Sản lượng đường sẽ xuống dưới 1 triệu tấn?
Trong mấy năm trở lại đây, diện tích mía liên tục sụt giảm rất mạnh. Trong niên vụ 2019/2020, tình hình cũng đang diễn ra tương tự và có thể khiến cho sản lượng đường giảm xuống dưới mốc 1 triệu tấn.
Diện tích mía tiếp tục giảm mạnh.
Cụ thể, theo báo cáo sơ bộ của các thành viên Hiệp hội, dự kiến diện tích mía niên vụ 2019/2020 chỉ còn 157.809 ha. Như vậy, so với niên vụ 2018/2019, diện tích mía niên vụ 2019/2020 giảm tới 17,97%. Trước đó, trong niên vụ 2018/2019, diện tích mía cũng đã giảm tới 20% so với niên vụ 2018/2018.Theo Hiệp hội Mía Đường Việt Nam ( VSSA), do tác động bởi kết quả sản xuất và giá mía nguyên liệu niên vụ 2018/19, thị trường đường thế giới, nhu cầu tiêu dùng đường trong nước, cũng như khả năng cạnh tranh với các loại cây trồng khác, diện tích niên vụ 2019/2020 tiếp tục giảm rất mạnh.
Nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho diện tích mía giảm mạnh là giá thu mua mía quá thấp. VSSA cho biết, đầu niên vụ 2018/2019, dưới tác động của đường nhập lậu và gian lận thương mại, với lý do chống đường nhập lậu, nhiều thành viên Hiệp hội đã thông báo giá mua mía rất thấp, dưới giá thành sản xuất (kể cả một số doanh nghiệp đã có cam kết mua mía với giá ổn định trước đó).
Bên cạnh đó, cũng với lý do chống đường nhập lậu nhiều thành viên Hiệp hội đã thông báo bán phá giá đường, dưới giá thành sản xuất. Giá bán đường tuy thấp nhưng trong thời gian dài cũng không bán được (tồn kho tại các nhà máy đường đến khi kết thúc vụ khoảng 600.000 tấn, là năm có lượng tồn kho cao trong các năm gần đây), nhiều doanh nghiệp thành viên nợ cả tiền mía nông dân. Những yếu tố trên khiến cho nhiều nông dân trồng mía, sau khi thu hoạch xong, đã chuyển sang cây trồng khác.
Trong khi đó, thời gian vừa qua, VSSA lại chưa có giải pháp bảo đảm được sinh kế cho người nông dân trồng mía, có nghĩa là chưa có giải pháp bền vững cho sự tồn tại và phát triển của ngành.
Video đang HOT
Do diện tích mía giảm mạnh, dự báo sản lượng đường niên vụ 2019/2020 cũng giảm mạnh xuống dưới 1 triệu tấn. Cụ thể, dự kiến của VSSA cho hay, sản lượng mía là 9.750.475 tấn, năng suất bình quân 61,8 tấn/ha, CCS bình quân 9,7 CCS. Với sản lượng mía như vậy, dự kiến sản lượng đường chỉ đạt 967.823 tấn. Nếu vậy, sau nhiều năm luôn ở mức trên 1 triệu tấn đường, niên vụ này nhiều khả năng sản lượng đường cả nước bị giảm xuống dưới mốc 1 triệu tấn. Và với sự sụt giảm mạnh về diện tích, sản lượng mía, sản lượng đường như trên, mục tiêu 2 triệu tấn đường đến 2022, mà VSSA từng đặt ra vào năm 2018, ngày càng trở nên xa vời.
Trước tình hình đó, để giữ được diện tích mía, VSSA đã khuyến cáo các nhà máy đường phải xây dựng giá thu mua mía sao cho nông dân có thể sống được với cây mía. Bởi đây là con đường tồn tại duy nhất của ngành đường Việt Nam, vì nếu nông dân không tiếp tục trồng mía thì sẽ không còn nguyên liệu cho các nhà máy hoạt động chế biến nữa. VSSA đề nghị các doanh nghiệp tùy vào hoàn cảnh thực tế tại địa phương để cùng với nông dân xây dựng giá mua mía sao cho bù đắp đủ các chi phí đã bỏ ra, có cộng thêm khoảng 10% để người nông dân có thể tồn tại và tiếp tục trồng mía.
Bên cạnh đó, giá đường của các nhà máy phải bảo đảm giá thành đủ trả tiền mía cho nông dân và chi phí chế biến. Theo đó, VSSA đề nghị các doanh nghiệp tùy vào tình hình tài chính thực tế để xây dựng giá bán đường hợp lý, bảo đảm hài hòa lợi ích nông dân, nhà máy và người tiêu dùng và tuyệt đối không bán phá giá dưới giá thành sản xuất.
Trong bối cảnh thực hiện cam kết ATIGA từ 1/1/2020, tất cả các nước trồng mía chính trong ASEAN như Thái Lan, Philippine, Indonesia đều đã có mối liên kết chặt chẽ bằng hệ thống chia sẻ (sharing) quy định bởi pháp luật. Nhà nước cũng đã yêu cầu phải tăng cường liên kết giữa người trồng mía và các nhà máy chế biến như là điều kiện tiên quyết để tiếp tục hỗ trợ ngành đường. Do đó, việc thiết lập hệ thống sharing giữa nông dân trồng mía và nhà máy là hết sức cần thiết để bảo đảm sự phát triển bền vững của ngành mía đường Việt Nam. Theo VSSA, tỷ lệ chia sẻ mía/đường nằm trong khoảng 65/35 đến 70/30.
Theo Thanh Sơn
Nông nghiệp Việt Nam
"Vua thép" Trần Đình Long doanh thu mỗi ngày gần 170 tỷ đồng vẫn... gặp khó
Mặc dù gặt doanh thu 45.683 tỷ đồng (cứ trung bình mỗi ngày doanh thu gần 170 tỷ đồng) song lợi nhuận của "vua thép" Hoà Phát vẫn giảm 17% so cùng kỳ. Sản lượng tiêu thụ trong những tháng gần đây cũng đi xuống.
Dấu hiệu điều chỉnh đã lộ rõ trên thị trường chứng khoán sáng nay (7/11) sau 4 phiên liên tục tăng điểm của VN-Index. Chỉ số chính rung lắc mạnh, dù vậy vẫn tạm dừng phiên sáng với mức tăng 0,49 điểm tương ứng 0,05% lên 1.025,4 điểm. HNX-Index ngược lại giảm nhẹ 0,06 điểm tương ứng 0,06% còn 106,68 điểm.
Sự thận trọng đã kéo thanh khoản trên thị trường thu hẹp đáng kể. Khối lượng giao dịch trên HSX tụt xuống còn 94,83 triệu cổ phiếu tương ứng 2.128,68 tỷ đồng; trên HNX là 13,21 triệu cổ phiếu tương ứng 168,32 tỷ đồng và trên UPCoM là 3,56 triệu cổ phiếu tương ứng 61,23 tỷ đồng.
Áp lực bán lên cao khiến độ rộng thị trường nghiêng hẳn về phía các mã giảm. Có 289 mã giảm giá, 20 mã giảm sàn so với 232 mã tăng và 27 mã tăng trần trên quy mô toàn thị trường. Vẫn còn tới 971 mã cổ phiếu không có giao dịch trong sáng nay.
Ông Trần Đình Long - Chủ tịch Hoà Phát
Có thể nói, sự phân hoá của các cổ phiếu vốn hoá lớn đã khiến chỉ số rơi vào tình trạng giằng co trong những phiên gần đây. Song riêng sáng nay, VHM lại đang đóng vai trò rất tích cực khi "cân" cả thị trường, đóng góp cho VN-Index tới 1,87 điểm.
Bên cạnh đó, VCB, BID, HPG, VRE, SAB cũng tăng và ủng hộ chỉ số. Chiều ngược lại, việc VIC, VNM, BVH, NVL lại gây áp lực đáng kể lên VN-Index và khiến triển vọng phiên chiều trở nên khó đoán.
Cổ phiếu HPG sáng nay tăng giá 600 đồng lên 22.600 đồng/cổ phiếu và được khớp lệnh cao lên tới 8,3 triệu đơn vị. Đây là mã có thanh khoản tốt nhất toàn thị trường (chỉ sau ROS là 12,7 triệu cổ phiếu).
Hoà Phát vừa công bố thông tin cho thấy, trong 10 tháng đầu năm, sản lượng tiêu thụ của tập đoàn này đạt 2,18 triệu tấn thép xây dựng, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, nếu tính riêng trong tháng 10 thì sản lượng lại chỉ đạt 217.000 tấn, giảm 13,2% so cùng kỳ và giảm 6,7% so với tháng trước. Đây cũng tháng thứ 2 liên tiếp sản lượng thép của Hòa Phát ghi nhận tăng trưởng âm.
Trước đó, theo báo cáo tài chính quý III, Hoà Phát là một trong những "ông lớn" có lợi nhuận khủng. Tập đoàn của "vua thép" Trần Đình Long đạt 15.087 tỷ đồng doanh thu và 1.794 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, song các con số này lần lượt giảm 6% và 27% so cùng kỳ.
Theo giải trình, lợi nhuận giảm vì ảnh hưởng giá bán thép xây dựng và ống thép giảm 10% và 6%. Trong khi đó, giá nguyên liệu đầu vào tăng, đặc biệt là giá quặng sắt tăng 37% làm giá vốn tăng 13%.
Luỹ kế 9 tháng, Hoà Phát có 45.683 tỷ đồng doanh thu (tức cứ trung bình mỗi ngày doanh thu gần 170 tỷ đồng), tăng 10% so cùng kỳ và đạt 5.655 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 17%.
Trở lại với thị trường chứng khoán, tại báo cáo phân tích của SHS, công ty chứng khoán này đã đưa ra dự báo, trong phiên giao dịch hôm nay 7/11, VN-Index có thể sẽ tiếp tục rung lắc và giằng co quanh ngưỡng 1.025 điểm (đỉnh tháng 10/2018) nhằm củng cố cho nhịp tăng ngắn hạn kế tiếp.
Nhà đầu tư trung và dài hạn được khuyến nghị tiếp tục nắm giữ danh mục và có thể gia tăng tỷ trọng trong các phiên điều chỉnh ở mức giá hấp dẫn hơn. Nhà đầu tư ngắn hạn nên hạn chế mua vào trong vùng giá hiện tại và có thể tận dụng những nhịp tăng trong phiên để chốt lời một phần.
Công ty chứng khoán VDSC cũng nhận xét, sau khoảng thời gian đi lên mạnh mẽ, hiện tại cho thấy dòng tiền có dấu hiệu chốt lãi dần và lực mua chưa thể hấp thụ hết lượng bán. Do đó, để tránh rủi ro trong ngắn hạn, VDSC khuyến nghị nhà đầu tư có thể tạm thời ngưng giải ngân mới và chờ đợi cơ hội trong thời gian tới.
Theo Dân trí
Giá dầu thế giới tăng nhờ triển vọng nhu cầu được cải thiện Sự lạc quan của thị trường về tiến độ các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung đã đẩy các chỉ số chứng khoán Mỹ lên mức cao kỷ lục trong phiên 4/11, qua đó cũng kéo giá dầu đi lên. Giá dầu thế giới đi lên trong phiên ngày 4/11 nhờ triển vọng nhu cầu "vàng đen" được cải thiện, giữa lúc tăng...