiều em quên hết kiến thức, kỹ năng đã học trước đó, cô trò lại phải rèn lại từ đầu”, cô Thanh Nga chia sẻ và cho biết chính vì việc học của HS gián đoạn nên GV vì thế cũng vất vả hơn rất nhiều.
Quên nhiều kiến thức do nghỉ dài
Theo cô Nga, trong chương trình học kỳ 2, HS lớp 1 bắt đầu tập đọc với đoạn văn dài, viết chính tả, tập viết chữ từ cỡ vừa xuống cỡ nhỏ (như HS lớp 2, 3) nên giai đoạn này thật sự các em rất cần GV. Người dạy phải dạy trực tiếp, nghe được phát âm của từng em và chỉnh từng vần, rèn từng chữ.
“Nghỉ học gần 1 tháng, dù có gửi bài tập, bài học về nhà thì hầu hết các em vẫn quên nhiều kiến thức. Vì nghỉ học, các em chuyển sang học tại nhà. Theo khung chương trình, khi đi học trở lại, GV sẽ phải dạy chương trình từ tuần 24 nên không thể dạy lại toàn bộ kiến thức của các tuần trước đó”, cô Nga nói thêm.
Tương tự, theo bà Nguyễn Huỳnh Thị Lệ, Hiệu phó Trường tiểu học Ngô Quyền (Q.Bình Tân, TP.HCM), HS các cấp trong 2 năm nay đều chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhưng riêng HS lớp 1 gặp nhiều khó khăn hơn vì lứa tuổi còn nhỏ.
Khi học trực tuyến, theo bà Lệ, khó khăn đối với HS là GV không hướng dẫn trực tiếp được, nhiều thắc mắc của HS khó lòng được trả lời kỹ càng. Khi HS học tại nhà, GV khó lòng quản lý hết được cả lớp, sẽ có em học, em không, có những em cũng chưa rèn được kỹ năng “nghe để viết”.
Sẽ cố gắng để đạt chuẩn đầu ra khi học xong lớp 1
Cũng thừa nhận có những khó khăn đối với HS lớp 1 năm nay, bà Ngô Thị Đoan Trang, Hiệu trưởng Trường tiểu học Bế Văn Đàn (Q.Bình Thạnh, TP.HCM), cho biết trong thời gian HS nghỉ học tập trung, trường đã triển khai song song cả hai hình thức dạy vừa trực tuyến vừa quay video bài giảng để HS linh động trong việc học.
“Chúng tôi vẫn hướng tới mục tiêu là làm gì thì làm nhưng khi các em hoàn thành chương trình lớp 1 là phải đạt được chuẩn đầu ra. Dù tỷ lệ HS vượt qua chuẩn này không nhiều nhưng xét về đại trà thì tất cả các em phải có đủ các kiến thức, kỹ năng cần thiết để lên lớp 2″, bà Trang chia sẻ.
Tương tự, bà Hồ Thị Ngọc Hoa, Hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Du (Q.12), cho rằng học trực tuyến thì chất lượng giữa các em không đồng đều, vì mỗi gia đình một điều kiện, nhiều em thậm chí không có thiết bị kết nối mạng.
“Qua 1 tuần HS đi học trở lại nhưng với lớp 1 đặc biệt chắc phải mất thêm 1 tuần để cho các em ổn định và quen lại với việc đi học. GV cũng sẽ ôn lại kiến thức ở những tuần trước đó rồi mới cho HS theo chương trình bài mới được”, bà Hoa nói thêm.
Trường tiểu học tại TP.HCM dạy online hiệu quả nhờ công nghệ
Chủ tịch Hội đồng trường ICS tại TP.HCM cho rằng 4 yếu tố giúp học online hiệu quả là nền tảng công nghệ, phương pháp giảng dạy, sự hợp tác của phụ huynh, công việc hỗ trợ khác.
Trước tác động của Covid-19, nhiều đơn vị chủ động chuẩn bị từ trước Tết và đầu tư công nghệ, nội dung để lớp học trực tuyến diễn ra vui tươi, hào hứng. Thay vì "tự bơi" khi tổ chức giảng dạy online, cô Bùi Thị Tuyết Trinh - khối trưởng khối lớp 1 trường mầm non và tiểu học ICS (TP.HCM) - cho biết: "Trước kỳ nghỉ Tết, ban lãnh đạo nhà trường gặp mặt toàn bộ giáo viên để chuẩn bị tâm thế và tinh thần, cả trường có thể tiếp tục học online. Vì vậy, chúng tôi không quá bất ngờ".
Bà Nguyễn Thuý Uyên Phương, Chủ tịch Hội đồng trường ICS, chia sẻ: "Trường không xem việc dạy học trực tuyến mang tính đối phó. Thay vào đó, chúng tôi cho rằng đây là kỹ năng tự học quan trọng, giúp các em khai phá chân trời tri thức mới. Ngày nay, những trường đại học hàng đầu đều có kho học liệu mở. Vì vậy, tường không khu trú trẻ trong lớp học truyền thống với 4 bức tường và nhiều giới hạn khác".
Lớp học tương tác cao trên phần mềm dạy học ClassIn. Ảnh chụp màn hình.
Từ kinh nghiệm triển khai, bà Uyên Phương nhận định có 4 yếu tố chính làm nên mô hình học online hiệu quả gồm: Nền tảng công nghệ, phương pháp giảng dạy, sự hợp tác của phụ huynh, công việc hỗ trợ vận hành khác. Về nền tảng công nghệ, nhà trường đầu tư phần mềm dạy học trực tuyến chuyên dụng ClassIn có khả tương tác đa chiều, mô phỏng đến 90% hoạt động lớp học truyền thống.
Ông Đỗ Văn Nhẫn, Giám đốc chiến lược của ứng dụng trực dạy học trực tuyến Classin tại Việt Nam, đánh giá: "Thực tế, các đơn vị giáo dục đang sử dụng phần mềm hội họp, không phải thiết kế riêng cho dạy học trực tuyến. Vì vậy, giáo viên phải độc thoại nhiều giờ, khó giao bài tập hay tổ chức nhiều hoạt động tương tác cho học sinh tham gia".
Bên cạnh nền tảng công nghệ, bà Uyên Phương nhấn mạnh vai trò quan trọng của phương pháp dạy. Dựa trên các nhóm tính năng của ClassIn, thầy cô chủ động xây dựng tài liệu mới theo hình thức "game hóa", lồng ghép hình ảnh sống động vào bài giảng. Với học sinh tích cực phát biểu hoặc có câu trả lời đúng, giáo viên có thể khích lệ bằng cách tặng cúp, gửi lời khen. Trong giờ học về phương tiện giao thông, màn hình máy tính hiện rõ hình ảnh đẹp mắt cho phép học sinh kéo thả, tô màu.
Các em được thưởng cúp trên ClassIn nếu tích cực tham gia lớp học. Ảnh chụp màn hình.
"Sáng nay, con được 7 cúp và chơi trò đố vui, check-in cảm xúc, vẽ 14 mặt cười. Học online, con được chơi đố vui nhiều hơn ở trường", em Hoàng Minh (6 tuổi) chia sẻ cảm nhận khi học môn Tập đọc trên phần mềm ClassIn.
Mặt khác, khi dạy học online, nề nếp mới cần được thiết lập về không gian học tập, giờ giấc ngồi vào máy và thái độ nghiêm túc. Vì vậy trước khi dạy, trường họp mặt để làm rõ mong đợi, những điều phụ huynh có thể giúp con học tập tốt hơn.
Giáo viên năng động và sáng tạo khi giảng dạy online.
Chị Hoàng Anh, phụ huynh bé Hoàng Minh đang học lớp 1, chia sẻ: "Trước đây, việc dạy online cũng như nói chuyện với đầu gối. Hiện tại, các game tương tác, câu hỏi đố vui với nhiều hình ảnh sinh động hơn. Cũng vì vậy, thầy cô vất vả hơn, tôi mong xã hội và phụ huynh hiểu sự đầu tư này".
Khi đầu tư nghiêm túc nền tảng công nghệ, nội dung và phương pháp giảng dạy, lớp trực tuyến vẫn tràn đầy năng lượng cũng như duy trì tình yêu học tập cho các em.
Học sinh Hà Nội: Đến trường rất vui, nhưng nghỉ lâu "lỡ" quên tên vài bạn Ngày đầu tiên đến lớp sau "kỳ nghỉ Tết dài gần 30 ngày" của học sinh Hà Nội, tất cả thầy và trò đều tỏ ra hào hứng khi gặp lại nhau sau thời gian dài xa cách. Sáng ngày 2.3 trời trở lạnh, gần 2 triệu học sinh Hà Nội mặc áo ấm, đội mũ trở lại trường sau gần 30 ngày...