Sao chỉ có giáo viên Hải Phòng phải làm Phiếu nhận xét đánh giá học sinh?
Tại sao chỉ có mỗi Hải Phòng bắt giáo viên làm phiếu nhận xét, đánh giá học sinh, còn các địa phương khác không làm?
Mấy ngày gần đây, giáo viên xôn xao về chuyện “Hải Phòng đang “ nóng” chuyện phiếu nhận xét, đánh giá học sinh cấp 2″.
Tại sao chỉ có mỗi Hải Phòng bắt giáo viên làm phiếu nhận xét, đánh giá học sinh, còn các địa phương khác không làm?
Thông tư Số: 26/2020/TT-BGDĐT có yêu cầu giáo viên làm phiếu đánh giá học sinh theo bộ môn không?
Thông tư Số: 26/2020/TT-BGDĐT ghi rõ: Điều 1:
1. Sửa đổi, bổ sung Điểm b Khoản 1 Điều 6 như sau: “b) Kết hợp giữa đánh giá bằng nhận xét và đánh giá bằng điểm số đối với các môn học còn lại:
- Đánh giá bằng nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi và kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập của học sinh trong quá trình học tập môn học, hoạt động giáo dục quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
- Đánh giá bằng điểm số kết quả thực hiện các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng đối với môn học quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Kết quả đánh giá theo thang điểm 10, nếu sử dụng thang điểm khác thì phải quy đổi về thang điểm 10.”.
2. Sửa đổi, bổ sung Điểm a Khoản 2 Điều 6 như sau:
“a) Đối với các môn học kết hợp giữa đánh giá bằng nhận xét và đánh giá bằng điểm số: nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi, kết quả học tập môn học sau mỗi học kì, cả năm học; tính điểm trung bình môn học và tính điểm trung bình các môn học sau mỗi học kì, cả năm học;”.
9 . Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 2 Điều 19 như sau:
“1. Thực hiện kiểm tra, đánh giá thường xuyên; tham gia kiểm tra, đánh giá định kì theo phân công của Hiệu trưởng; trực tiếp ghi điểm hoặc mức nhận xét (đối với các môn đánh giá bằng nhận xét) vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh.
Đối với hình thức kiểm tra, đánh giá bằng hỏi – đáp, giáo viên phải nhận xét, góp ý kết quả trả lời của học sinh trước lớp; nếu quyết định cho điểm hoặc ghi nhận xét (đối với các môn đánh giá bằng nhận xét) vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh thì phải thực hiện ngay sau đó.
2. Tính điểm trung bình môn học (đối với các môn học kết hợp đánh giá bằng nhận xét và điểm số), xếp loại nhận xét môn học (đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét) theo học kì, cả năm học và trực tiếp vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh, học bạ.”.[1]
Phiếu nhận xét, đánh giá cá nhân học sinh mà giáo viên Hải Phòng phải thực hiện. (Ảnh: Lã Tiến)
Video đang HOT
Như vậy, chỉ trừ các môn Thể dục, Âm nhạc, Mĩ thuật ra, từ năm học 2020-2021 trở đi sẽ kết hợp giữa đánh giá bằng nhận xét và đánh giá bằng điểm số đối với tất cả các môn học còn lại.
Tuy nhiên, Thông tư Số: 26/2020/TT-BGDĐT tuyệt đối không có cụm từ nào yêu cầu giáo viên làm phiếu đánh giá học sinh theo bộ môn.
Yêu cầu giáo viên làm Phiếu nhận xét đánh giá học sinh là giấy phép con?
Khoản 9 Điều 1 Thông tư Số: 26/2020/TT-BGDĐT ghi rõ ràng:
9 . Sửa đổi, bổ sung khoản 1và khoản 2 Điều 19 như sau:
“1. Thực hiện kiểm tra, đánh giá thường xuyên; tham gia kiểm tra, đánh giá định kì theo phân công của Hiệu trưởng; trực tiếp ghi điểm hoặc mức nhận xét (đối với các môn đánh giá bằng nhận xét) vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh. Đối với hình thức kiểm tra, đánh giá bằng hỏi – đáp, giáo viên phải nhận xét, góp ý kết quả trả lời của học sinh trước lớp; nếu quyết định cho điểm hoặc ghi nhận xét (đối với các môn đánh giá bằng nhận xét) vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh thì phải thực hiện ngay sau đó.
2. Tính điểm trung bình môn học (đối với các môn học kết hợp đánh giá bằng nhận xét và điểm số), xếp loại nhận xét môn học (đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét) theo học kì, cả năm học và trực tiếp vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh, học bạ.”.
Như vậy, giáo viên phải trực tiếp ghi điểm hoặc mức nhận xét vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh, không có quy định giáo viên phải ghi nhận xét trên phiếu đánh giá học sinh.
Mặt khác, Điều 21 Thông tư Số 32/2020/TT-BGDDT ghi rõ: Hệ thống hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục Hệ thống hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục trong nhà trường gồm:
1. Đối với nhà trường:
a) Sổ đăng bộ.
b) Học bạ học sinh.
c) Sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học).
3. Đối với giáo viên:
a) Kế hoạch giáo dục của giáo viên (theo năm học).
b) Kế hoạch bài dạy (giáo án).
c) Sổ theo dõi và đánh giá học sinh.
d) Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp).[2]
Tuyệt đối không có cái gọi là “phiếu đánh giá học sinh” trong hồ sơ nhà trường cũng như hồ sơ giáo viên như yêu cầu của Hải Phòng.
Phiếu đánh giá học sinh theo bộ môn chỉ làm khổ cả trò và thầy, thực ra không có tác dụng nâng cao chất lượng giáo dục.
Vì vậy, không nên “đẻ thêm những giấy phép con” hành giáo viên, không có tác dụng nâng cao chất lượng giáo dục.
Tài liệu tham khảo:
[1]https://luatvietnam.vn/giao-duc/thong-tu-26-2020-tt-bgddt-sua-doi-quy-che-danh-gia-xep-loai-hoc-sinh-trung-hoc-190228-d1.html
[2]https://luatvietnam.vn/giao-duc/thong-tu-32-2020-tt-bgddt-dieu-le-truong-thcs-va-thpt-190977-d1.html
Sở Giáo dục Hải Phòng lý giải về phiếu nhận xét, đánh giá học sinh cấp 2
Sau 1 năm triển khai phiếu nhận xét, đánh giá học sinh theo đúng chỉ đạo của Bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng sẽ đánh giá, rút kinh nghiệm cho năm học tới.
Việc các trường trung học cơ sở ở Hải Phòng triển khai lấy phiếu nhận xét, đánh giá học sinh đang trở thành đè tài "nóng" được các giáo viên, phụ huynh địa phương này bàn tán xôn xao trong thời gian qua.
Để hiểu rõ hơn tại sao ngành giáo dục thành phố Cảng đang triển khai thực hiện việc này, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Đỗ Văn Lợi, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng.
Ông Đỗ Văn Lợi cho biết, việc phiếu nhận xét, đánh giá cá nhân học sinh, Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng đã triển khai thực hiện theo Thông tư 26/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Phiếu có tác dụng kết hợp giữa nhà trường và gia đình. Qua phiếu này, gia đình hiểu được, nắm được con em đã học tập như thế nào.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng cho biết, việc lấy phiếu nhận xét, đánh giá học sinh sẽ được triển khai và có rút kinh nghiệm cho năm học tới (Ảnh: Lã Tiến)
Trong phiếu có phần nội dung học sinh tự nhận xét, học sinh có khả năng tự đánh giá về bản thân mình trong môn học đấy em đạt được gì và em yếu ở cái gì.
Qua phiếu đó, giáo viên bộ môn cũng nắm được, phụ huynh nắm được để tạo điều kiện bổ túc cho học sinh.
"Việc làm phiếu nhận xét, đánh giá học sinh khác trước là thầy, cô phải có nhận xét vào đó.
Nếu học sinh đã nhận xét đúng về mình thì các thầy, cô giáo chỉ cần xem và đồng ý với nhận xét của em học sinh đấy.
Nếu học sinh nhận xét sai thì thầy, cô bổ sung và có đánh giá khách quan", ông Lợi nhấn mạnh.
Cũng theo Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng, trong học bạ điện tử có ô nhận xét, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo giữ nguyên học bạ nên nếu nhận xét vào cơ sở dữ liệu ngành thì phụ huynh không nắm được ngay việc con học tập như thế nào (cơ sở dữ liệu ngành không cập nhật).
Do đó, việc lấy phiếu nhận xét, đánh giá có thể giúp phụ huynh cập nhập theo kỳ, nắm được tình hình học tập để có hướng điều chỉnh cho con em mình.
Phóng viên thông tin thêm với ông Đỗ Văn Lợi về việc, có ý kiến cho rằng thay vì mỗi môn phải có một phiếu nhận xét, đánh giá học sinh thì chỉ cần một tờ phiếu có đủ nhận xét, đánh giá các môn.
Việc này sẽ tiết kiệm được thời gian, làm giảm chi phí và giảm áp lực cho giáo viên.
Ông Lợi cho rằng, nếu tổng hợp các môn vào một tờ, nhiều giáo viên nhận xét vào một tờ, học sinh viết nhiều vào một tờ thì không phù hợp.
"Theo quan điểm của Sở, năm đầu tiên sẽ triển khai phiếu nhận xét, đánh giá học sinh theo đúng chỉ đạo của Bộ. Sau khi triển khai xong một năm sẽ rút kinh nghiệm cho năm sau.
Theo Thông tư 26/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tất cả những bài kiểm tra 45 phút được rút gọn, chỉ còn một bài kiểm tra giữa kỳ.
Trước đây, thầy cô giáo phải chấm rất nhiều bài kiểm tra nay chỉ cần chấm bài kiểm tra giữa kỳ (45 phút).
Theo đó, công việc của thầy, cô được giảm tải trong việc chấm bài kiểm tra.
Việc viết một số phiếu nhận xét, đánh giá học sinh cũng đảm bảo tính phù hợp, cập nhập.
Phiếu nhận xét, đánh giá rất quan trọng vì học sinh tự đánh giá về bản thân, khi gửi về cho phụ huynh sẽ nắm được con học như thế nào ở bộ môn đó (cập nhập ngay).
Đồng thời, qua nhận xét từ phía giáo viên, phụ huynh sẽ có hỗ trợ giúp học sinh học tốt hơn", ông Lợi nói.
Phụ huynh Hải Phòng nói gì về phiếu nhận xét, đánh giá học sinh cấp 2 Đa số phụ huynh tại Hải Phòng đều bày tỏ quan điểm không đồng tình với việc triển khai phiếu nhận xét, đánh giá cá nhân học sinh tại các nhà trường hiện nay. Như Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam thông tin, việc các trường trung học cơ sở ở Hải Phòng triển khai làm phiếu nhận xét, đánh giá...