Sáng 16/4: TP HCM chính thức tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi

Theo dõi VGT trên

Sáng nay 16/4, TP HCM chính thức triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi; học sinh lớp 6 tại 22 quận, huyện và TP Thủ Đức tiêm đầu tiên.

Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế, F1 không phải cách ly nhưng tránh tiếp xúc với người có nguy cơ cao, người mắc bệnh nặng…

Trẻ lớp 6 trên toàn TP HCM và trẻ lớp 5 tại 5 trường tiểu học sẽ tiêm vaccine phòng COVID-19 trong ngày đầu tiên

Theo quyết định phân bổ vaccine của Viện Vệ sinh dịch tễ TW, TP HCM được phân bổ 87.500 liều vaccine phòng COVID-19 Moderna để tiêm cho trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi. Số vaccine này đã về đến TP HCM vào sáng ngày 15/4.

TP HCM sẽ thực hiện tiêm theo lứa tuổi giảm dần, ưu tiên tiêm trước cho trẻ đang học lớp 6 và hạ dần độ tuổi tùy theo tiến độ cung ứng vaccine.

Đối với mũi 1, TP HCM bắt đầu từ ngày 16/4 – 30/4. Cụ thể, ngày 16/4, tổ chức tiêm cho trẻ đang học lớp 6 tại 22 quận, huyện và TP Thủ Đức. Riêng với trẻ đang học lớp 5, Sở Y tế và Sở GD&ĐT TP HCM thống nhất chọn 5 trường tiểu học để tiêm thí điểm gồm: Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Quận 1); Trường tiểu học Bàu Sen (Quận 5); Trường tiểu học Dương Minh Châu (Quận 10); Trường tiểu học Hồ Văn Huê (Quận Phú Nhuận); Trường tiểu học Tân Sơn Nhì (Quận Tân Phú.)

Sáng 16/4: TP HCM chính thức tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi - Hình 1

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn động viên, trò chuyện với trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi, trường THCS Trần Quốc Toản, Quảng Ninh chuẩn bị tiêm vaccine phòng COVID-19 Ảnh: Thái Bình

Sau khi tiêm thí điểm 5 trường sẽ sơ kết và triển khai tiêm đồng loạt cho trẻ ở 22 quận, huyện, TP Thủ Đức, từ ngày 18/4 đến 28/4.

Từ ngày 29- 30/4, TP HCM sẽ tổ chức tiêm vét tại các điểm tiêm cộng đồng do quận, huyện bố trí.

Đối với mũi 2, TP HCM dự kiến tiêm trong vòng 14 ngày khi đủ thời gian và khoảng cách giữa 2 mũi tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Loại vaccine sử dụng để tiêm cho trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi là vaccine được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi gồm: vaccine Pfizer và Moderna, tiêm theo hướng dẫn của Bộ Y tế về liều lượng. Không tiêm trộn 2 vaccine với nhau.

Để tiêm vaccine hết cho số trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi trên địa bàn trong vòng 14 ngày, TP HCM đã lên kế hoạch bố trí 604 bàn tiêm/ngày (mỗi bàn tiêm sẽ tiêm cho 50 trẻ/buổi). Tổng cộng có 604 đội tiêm để tham gia công tác tiêm chủng. Cùng với đó, xe cấp cứu trực chiến sẵn sàng.

Sở Y tế TP HCM cũng thành lập Tổ chuyên gia hồi sức cấp cứu nhi thuộc 3 bệnh viện nhi trên địa bàn để sẵn sàng hỗ trợ tuyến dưới trong công tác cấp cứu, xử trí tai biến sau tiêm vaccine

Đối với trẻ đã từng mắc COVID-19 sẽ được tiêm vaccine sau 3 tháng kể từ ngày mắc bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Sáng 16/4: TP HCM chính thức tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi - Hình 2

Bộ Y tế: Trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi đã mắc COVID-19 sau 3 tháng thì tiêm vaccine phòng COVID-19

Như vậy, TP HCM là địa phương thứ 2 trên cả nước tổ chức triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi, sau Quảng Ninh đã tiêm từ ngày 14/4. TP Hà Nội sẽ tiêm vào ngày 17/4.

Liên quan đến tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi, Bộ Y tế đã có hướng dẫn và yêu cầu các cơ sở tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi phải cập nhật mã định danh để kết nối, xác thực, chia sẻ với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Đồng thời các cơ sở tiêm chủng phải thực hiện ký số ngay trong ngày để cập nhật lên hệ thống, Cục Y tế dự phòng tiến hành ký số tập trung để cấp hộ chiếu vaccine. Trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi cũng sẽ được cấp hộ chiếu vaccine như đối tượng tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 khác .

F1 không phải cách ly nhưng tránh tiếp xúc với người có nguy cơ cao, người mắc bệnh nặng

Đây là 1 trong những nội dung được Bộ Y tế nhấn mạnh tại hướng dẫn mới nhất ngày 15/4 về điều chỉnh định nghĩa ca bệnh COVID-19 và biện pháp y tế đối với ca bệnh COVID-19 và người tiếp xúc gần (F1).

Video đang HOT

Theo hướng dẫn này, người tiếp xúc gần (F1) là một trong số các trường hợp sau: Người có tiếp xúc cơ thể trực tiếp (bắt tay, ôm, hôn, tiếp xúc trực tiếp với da, cơ thể…) với ca bệnh xác định trong thời kỳ lây truyền của F0;

Người đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp trong vòng 1 mét hoặc trong cùng không gian hẹp, kín và tối thiểu trong thời gian 15 phút với F0 đang trong thời kỳ lây truyền;

Người không đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp gần trong vòng 1 mét hoặc ở trong cùng không gian hẹp, kín với F0 đang trong thời kỳ lây truyền;

Người trực tiếp chăm sóc, khám và điều trị F0 khi đang trong thời kỳ lây truyền định mà không sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân theo quy định.

Theo Bộ Y tế, thời kỳ lây truyền của ca bệnh xác định như sau: Đối với F0 có triệu chứng, thời kỳ lây truyền tính từ 2 ngày trước và 10 ngày sau khởi phát và thêm ít nhất 3 ngày sau khi hết triệu chứng (sốt và các triệu chứng đường hô hấp);

Đối với ca bệnh xác định không có triệu chứng, thời kỳ lây truyền tính từ 10 ngày trước và 10 ngày sau khi lấy mẫu có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2.

Chỉ còn hơn 1.200 ca COVID-19 nặng đang điều trị, bằng 1/7 giai đoạn cao điểm đầu tháng 3/2022

Thống kê của Bộ Y tế cho biết, ngày 15/4 trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 20.076 ca COVID-19 mới (giảm 2.936 ca so với ngày trước đó) tại 61 tỉnh, thành phố, trong đó có 15.555 ca trong cộng đồng.

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 25.163 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.394.533 ca COVID-19, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 110/227quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 105.104 ca nhiễm).

Riêng đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.386.786 ca. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.531.044), TP. Hồ Chí Minh (605.596), Nghệ An (474.374), Bình Dương (382.453), Bắc Giang (378.943).

Tổng số người mắc COVID-19 ở nước ta được điều trị khỏi: 8.863.044 ca

Số bệnh nhân đang thở ô xy là 1.242 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 953 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 81 ca; Thở máy không xâm lấn: 54 ca; Thở máy xâm lấn: 151 ca; ECMO: 3 ca

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 22 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.924 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Sắp tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi, cha mẹ cần chuẩn bị gì? Trẻ mắc bệnh nào không được tiêm?

Nếu trẻ có tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào; có rối loạn về tri giác, gặp hội chứng tâm lý đám đông, tăng động, giảm chú ý,... cần thận trọng khi tiêm vaccine COVID-19.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn tại hội nghị trực tuyến tập huấn về tiêm vaccine cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi tuần trước nhấn mạnh, Bộ Y tế xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2022.

" Tiêm chủng cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi để bảo vệ sức khỏe trẻ em và giúp trẻ em được đi học, vui chơi, cha mẹ yên tâm làm việc trong điều kiện nước ta mở cửa, phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội", Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh.

PGS.TS.Dương Thị Hồng - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương - khẳng định sau khi vaccine phòng COVID-19 được cung ứng, Việt Nam sẽ triển khai đồng loạt tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi.

Theo đó có 2 loại vaccine phòng COVID-19 tiêm cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi gồm vaccine Pfizervaccine Moderna. Bộ Y tế yêu cầu chỉ tiêm 2 mũi vaccine cùng loại, không tiêm trộn với bất kỳ vaccine mRNA nào.

Loạt thông tin cha mẹ cần chuẩn bị trước khi vào điểm tiêm cho con

Trước khi đưa trẻ đi tiêm chủng vaccine COVID-19, theo BS Nguyễn Hữu Châu Đức, bộ môn Nhi - Đại học Y dược Huế, khuyến cáo cha mẹ nên chuẩn bị những câu trả lời để khám tầm soát trước tiêm:

- Trẻ có bị dị ứng không?

- Trẻ đã bị viêm cơ tim hoặc viêm màng ngoài tim?

- Trẻ bị sốt?

- Trẻ có bị rối loạn đông máu?

- Trẻ bị suy giảm miễn dịch hoặc đang dùng một loại thuốc ảnh hưởng đến hệ miễn dịch hệ thống?

- Trẻ đã được tiêm vaccine khác?

- Trẻ đã từng ngất xỉu liên quan đến tiêm thuốc?

Cha mẹ, người giám hộ cần cho nhân viên y tế biết chính xác về tiền sử tiêm chủng, tiền sử dị ứng của trẻ với các triệu chứng và điều trị cụ thể, tình trạng bệnh lý nền, các loại thuốc điều trị trẻ đang sử dụng. Những điều này rất quan trọng để bác sĩ có thể ra quyết định phù hợp trong việc chống chỉ định, chuyển viện hay cẩn trọng khi tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ và có kế hoạch theo dõi kỹ sau khi tiêm.

Sắp tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi, cha mẹ cần chuẩn bị gì? Trẻ mắc bệnh nào không được tiêm? - Hình 1

Trẻ mắc các loại bệnh nào nên trì hoãn hay không được tiêm vaccine COVID-19?

Trước khi tiêm chủng, trẻ sẽ được khám sàng lọc. TS.BS Lê Kiến Ngãi, Bệnh Viện Nhi Trung ương, cho hay có 3 nhóm đối tượng trẻ cần phải thận trọng và khám sàng lọc, thực hiện tiêm tại các bệnh viện từ tuyến huyện trở lên. Đó là nhóm trẻ mắc bệnh mạn tính bẩm sinh; tại thời điểm khám sàng lọc phát hiện trẻ có bất thường về tim, phổi; trẻ có phản ứng phản vệ với bất kỳ dị nguyên nào trước đó.

Các trường hợp cần thận trọng khi tiêm chủng là trẻ có tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào; trẻ có rối loạn về tri giác, gặp hội chứng tâm lý đám đông, tăng động, giảm chú ý,...

Nhóm trẻ có tiền sử phản vệ với vaccine COVID-19 lần trước hoặc các thành phần của vaccine thuộc đối tượng chống chỉ định tiêm.

Vì thế, theo khuyến cáo của TS Ngãi, các cơ sở tiêm chủng phải nghiên cứu kỹ các thành phần của vaccine theo khuyến cáo của nhà sản xuất, để nếu phát hiện trẻ có tiền sử phản vệ với bất cứ thành phần nào của vaccine như muối, lipid, đường... thì phải xếp vào nhóm chống chỉ định tiêm.

Theo quy định, nhóm trẻ đang mắc bệnh cấp tính, bệnh mạn tính tiển triển hoặc các vấn đề khác, thuộc đối tượng phải trì hoãn tiêm chủng.

Đơn cử là những trẻ có bệnh mạn tính hoặc các bệnh cấp tính tiến triển như đang sốt, đang có tình trạng nhiễm trùng; đang trong đợt điều trị bệnh mạn tính như hóa trị liệu ung thư,... thì cần trì hoãn cho đến khi trẻ kết thúc tình trạng bệnh cấp tính hoặc kết thúc đợt điều trị của bệnh mạn tính, theo vị chuyên gia.

Sắp tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi, cha mẹ cần chuẩn bị gì? Trẻ mắc bệnh nào không được tiêm? - Hình 2

Việt Nam sẽ triển khai tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đồng loạt tại 63 tỉnh/thành ngay khi có vaccine về. Ảnh minh hoạ

Với trẻ gặp hội chứng viêm đa cơ quan MIS-C (tình trạng các bộ phận cơ thể khác nhau bị viêm, gồm tim, phổi, thận, não, da, mắt hoặc các cơ quan tiêu hóa), bác sĩ khuyến cáo cần trì hoãn tiêm đến khi bệnh nhi hồi phục hoàn toàn bệnh lý này.

"Nếu trẻ có tình trạng viêm đa cơ quan sau COVID-19 thì phải được thăm khám, theo dõi tại cơ sở khám chữa bệnh để chắc chắn không còn biểu hiện lâm sàng; các bộ phận đều hồi phục hoàn toàn mới có thể tiêm vaccine COVID-19" - TS Ngãi nói.

Với trẻ đã mắc COVID-19, sau khi khỏi bệnh sau ít nhất 3 tháng, trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi có thể tiêm vaccine phòng COVID-19, tiêm các liều cơ bản cùng loại vaccine cho trẻ.

Cần chuẩn bị gì cho trẻ trước khi tiêm?

Để giúp trẻ thoải mái hơn trước, trong và sau tiêm chủng, chuyên gia khuyến cáo cha mẹ nên trao đổi với trẻ về tầm quan trọng của tiêm vaccine phòng COVID-19. Cha mẹ cũng nên cho con ăn uống đầy đủ, tránh bị đói, khát trước khi tiêm. Thực hiện quy định 5K tại điểm tiêm để phòng tránh lây nhiễm SARS-CoV-2...

Trẻ cũng không cần trì hoãn lịch tiêm chủng các loại vaccine khác, đồng thời không dừng các thuốc trị bệnh mà trẻ đang uống.

Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết theo yêu cầu của điểm tiêm, cha mẹ cũng nên mang theo sổ tiêm chủng của trẻ.

Theo dõi trẻ sau tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 thế nào?

Sau khi tiêm chủng, cần cho trẻ ở lại điểm tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi, phát hiện và xử trí kịp thời các phản ứng nghiêm trọng nếu có... Đồng thời các gia đình cần theo dõi liên tục sức khỏe của trẻ trong vòng 28 ngày sau tiêm, đặc biệt 48 giờ đầu.

- Luôn có người hỗ trợ bên cạnh 24/24 giờ, ít nhất là trong 3 ngày đầu sau tiêm vaccine COVID-19.

- Không nên uống các chất kích thích ít nhất là trong 3 ngày đầu sau tiêm chủng.

- Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ.

- Nếu thấy sưng, đỏ, đau, nổi cục nhỏ tại vị trí tiêm: Tiếp tục theo dõi, nếu sưng to nhanh thì đi khám ngay, không bôi, chườm, đắp bất cứ thứ gì vào chỗ sưng đau.

- Thường xuyên đo thân nhiệt, nếu có: Sốt dưới 38,5 độ C: Cởi bớt, nới lỏng quần áo, chườm/lau bằng khăn ấm tại trán, hố nách, bẹn, uống đủ nước. Không để nhiễm lạnh. Đo lại nhiệt độ sau 30 phút.

Nếu sốt từ 38,5 độ C trở lên: Sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Nếu không cắt được sốt hoặc sốt lại trong vòng 2 giờ cần thông báo ngay cho nhân viên y tế và đến cơ sở y tế gần nhất.

Thấy một trong các dấu hiệu sau tiêm vaccine cần đưa trẻ đi viện

- Ở miệng thấy có cảm giác tê quanh môi hoặc lưỡi;

- Ở da thấy có phát ban hoặc nổi mẩn đỏ hoặc tím tái hoặc đỏ da hoặc chảy máu, xuất huyết dưới da;

- Ở họng có cảm giác ngứa, căng cứng, nghẹn họng, nói khó;

- Về thần kinh có triệu chứng đau đầu kéo dài hoặc dữ dội, li bì; ngủ gà, lú lẫn, hôn mê, co giật;

- Về tim mạch có dấu hiệu đau tức ngực, hồi hộp đánh trống ngực kéo dài, ngất;

- Đường tiêu hóa có dấu hiệu nôn, đau quặn bụng hoặc tiêu chảy;

- Đường hô hấp có dấu hiệu khó thở, thở rít, khò khè, tím tái;

- Chóng mặt, choáng, xây xẩm, cảm giác muốn ngã, mệt bất thường;

- Đau dữ dội bất thường tại một hay nhiều nơi không do va chạm, sang chấn;

- Sốt cao liên tục trên 38,5 độ C mà không đáp ứng thuốc hạ sốt.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nạn nhân vụ cháy quán cà phê ở Hà Nội nguy cơ nặng lên, phải chuyển việnNạn nhân vụ cháy quán cà phê ở Hà Nội nguy cơ nặng lên, phải chuyển viện
09:16:29 20/12/2024
Ngâm chân bằng nước gừng hằng ngày giúp cải thiện sức khỏeNgâm chân bằng nước gừng hằng ngày giúp cải thiện sức khỏe
05:53:41 19/12/2024
Hà Nội: Người đàn ông thủng tim vì ngã từ tầng 3, bệnh viện "báo động đỏ"Hà Nội: Người đàn ông thủng tim vì ngã từ tầng 3, bệnh viện "báo động đỏ"
22:41:14 19/12/2024
Táo đỏ sấy có 'thần thánh' như lời đồn, ai nên hạn chế?Táo đỏ sấy có 'thần thánh' như lời đồn, ai nên hạn chế?
13:16:33 19/12/2024
Phẫu thuật bé trai 5 tuổi bị lưỡi câu vướng vào mắtPhẫu thuật bé trai 5 tuổi bị lưỡi câu vướng vào mắt
12:45:49 19/12/2024
Thủng nội tạng sau khi tự chữa đau lưngThủng nội tạng sau khi tự chữa đau lưng
14:11:50 19/12/2024
Ăn những loại thực phẩm này có thể giúp bạn ngủ ngon hơnĂn những loại thực phẩm này có thể giúp bạn ngủ ngon hơn
15:46:39 19/12/2024
Chữa bệnh táo bón bằng lá lộc mại, người phụ nữ suy gan, suy thậnChữa bệnh táo bón bằng lá lộc mại, người phụ nữ suy gan, suy thận
08:20:19 19/12/2024

Tin đang nóng

Hiện trường vụ con gái 16 tuổi bỏ nhà đi trốn theo bạn trai bị bố mẹ bắt tại trận gây xôn xao MXHHiện trường vụ con gái 16 tuổi bỏ nhà đi trốn theo bạn trai bị bố mẹ bắt tại trận gây xôn xao MXH
14:31:01 20/12/2024
Đại gia truyền thông tuyên bố gây sốc: Sẽ cưới vợ mới nếu 18 ngày không hàn gắn được với bà xã diễn viênĐại gia truyền thông tuyên bố gây sốc: Sẽ cưới vợ mới nếu 18 ngày không hàn gắn được với bà xã diễn viên
13:49:07 20/12/2024
Toàn cảnh lễ đính hôn của tiểu thư Quận 3 và "Chủ tịch" 9X: Visual dâu rể sáng bừng, sính lễ ngộp thởToàn cảnh lễ đính hôn của tiểu thư Quận 3 và "Chủ tịch" 9X: Visual dâu rể sáng bừng, sính lễ ngộp thở
15:28:37 20/12/2024
Bức ảnh gây sốc của Lý Dịch Phong sau khi bị "đuổi" khỏi showbiz vì 1 đoạn clip 7 giâyBức ảnh gây sốc của Lý Dịch Phong sau khi bị "đuổi" khỏi showbiz vì 1 đoạn clip 7 giây
13:58:12 20/12/2024
Midu tung ảnh đính chính 1 tin đồn, để lộ thông tin đặc biệt liên quan chồng thiếu giaMidu tung ảnh đính chính 1 tin đồn, để lộ thông tin đặc biệt liên quan chồng thiếu gia
14:44:49 20/12/2024
Câu trả lời cực khéo của Lưu Diệc Phi khiến netizen tâm đắc: Đọc nhiều sách quả thật có ích lợiCâu trả lời cực khéo của Lưu Diệc Phi khiến netizen tâm đắc: Đọc nhiều sách quả thật có ích lợi
13:52:15 20/12/2024
Sao Việt 20/12: Hương Giang đọ sắc cùng Kỳ DuyênSao Việt 20/12: Hương Giang đọ sắc cùng Kỳ Duyên
12:51:43 20/12/2024
Mỹ nhân 9X giàu nhất showbiz đột ngột ở ẩn vì mang thai con của thiếu gia tập đoàn nghìn tỷ?Mỹ nhân 9X giàu nhất showbiz đột ngột ở ẩn vì mang thai con của thiếu gia tập đoàn nghìn tỷ?
15:06:51 20/12/2024

Tin mới nhất

Gia tăng số ca đột quỵ trong mùa đông lạnh, nguyên nhân và cách phòng tránh

Gia tăng số ca đột quỵ trong mùa đông lạnh, nguyên nhân và cách phòng tránh

17:29:41 20/12/2024
Cả hai trường hợp đều là những người bệnh còn khá trẻ, không có bệnh lý nền. Tai biến xảy ra sau khi tiếp xúc với lạnh đột ngột, để lại hậu quả nặng nề và đe dọa tính mạng. Những trường hợp này có thể tránh được nếu biết cách phòng ngừa...
Hà Nội: Gia tăng số trẻ nhập viện vì sởi, nhiều trẻ biến chứng nặng

Hà Nội: Gia tăng số trẻ nhập viện vì sởi, nhiều trẻ biến chứng nặng

17:29:11 20/12/2024
Theo BS Nga, sởi là bệnh truyền nhiễm có tính chất chu kỳ. Thời gian mắc thường cũng vào giai đoạn đông xuân. Dịch sởi năm 2024 là hệ quả của chu kỳ bệnh dịch tự nhiên kết hợp với tỷ lệ tiêm chủng thấp.
Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ 3 ở phụ nữ từ 15-44 tuổi

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ 3 ở phụ nữ từ 15-44 tuổi

17:28:14 20/12/2024
Còn tại Việt Nam, HPV gây ra hơn 4.000 ca ung thư cổ tử cung mới và hơn 2.000 ca tử vong mỗi năm. Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ 3 ở phụ nữ trong độ tuổi từ 15-44.
Những điều bạn cần biết khi ăn gừng

Những điều bạn cần biết khi ăn gừng

16:24:58 20/12/2024
Tuy nhiên, khi ngâm gừng trong nước, nó có ít hoạt chất hơn và khả năng diệt khuẩn yếu. Hiện tại không có bằng chứng nào cho thấy gừng có hiệu quả trong việc điều trị chứng hôi chân.
Bác sĩ rút ra búi chỉ trong mũi người phụ nữ từng đi làm đẹp tại spa

Bác sĩ rút ra búi chỉ trong mũi người phụ nữ từng đi làm đẹp tại spa

16:23:46 20/12/2024
Theo bác sĩ Tiến, biến chứng do căng chỉ gây nhiễm khuẩn có thể nguy hiểm. Khi sợi chỉ bị nhiễm khuẩn, việc loại bỏ chúng rất khó khăn và thường không thể lấy hết hoàn toàn.
Bệnh viện ngày càng đông người mắc loại ung thư liên quan ô nhiễm

Bệnh viện ngày càng đông người mắc loại ung thư liên quan ô nhiễm

08:56:40 20/12/2024
Ung thư phổi là một bệnh lý ác tính trong đó các tế bào bất thường trong phổi nhân lên một cách mất kiểm soát, dẫn đến hình thành một hay nhiều các khối ung thư.
Nhiều chị em hỏng mặt, vỡ mộng đẹp cấp tốc đón Tết

Nhiều chị em hỏng mặt, vỡ mộng đẹp cấp tốc đón Tết

22:43:56 19/12/2024
Theo bác sĩ, số lượng bệnh nhân gặp biến chứng do sử dụng các dịch vụ làm đẹp cấp tốc trong thời gian qua đã tăng gấp 2-3 lần so với bình thường.
Căn bệnh hành hạ nhiều người Việt, ngày một trầm trọng vì ô nhiễm không khí

Căn bệnh hành hạ nhiều người Việt, ngày một trầm trọng vì ô nhiễm không khí

22:24:01 19/12/2024
Bác sĩ cho biết, mức độ ô nhiễm có liên quan đến sự sự trầm trọng của căn bệnh này. Nhiều trường hợp mắc bệnh bị rối loạn giấc ngủ, khó chịu, ảnh hưởng các hoạt động hàng ngày.
Chi 5 triệu đồng để được làm học sinh trong một ngày ở Nhật Bản

Chi 5 triệu đồng để được làm học sinh trong một ngày ở Nhật Bản

22:20:09 19/12/2024
Công ty Undokaiya đang mở ra dịch vụ một ngày làm học sinh tại tỉnh Chiba, Nhật Bản. Dịch vụ này đang rất thu hút sự quan tâm hứng thú của du khách nước ngoài.
Liệu pháp mới điều trị ung thư

Liệu pháp mới điều trị ung thư

15:42:06 19/12/2024
Kết quả, những con chuột được điều trị bằng liệu pháp này, các khối u đã bị tiêu diệt hoàn toàn, sống lâu hơn so với những con chuột chỉ được điều trị hóa trị hoặc quang nhiệt đơn, hoặc không điều trị.
Thời điểm dễ khiến bệnh tim trở nặng

Thời điểm dễ khiến bệnh tim trở nặng

15:39:51 19/12/2024
Nguyên nhân là thời tiết lạnh khiến mạch máu co lại, làm hẹp lòng mạch. Khi mạch máu co hẹp, huyết áp tăng lên, buộc tim phải co bóp mạnh hơn để bơm máu qua các mạch máu hẹp trong cơ thể.
5 thói quen ảnh hưởng xấu đến cột sống

5 thói quen ảnh hưởng xấu đến cột sống

15:37:47 19/12/2024
Ngồi nhiều, lười vận động, ngồi cúi khom người, ngồi xổm hay ngồi bắt chéo chân, rướn người về phía trước là nguyên nhân gây ra tình trạng thoái hóa cột sống, cong vẹo cột sống mà đôi khi ta không ngờ tới.

Có thể bạn quan tâm

"Nữ hoàng thị phi Vbiz" flex tin nhắn với tình mới, quyết che giấu thông tin quan trọng

"Nữ hoàng thị phi Vbiz" flex tin nhắn với tình mới, quyết che giấu thông tin quan trọng

Sao việt

18:49:45 20/12/2024
Từ trước tới nay, Quế Vân được đông đảo khán giả biết tới vì hàng loạt lùm xùm về đời tư. Tuy nhiên mới đây, nữ diễn viên sinh năm 1982 công khai có bạn trai mới trên trang cá nhân.
Rộ thông tin Lưu Khải Uy đã chính thức chia tay bạn gái, Dương Mịch lại bị réo tên

Rộ thông tin Lưu Khải Uy đã chính thức chia tay bạn gái, Dương Mịch lại bị réo tên

Sao châu á

18:41:39 20/12/2024
Một năm trở lại đây, Lưu Khải Uy và Lý Hiểu Phong không còn xuất hiện cạnh nhau, dấy lên tin đồn cả hai đã chia tay.
Mbappe tiếc nuối vì không được đá cùng Ronaldo

Mbappe tiếc nuối vì không được đá cùng Ronaldo

Sao thể thao

18:21:01 20/12/2024
Kylian Mbappe, vốn thần tượng Cristiano Ronaldo từ nhỏ, tỏ ra tiếc nuối khi nghĩ đến viễn cảnh có thể không bao giờ được sát cánh cùng huyền thoại Real Madrid.
Ngân hàng trung ương Nhật Bản giữ nguyên lãi suất

Ngân hàng trung ương Nhật Bản giữ nguyên lãi suất

Thế giới

18:07:06 20/12/2024
Vài giờ trước quyết định của BOJ, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã cắt giảm lãi suất chuẩn trong cuộc họp thứ ba liên tiếp, nhưng cho biết có thể sẽ có ít đợt cắt giảm chi phí đi vay hơn vào năm tới trong bối cảnh rủi ro lạm phát gia tă...
Chia tay, cô gái đòi bạn trai trả lại 1 tỷ đồng

Chia tay, cô gái đòi bạn trai trả lại 1 tỷ đồng

Netizen

17:39:17 20/12/2024
Theo South China Morning Post, người đàn ông họ Li và người phụ nữ họ Xu gặp nhau vào năm 2018 rồi nhanh chóng tiến tới hẹn hò.
"Siêu chiến đội" IG lập thành tích khủng nhưng khiến nhiều người "nhớ T1"

"Siêu chiến đội" IG lập thành tích khủng nhưng khiến nhiều người "nhớ T1"

Mọt game

17:04:23 20/12/2024
Demacia Cup 2024 là một giải đấu khá đặc biệt của LPL khi nó diễn ra ngay sau một kỳ chuyển nhượng vô cùng ồn ào và nhiều drama .
4 phim chính kịch Hoa ngữ xuất sắc nhất 2024: Một siêu phẩm đi vào lịch sử, cặp chính quá đỗi đẹp đôi

4 phim chính kịch Hoa ngữ xuất sắc nhất 2024: Một siêu phẩm đi vào lịch sử, cặp chính quá đỗi đẹp đôi

Phim châu á

16:31:27 20/12/2024
Đây là những bộ phim chính kịch Hoa ngữ xuất sắc nhất trong năm 2024. Các tác phẩm này quy tụ dàn diễn viên thực lực chất lượng, sở hữu kịch bản có chiều sâu và đáng suy ngẫm.
Hôm nay nấu gì: Cơm tối không cầu kỳ nhưng ngon miệng, bắt mắt

Hôm nay nấu gì: Cơm tối không cầu kỳ nhưng ngon miệng, bắt mắt

Ẩm thực

16:28:17 20/12/2024
Cơm tối không cầu kỳ nhưng ngon miệng, bắt mắt. Đều là các món ăn quen thuộc nhưng chế biến ngon miệng khiến ai thưởng thức cũng thích.
Superman tung trailer đầu tiên: Siêu Nhân gục ngã ngay trong màn chào sân DCU

Superman tung trailer đầu tiên: Siêu Nhân gục ngã ngay trong màn chào sân DCU

Phim âu mỹ

15:26:36 20/12/2024
Sau nhiều tuần liên tục được nhá hàng bởi chủ tịch DC Studios kiêm đạo diễn James Gunn, cuối cùng thì trailer chính thức của Superman, thuộc vũ trụ DCU, cũng đã chính thức ra mắt.
Tuổi trẻ giá bao nhiêu - Tập 44: Bị bố con Kiều "bơm vá", Hùng sắp phản Kiên

Tuổi trẻ giá bao nhiêu - Tập 44: Bị bố con Kiều "bơm vá", Hùng sắp phản Kiên

Phim việt

15:23:46 20/12/2024
Thấy Kiên và Quân bàn bạc với nhau kế hoạch và có vẻ cho mình ra rìa, Hùng rất bực tức. Hùng mang tâm sự về nhà nói chuyện trong bữa ăn với gia đình Kiều.
Tuyên án đường dây mua bán trái phép hóa đơn trị giá 14 ngàn tỷ đồng

Tuyên án đường dây mua bán trái phép hóa đơn trị giá 14 ngàn tỷ đồng

Pháp luật

15:06:29 20/12/2024
Ngày 20/12, TAND TP Hồ Chí Minh tuyên án đối với 55 bị cáo trong đường dây mua bán trái phép hóa đơn có sự tiếp tay, bảo kê của cán bộ thuế.