Sàng lọc, can thiệp dinh dưỡng giúp nâng cao hiệu quả điều trị cho bệnh nhân nặng
Dinh dưỡng trong điều trị bệnh đóng vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt đối với các bệnh nhân nặng, hồi sức tích cực.
ThS. BS Dương Văn Trung, Trưởng Khoa Hồi sức cấp cứu thăm khám cho bệnh nhân.
Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Bưu điện với nhiệm vụ khám chữa bệnh cho nhiều đối tượng người bệnh, trong đó đa số là các bệnh nhân nặng, thời gian nằm viện dài ngày thì việc sàng lọc nguy cơ suy dinh dưỡng của người bệnh, từ đó có sự can thiệp dinh dưỡng sớm và hợp lý đã mang lại hiệu quả thiết thực.
“Sàng lọc và can thiệp dinh dưỡng cho các bệnh nhân nặng” là một trong các Đề tài nghiên cứu khoa học của Khoa Hồi sức cấp cứu được Hội đồng Khoa học Bệnh viện Bưu điện đánh giá cao về nội dung và chất lượng.
ThS.BS Dương Vương Trung, Trưởng Khoa Hồi sức cấp cứu – Trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: Vấn đề sàng lọc, can thiệp về dinh dưỡng đối với người bệnh hiện đang được nhiều bệnh viện quan tâm.
Nhiều nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam đã chỉ ra những nguy cơ của suy dinh dưỡng đối với bệnh nhân điều trị trong bệnh viện cũng như hiệu quả đạt được của can thiệp dinh dưỡng lâm sàng. Chính vì thế, các trung tâm, bệnh viện lớn trên thế giới và trong nước cũng đã có những nghiên cứu và áp dụng phác đồ can thiệp dinh dưỡng lâm sàng cho người bệnh, góp phần mang lại hiệu quả cao trong điều trị.
Các bệnh nhân nặng khi nhập viện đều có chỉ định can thiệp dinh dưỡng.
Trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm từ các bệnh viện đã triển khai thực hiện can thiệp dinh dưỡng và thực tế điều trị, chăm sóc người bệnh tại Khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Bưu điện, nhóm nghiên cứu gồm bác sĩ, cử nhân của Khoa Hồi sức cấp cứu và Khoa Dinh dưỡng đã phối hợp, tập trung thực hiện đề tài nghiên cứu này.
Dựa trên kết quả theo dõi, đánh giá toàn bộ số người bệnh nhập viện điều trị tại Khoa Hồi sức cấp cứu trong năm 2020, nhóm nghiên cứu nhận thấy: Tỷ lệ người bệnh có nguy cơ suy dinh dưỡng là 54,3%, trong đó tỷ lệ nguy cơ suy dinh dưỡng cao là 22,8%. Hầu hết người bệnh điều trị tại khoa đều là các bệnh nhân nặng, qua sàng lọc sẽ nhận biết được những người có nguy cơ suy dinh dưỡng cao cần can thiệp về dinh dưỡng. Can thiệp ở đây theo một cách hiểu thông thường đó là cho người bệnh ăn uống những loại chất dinh dưỡng gì, cách cho ăn như thế nào để đạt được năng lượng và tiêu chí về điều trị.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, việc dùng những loại dinh dưỡng nào và thành phần ra sao đều có những công thức riêng. Đối với nhóm bệnh nhân nặng, nếu không chú trọng vấn đề này này thì việc cho ăn có thể không đủ năng lượng hoặc người bệnh khó có thể dung nạp, thậm chí có thể gây nguy hiểm.
Với việc sàng lọc và can thiệp dinh dưỡng hợp lý ngay từ khi nhập viện điều trị, tuân thủ theo phác đồ chuẩn nên những người bệnh được can thiệp dinh dưỡng đều có sự cải thiện về lâm sàng.
Một bệnh nhân nặng được can thiệp dinh dưỡng đường tĩnh mạch.
ThS.BS Dương Vương Trung cho biết thêm: Khi người bệnh nhập viện, các điều dưỡng của khoa sẽ phân loại, đánh giá bằng công cụ sàng lọc. Bệnh nhân nào có nguy cơ suy dinh dưỡng, cần can thiệp dinh dưỡng thì bác sĩ điều trị, điều dưỡng và cử nhân dinh dưỡng sẽ hội chẩn đưa ra các quyết định can thiệp dinh dưỡng cho người bệnh.
Từ việc ăn thức ăn gì, hàm lượng dinh dưỡng ra sao, cách thức cho ăn bằng đường nào, qua sonde dạ dày hay kết hợp cả qua sonde dạ dày với dinh dưỡng đường tĩnh mạch và một số biện pháp khác sẽ được thực hiện. Tiếp đến, khi thực hiện can thiệp dinh dưỡng thì điều dưỡng viên chăm sóc người bệnh là người trực tiếp thực hiện và tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ can thiệp dinh dưỡng.
Thường xuyên theo dõi biểu hiện dung nạp cụ thể của từng người bệnh, thông báo với các bác sĩ để có những phương án thay đổi, điều chỉnh hợp lý về chế độ dinh dưỡng. Hàng tuần đều có kiểm tra, đánh giá bằng cân nặng cụ thể của từng bệnh nhân ngay tại giường. Trên cơ sở những đánh giá này, bác sĩ sẽ có những chỉ định về theo dõi cận lâm sàng để thấy được hiệu quả can thiệp dinh dưỡng.
“Việc đánh giá tiến triển đối với dinh dưỡng không phải là ngày 1 ngày 2, theo khuyến cáo của Hiệp hội dinh dưỡng châu Âu và Châu Á thì phải sau khoảng 5 đến 7 ngày mới có thể biết hiệu quả của can thiệp dinh dưỡng có tiến triển tốt hay không. Thông thường, kết quả này được thể hiện qua cân nặng, đo vòng cánh tay, xét nghiệm prealbumin… của người bệnh” – ThS.BS Dương Vương Trung cho hay.
Theo nhóm nghiên cứu, bệnh nhân nặng có nguy cơ suy dinh dưỡng cần được can thiệp dinh dưỡng sớm, cụ thể cần đạt mức năng lượng 25-35 kcal/kg/ngày và mức protein 1,2 – 2,0 g/kg/ngày cho các bệnh nhân nặng trong quá trình điều trị. Nên dùng chỉ số Prealbumin để đánh giá hiệu quả của việc can thiệp dinh dưỡng hơn là dùng các chỉ số cân nặng, albumin.
Thường xuyên theo dõi từng người bệnh được chỉ định can thiệp dinh dưỡng.
Kết quả nghiên cứu của nhóm bác sĩ, cử nhân dinh dưỡng trên các bệnh nhân của Khoa Hồi sức cấp cứu cũng cho thấy sự cần thiết nên áp dụng việc sàng lọc và can thiệp dinh dưỡng tại tất cả các khoa có người bệnh điều trị nội trú. Bởi điều này mang lại lợi ích và hiệu quả điều trị đáng kể cho người bệnh.
Khi người bệnh được kiểm tra, sàng lọc và tư vấn kỹ chế độ dinh dưỡng phù hợp với thể trạng, điều kiện sức khỏe thực tế cũng như bệnh lý thì bản thân người bệnh và người nhà sẽ biết mình nên ăn gì, ăn như thế nào sẽ đảm bảo chế độ về dinh dưỡng. Từ đó tuân thủ theo một chế độ ăn hợp lý, không còn tự ý ăn uống làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.
Thực tế cho thấy, không riêng ở Khoa Hồi sức cấp cứu mà ở các khoa khác vẫn có một tỷ lệ nhất định người bệnh có nguy cơ suy dinh dưỡng. Chính vì thế, việc sàng lọc và nhận ra những người bệnh cần can thiệp dinh dưỡng là cần thiết đối với tất cả các khoa điều trị.
Do đó, ngay sau thành công của đề tài nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu dự kiến sẽ tiếp tục tìm hiểu, thống kê và nghiên cứu đề tài “Sàng lọc và can thiệp dinh dưỡng cho các bệnh nhân nặng” trên quy mô toàn bệnh viện.
ThS.BS Dương Vương Trung chia sẻ: Đề tài ” Sàng lọc và can thiệp dinh dưỡng cho các bệnh nhân nặng” còn góp phần nâng cao chất lượng công tác chăm sóc toàn diện đã được triển khai thực hiện tại khoa trong 3 năm qua.
Bên cạnh việc chăm sóc về thể chất, hỗ trợ người bệnh mọi hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày, năm 2021, khi việc chăm sóc toàn diện được triển khai trong toàn bệnh viện thì Khoa Hồi sức cấp cứu – đơn vị đi đầu trong triển khai mô hình này sẽ tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng chăm sóc người bệnh, quan tâm cả về thể chất và tinh thần, giúp người bệnh và người nhà hoàn toàn yên tâm khi đến điều trị tại khoa nói riêng và Bệnh viện Bưu điện nói chung.
Nhiễm trùng sau sinh mổ
Nhiễm trùng hậu sản là tai biến thường gặp khiến sản phụ bị chướng bụng, sản dịch ra ít, có mùi hôi, đau vết mổ, sưng tấy đỏ và sốt cao.
Bác sĩ Đỗ Tiến Dũng, khoa Sản, Bệnh viện Bưu điện, Hà Nội, cho biết sinh mổ được chỉ định trong những trường hợp cụ thể như nhau tiền đạo, mẹ có khối u ở tử cung, buồng trứng hay nguy cơ tiền sản giật, ngôi ngược, khung chậu bất thường, tử cung đã có vết mổ... Sau sinh, sản phụ tiếp tục ở lại viện từ 3 đến 4 ngày để theo dõi và chăm sóc, tránh nguy cơ biến chứng hay di chứng sau mổ.
Theo bác sĩ, nhiễm trùng vết mổ là tai biến thường gặp nhất trong những tai biến sản khoa. "Mặc dù các phác đồ điều trị sau mổ đã được hoàn thiện và nâng cao, tuy nhiên, vẫn không có bác sĩ sản nào dám khẳng định 100% không có nhiễm trùng", bác sĩ Dũng nói. "Điều này phụ thuộc rất nhiều yếu tố, trong đó có cả những yếu tố ngoài tầm kiểm soát như là cơ địa".
Thông thường, vi khuẩn gây nhiễm trùng vết mổ là liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, trực khuẩn Coli, vi khuẩn yếm khí... Chúng thường xuyên có mặt ở môi trường xung quanh, khi gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương hở gây nhiễm trùng. Mức độ nhiễm khuẩn nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào sức khỏe của sản phụ, độc tính của vi khuẩn và thời gian phát hiện, điều trị sớm hay muộn.
Khi bị nhiễm trùng vết mổ, sản phụ thường sốt cao 38-39 độ C, vết mổ chảy nước, đau hay cảm thấy đau tức vùng bụng dưới đặc biệt là xung quanh vết mổ, ngực bị cương đau...
Bác sĩ Dũng (bên phải) cùng đồng nghiệp tiến hành ca sinh mổ tại Bệnh viện Bưu điện. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Thông thường, những ngày đầu sau khi sinh mổ, sản phụ sẽ được y tá chăm sóc vết mổ và thay băng mỗi ngày. Trong quá trình này, các mẹ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc kháng sinh, thuốc co tử cung và giảm đau.
"Nếu vết mổ được xử lý tốt, chỉ sau 1-2 ngày là mẹ có thể cai thuốc giảm đau để ngăn ngừa nhiễm trùng vết mổ và các biến chứng nguy hiểm khác", bác sĩ Dũng chia sẻ.
Sang tuần thứ hai, vết mổ sẽ được kiểm tra lại và cắt chỉ. Sau đó, sản phụ tự chăm sóc vết mổ tại nhà. Cách chăm sóc vết mổ là tắm xong nên thấm khô nước xung quanh vết mổ. Khi tắm tránh để nước vào vết mổ,i dùng dung dịch Betadin hoặc Povidine 10% thấm lên bề mặt vết mổ để sát khuẩn, giúp vết mổ nhanh lành và tránh bị nhiễm trùng.
Không nên bịt kín vết mổ bằng bông băng, để hở và thoáng vết mổ sẽ nhanh lành hơn. Tránh ăn rau muống, lòng đỏ trứng, đồ nếp vì có thể gây sẹo lồi. Khi vết mổ lành hẳn mới sử dụng các loại kem trị sẹo.
Hạn chế làm việc nặng nhọc. Dành thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc bản thân đến khi vết mổ lành hẳn.
Bác sĩ khuyến cáo sản phụ sinh mổ vẫn tắm rửa bình thường, chỉ cần che kỹ hoặc tránh khu vực vết mổ. Tắm rửa không chỉ vệ sinh thân thể, còn giúp mẹ bầu thư giãn và tránh stress sau sinh. Khi tắm không đụng và chà xát vào vết mổ, lau khô người và dùng bông thấm khô vùng xung quanh vết mổ. Tuyệt đối không được thoa bất kỳ loại kem nào cho đến khi vết mổ lành hoàn toàn.
Theo bác sĩ, thời gian lý tưởng để có bầu lại sau khi sinh mổ là 18-23 tháng để vết sẹo tử cung hồi phục hoàn toàn. Thai phụ trên 35 tuổi, có thể có thai trở lại sớm hơn một chút, tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi có kế hoạch sinh con tiếp theo.
Phụ nữ mang thai lần ba sau hai lần sinh mổ là nhóm nguy cơ cao, cần theo dõi thai kỳ cẩn thận để hạn chế tai biến, biến chứng nguy hiểm cho cả hai mẹ con.
Trên thực tế, mỗi người phụ nữ có tình trạng sức khỏe khác nhau nên thời gian phục hồi sau sinh mổ cũng khác nhau. Hầu hết đều sẽ thấy bớt đau sau khi tập đi lại một vài ngày và hồi phục hoàn toàn sau 6 tuần nghỉ ngơi hợp lý.
Nếu vết mổ bị căng tức, nhiễm trùng hay có bất thường, sản phụ cần đến bác sĩ khám, điều trị kịp thời.
Các thực phẩm khiến bạn nhanh suy thận Một chế độ ăn hợp lý sẽ giúp người bệnh giảm sự tích tụ chất thải trong máu, cải thiện chức năng và ngăn ngừa hư tổn tại thận. Cà phê kém chất lượng Hạt cà phê kém chất lượng có chứa các chất như ochratoxin, chất gây tổn thương gan và thận ở người. Uống quá nhiều ochratoxin trong thời gian dài...