Sách Tiếng Việt 1 không dạy “P” chỉ dạy “PH”: Người trong cuộc nói gì?

Theo dõi VGT trên

Bức xúc khi sách Tiếng Việt 1 không dạy chữ cái “P”, Hiệu trưởng một trường tiểu học tại Hà Nội đã viết thư ngỏ gửi Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn.

Sách Tiếng Việt 1 không dạy P chỉ dạy PH: Người trong cuộc nói gì? - Hình 1

Trong mục lục của sách Tiếng Việt 1 – Bộ Kết nối tri thức và cuộc sống, ở phần dạy chữ cái Tiếng Việt cho học sinh không có chữ “P”

Sáng tạo” ngoài bảng chữ cái

Nhà giáo Đào Quốc Vịnh, Hiệu trưởng trường Tiểu học Tô Hiến Thành (Hà Nội) cho biết, ông rất ngạc nhiên khi sách Tiếng Việt 1 thuộc Bộ SGK Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục Việt Nam) không dạy chữ “P” độc lập mà chỉ dạy chữ “Ph” ( chữ P ghép với H, đọc là phờ). Trong mục lục của sách ở phần dạy chữ cái tiếng Việt cho học sinh cũng không có chữ “P”.

Chia sẻ về việc này, ông Vịnh cho rằng 29 chữ cái tiếng Việt đã được Hiến pháp quy định. Trong quyết định số 31/2002/QĐ-BGD&ĐT của Bộ GD&ĐT ban hành năm 2002 do Thứ trưởng Đặng Huỳnh Mai ký, quy định bảng chữ cái chuẩn cho tiếng Việt gồm 29 chữ cái, đồng thời quy định mẫu chữ viết trong trường tiểu học gồm 29 chữ cái, trong đó có chữ “P”. Cho tới thời điểm này, Bộ GD&ĐT chưa hề có quyết định nào thay thế, vậy “sáng tạo” trên của tác giả sách không biết căn cứ vào đâu? Điều đáng ngạc nhiên là dù không dạy chữ “P” nhưng ở trang 105 của sách này lại đưa một ngữ liệu là bài đọc “Sa Pa” để dạy học sinh.

Khi ông Vịnh chia sẻ băn khoăn này trên Facebook cá nhân thì nhiều người, trong đó có các nhà giáo, cũng bức xúc về sự tuỳ tiện. “Không dạy chữ “P” mà có những bài đọc có chữ “P” thì giáo viên là thánh cũng không dạy được”, một nhà giáo lên tiếng.

Sau khi mạng xã hội râm ran “tiếng bấc tiếng chì” về việc này, thì một vị chủ biên của bộ sách giải thích: Sách Tiếng Việt 1 - Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống không bỏ chữ “P” nhưng dạy chữ “P” khi nó kết hợp với “H” thành chữ “Ph” (phờ). Sở dĩ tác giả không đưa chữ “P” độc lập vào sách, vì rất ít từ tiếng Việt có chữ “P” đứng trước các nguyên âm, nếu có thì là ngoại lai.

Nhà giáo Đào Quốc Vịnh bày tỏ quan điểm: Sai thì cần tiếp thu để sửa chứ không thể giải thích vô trách nhiệm như thế. Vì tuy không phổ biến với người Kinh nhưng những từ có “P” đứng đầu lại phổ biến ở nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nếu nói đó là “ngoại lai” thì e rằng không chỉ sai mà còn rất nhạy cảm chính trị. Hơn nữa, không phải không có lý do khi “P” từ lâu đã là 1 trong 29 chữ cái được pháp luật quy định. Sách biên soạn khác đi là vi phạm pháp luật.

Video đang HOT

Ông Vịnh đưa ra một loạt ví dụ các từ đang được sử dụng chỉ địa danh, tên người có chữ “P”. Trên Facebook cá nhân của nhà giáo này, đã có nhiều người đồng băn khoăn khi đưa ra ví dụ: “Nếu học sinh đi tham quan hang Pác Bó, phải giải thích cho các em thế nào về tên gọi của di tích lịch sử này khi các cháu không biết có chữ “P”?

Thư ngỏ chưa có hồi âm

Trong thư ngỏ gửi Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn, nhà giáo Đào Quốc Vịnh cho rằng, “SGK cho học sinh phổ thông, nhất là ở cấp Tiểu học, phải có tính phổ quát tới 54 dân tộc anh em, chứ không phải chỉ dạy riêng cho học sinh người Kinh. Sai sót này là không thể chấp nhận được vì nó ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc học tập của con em đồng bào dân tộc thiểu số, dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng, kích động làm ảnh hưởng tới sự đoàn kết của các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam”.

Ông Vịnh đề nghị các cơ quan hữu trách cần vào cuộc yêu cầu NXB Giáo dục Việt Nam, cụ thể là những người biên soạn bộ sách Kết nối tri thức phải bổ sung ngay chữ “P”, đưa nó trở lại mục lục của cuốn sách, ngang bằng với các chữ cái khác trong bộ chữ cái tiếng Việt đã được pháp luật quy định.

Tuy nhiên, tới thời điểm này, Bộ GD&ĐT chưa có phản hồi cũng như chưa trả lời báo chí. NXB Giáo dục Việt Nam, đơn vị chịu trách nhiệm về cuốn sách trên cũng đang giữ im lặng. Theo một nguồn tin thì đơn vị này đã báo cáo Bộ GD&ĐT và đang chờ ý kiến để giải quyết.

Có thể nói, đây không phải lần đầu phát sinh lùm xùm liên quan tới sách Tiếng Việt 1. Vào năm học 2020-2021, khi các sách Tiếng Việt 1 của nhiều đơn vị xuất bản được phê duyệt đã nổi lên nhiều ý kiến phản ánh về những sai sót dở khóc dở cười ở sách Tiếng Việt. Trong đó, sách của nhóm Cánh Diều bị phê phán gay gắt nhất với nhiều ngữ liệu không phù hợp, gây phản cảm, khó dạy. Phản ứng của dư luận đã dẫn tới việc Bộ GD&ĐT phải yêu cầu các NXB và nhóm tác giả biên soạn ban hành một tài liệu bổ sung để giáo viên có thể sử dụng thay thế, vì thời điểm đó sách đã và đang được sử dụng để dạy và học ở các nhà trường, nếu thu hồi để chỉnh sửa sẽ gây xáo trộn lớn. Đồng thời, sách tái bản sẽ phải chỉnh sửa ngay những nội dung không hợp lý được nêu.

Theo quy định của Bộ GD&ĐT, việc thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông 2018 (chương trình mới) sẽ áp dụng một chương trình thống nhất, nhưng có nhiều SGK khác nhau do các đơn vị, nhóm tác giả biên soạn. SGK sẽ phải qua các vòng thẩm định bởi Hội đồng thẩm định do Bộ GD&ĐT thành lập, gồm các chuyên gia giáo dục, nhà khoa học, giáo viên phổ thông… Khi sách được Hội đồng thẩm định phê duyệt đạt yêu cầu, Bộ sẽ tiếp tục rà soát, so sánh, đối chiếu với các quy định pháp lý có liên quan để tránh việc sai sót, vi phạm quy định. Từ khâu cuối cùng này, sách được chuyển cho Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phê duyệt.

Các địa phương sẽ tổ chức chọn sách trong nhiều bộ sách để quyết định đưa sách nào vào sử dụng trong các nhà trường trên địa bàn, nhưng sẽ chỉ được chọn trong những sách đã được Bộ trưởng phê duyệt. Trên thực tế, dù qua nhiều khâu thẩm định, kiểm duyệt nhưng vẫn có những vấn đề bất cập xảy ra. Trong đó cả những việc khó hiểu như thiếu chữ “P”. Đây là câu chuyện đang được dư luận quan tâm và chờ đợi xem Bộ GD&ĐT chỉ đạo xử lý ra sao!

Trao đổi về ý kiến của nhà giáo Đào Quốc Vịnh, PGS.TS Bùi Mạnh Hùng, Tổng chủ biên kiêm Chủ biên SGK Tiếng Việt – bộ Kết nối tri thức với cuộc sống khẳng định: Không có chuyện sách bỏ chữ “P”. “Bảng chữ cái trong SGK Tiếng Việt 1, bộ Kết nối có đầy đủ 29 chữ cái theo quy định của Bộ GD&ĐT (trang 12, tập 1). Đây là quy định “cứng”, không có bất kỳ bộ SGK nào dám thay đổi và không có lý do gì để thay đổi. Ở nhiều bài học trong bộ sách này, HS được học và luyện viết chữ “P” qua ngữ liệu là những từ như đèn pin, cặp da, cá mập, lốp xe, tia chớp, bếp, bìm bịp, búp sen… (trang 78, 118, 120, 124… tập 1). Ở tập 2, trong các văn bản đọc thì số các từ có chữ P không thể tính hết. Vì vậy, ý kiến cho rằng sách Tiếng Việt 1, bộ Kết nối không dạy chữ P là hoàn toàn không có cơ sở”, ông Hùng cho biết.

Cũng theo ông Bùi Mạnh Hùng, trong tiếng Việt, âm P xuất hiện chủ yếu là cuối âm tiết; trong một số trường hợp, xuất hiện đầu âm tiết. Qua loạt bài dạy vần ở tập 1 sách Tiếng Việt - bộ Kết nối như ap, ăp, âp (trang 118); op, ôp, ơp (trang 120); ep, êp, ip, up (trang 124),… và những từ như đã nêu ở trên (cặp da, cá mập, lốp xe…) thì có thể thấy rõ, sách này có dạy âm P cuối và thậm chí dạy nhiều.

Về việc dạy âm đầu P (pờ), tất cả các bộ sách Tiếng Việt 1 đều phải đạt được mục tiêu: Học xong lớp 1, HS có khả năng đọc được các từ như đèn pin, Sa Pa, Nậm Pì,… Tuy nhiên, mỗi bộ sách có thể có những cách dạy khác nhau.

Cách thứ nhất: Dạy âm đầu P (âm pờ) trong bài dạy âm PH (âm phờ). Trước khi học âm PH, các em được luyện đọc âm P, chứ không học âm P riêng và không có từ ứng dụng riêng cho âm đầu P.

Cách thứ hai: Dạy âm P riêng và đưa những “từ ứng dụng” như pi-a-nô/piano, pa-nô/panô để HS tập đọc và phát triển vốn từ.

SGK Tiếng Việt 1 của Bộ GD&ĐT (theo chương trình Tiếng Việt năm 2000) đã áp dụng cách thứ nhất. SGK Tiếng Việt 1, bộ Kết nối, kế thừa cách dạy này.

Ông Bùi Mạnh Hùng cũng cho rằng, trong khi âm cuối P được mặc nhiên thừa nhận dựa trên hàng loạt cứ liệu thực tế thì nhiều nhà ngữ âm học hàng đầu lại không coi tiếng Việt có âm đầu P. Như vậy, nếu có coi tiếng Việt có âm đầu P thì đó không phải là việc hiển nhiên và âm đầu P không phải có vị trí “bình đẳng” như các âm đầu khác trong tiếng Việt. Trong miêu tả ngữ âm học, tất cả các hiện tượng ngữ âm thuộc từ vay mượn mà chưa Việt hóa, tên riêng cùng với từ tượng thanh, từ cổ… đều thuộc hiện tượng ngữ âm “ngoại biên”, không được lấy làm ngữ liệu để miêu tả hệ thống âm vị của một ngôn ngữ. P.V

Thầy Đào Quốc Vịnh: "Tác giả SGK Tiếng Việt đang không phân biệt được âm pờ và chữ p"

"Chủ biên cho rằng, trong Tiếng Việt âm p (pờ) có thể xuất hiện ở đầu hoặc cuối âm tiết, sách của họ đã dạy âm p ở cuối âm tiết.

Lập luận này thực sự làm tôi ngỡ ngàng vì lỗ hổng trong kiến thức về ngôn ngữ học. Họ đã không phân biệt được phụ âm đầu "pờ" và phụ âm cuối "pờ"".

Những ngày gần đây, dư luận xã hội đang xôn xao về nội dung trong Bức thư ngỏ của thầy Đào Quốc Vịnh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tô Hiến Thành (Hai Bà Trưng, Hà Nội) gửi Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, trong đó có nêu vấn đề sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, tập 1 bộ Kết nối tri thức và cuộc sống không dạy âm p (âm pờ), chữ p ghép với các nguyên âm đứng đằng sau nó.

Ngày 24/2, trả lời báo chí, PGS.TS Bùi Mạnh Hùng, Tổng chủ biên kiêm Chủ biên SGK Tiếng Việt 1, Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống khẳng định, bảng chữ cái trong SGK Tiếng Việt 1 bộ Kết nối có đầy đủ 29 chữ cái theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (trang 12, tập một).

Trước những thông tin phản hồi của Tổng chủ biên kiêm Chủ biên SGK Tiếng Việt 1, Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, thầy Đào Quốc Vịnh cho rằng tác giả cuốn sách đang "không phân biệt được âm pờ và chữ p. Điều này là hoàn toàn không có cơ sở, bởi lẽ trong thư gửi Bộ trưởng, tôi đã nói rõ là sách không dạy cả âm pờ và chữ p.

Thầy Đào Quốc Vịnh: Tác giả SGK Tiếng Việt đang không phân biệt được âm pờ và chữ p - Hình 1

Thầy Đào Quốc Vịnh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tô Hiến Thành (Hai Bà Trưng, Hà Nội).

Chủ biên cho rằng, trong Tiếng Việt âm p (pờ) có thể xuất hiện ở đầu hoặc cuối âm tiết, sách của họ đã dạy âm p ở cuối âm tiết. Lập luận này của những chuyên gia biên soạn sách giáo khoa thực sự làm tôi ngỡ ngàng vì lỗ hổng trong kiến thức về ngôn ngữ học. Họ đã không phân biệt được phụ âm đầu "pờ" và phụ âm cuối "pờ". Đây là hai âm vị hoàn toàn khác nhau.

Tôi mong rằng các vị chuyên gia biên soạn sách giáo khoa Tiếng Việt hãy đọc lại và suy ngẫm thật thấu đáo cuốn sách của Giáo sư Đoàn Thiện Thuật mà đại diện NXB Giáo dục Việt Nam đã viện dẫn, để hiểu rõ hơn thế nào là phụ âm đầu và phụ âm cuối", thầy Đào Quốc Vịnh nói.

Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tô Hiến Thành cho rằng, trong khoa học, nhất là các ngành khoa học xã hội, trong đó có ngành ngôn ngữ học, về lý thuyết các nhà khoa học có thể có những ý kiến khác nhau, nhưng không phải ai cũng tán thành quan điểm như chủ biên cuốn sách đã dẫn. Bởi lẽ nếu nói rằng trong Tiếng Việt không có phụ âm đầu pờ thì vì sao mọi người Việt Nam bình thường đều phát âm được những từ mở đầu bằng pờ như "Pác Bó", "Pa-cô", "Sa Pa", "đèn pin", "pa nô",...? Phải khẳng định rằng không thể coi "Pác Bó", "Sa Pa", "Pa-cô",... là từ ngoại lai chưa Việt hóa được. Các từ như "pa nô", "pin", "pi-a-nô" thì điểm các từ này nằm ở "ngoại vi " như chủ biên cuốn sách nêu đã quá xa xưa. Hàng chục năm nay, những từ này đã được đưa vào từ điển Tiếng Việt.

"Các vị cho rằng, sách Tiếng Việt Lớp 1 của bộ Kết nối tri thức dạy p theo giải pháp dạy chữ p giống với Tiếng Việt 1 của Bộ GD-ĐT theo chương trình Tiếng Việt năm 2000. Đây là việc làm tùy tiện, mang tính sao chép nhưng thiếu đồng bộ. Bởi vì sách Tiếng Việt 1 theo chương trình năm 2000 đã cũ kỹ, cần phải đổi mới nên mới có Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Hơn nữa, trong cuốn sách cũ đó tác giả tuy không dạy âm pờ nhưng có dạy chữ p ngay trong sách giáo khoa và vở tập viết cho học sinh. Điều này, những người viết sách đã không đọc tham khảo. Đại diện NXB Giáo dục Việt Nam đã dẫn một số cuốn sách Tiếng Việt khác cũng do nhà xuất bản này biên soạn và phát hành, nhằm khẳng định bộ Kết nối tri thức cũng bắt kịp được những sự tiến bộ của những cuốn sách kia, hoàn tòan không có thiếu sót trong dạy p.

Trong cả 2 trang sách Tiếng Việt 1 của bộ Kết nối tri thức dạy chữ p, không hề có dòng nào dạy âm pờ trước khi dạy âm phờ. Đại diện NXB Giáo dục Việt Nam cũng dẫn các cuốn sách Tiếng Việt 1 của các tác giả khác như của Lê Phương Nga, Nguyễn Thị Hạnh để minh chứng cho sự đúng đắn của mình. Nhưng đại diện NXBGD quên mất rằng sách của các tác giả trên cũng học theo cuốn Tiếng Việt 1 2002 của bà Đặng Thị Lanh tuy không dạy âm pờ nhưng có dạy chữ p riêng trước khi dạy chữ ph", Thầy Đào Quốc Vịnh cho biết.

Theo giải thích của PGS.TS Bùi Mạnh Hùng rằng dạy âm p trong 6 tuần đầu thì buộc phải dạy các từ ứng dụng là từ vay mượn như pi-a-nô/ piano, pê-đan/pêđan, pa-nô/panô... và không thể dạy các từ như Sa Pa, Nậm Pì... vì 2 lí do học sinh chưa học âm "s" (Sa Pa) và vần Âm trong Nậm Pì và vì đó là các tên riêng không đáp ứng được yêu cầu phát triển vốn từ cho học sinh. Tuy nhiên, thầy Đào Quốc Vịnh lại cho rằng, nếu lý luận như vậy, thì có nghĩa các danh từ riêng như "Pác Bó","Sa Pa", "Phan Xi Păng", "Pa-cô" và từ vay mượn đã "Việt hóa" như "pin","pa nô", "pi-a-nô" không thuộc vốn từ cần phát triển hay sao?

"Tôi cho rằng, NXB Giáo dục Việt Nam và các tác giả cần thẳng thắn nhìn vào sự thật. Nếu giải pháp của các vị đúng thì tại sao quyển Tiếng Việt 1 thuộc bộ Chân trời sáng tạo cũng do PGS.TS Bùi Mạnh Hùng làm Tổng chủ biên và do NXB Giáo dục Việt Nam ấn hành lại dạy âm pờ và chữ p ngay ngay từ phần "Âm" (trang 60 tập 1)", thầy Đào Quốc Vịnh đặt câu hỏi./.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Lý do Midu và thiếu gia Minh Đạt tổ chức tiệc kín không có ba mẹ chồng tham dự
21:30:17 07/06/2024
Cô dâu bị ong đốt trước ngày cưới, make up không cứu nổi, bộ dạng gây xôn xao
19:56:29 07/06/2024
Đến hẹn lại lên: Ở Trung Quốc, cứ vào mùa thi đại học là 3 nghệ sĩ Hoa ngữ đình đám này lại được gọi tên để... "xin vía"
18:21:52 07/06/2024
Tình trường Angela Phương Trinh: 17 t.uổi hẹn hò đại gia nhưng bị lừa dối, mối tình 3 ngày với một nam ca sĩ khiến dư luận xôn xao
23:05:49 07/06/2024
Cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên từng bắt quả tang chồng quan hệ bất chính với mẹ cô
21:21:35 07/06/2024
Tôi bị người yêu bêu rếu là "đói ăn, thiếu đẳng cấp" chỉ vì miếng thịt bò bít tết
18:47:56 07/06/2024
Ngày đầu bước vào công ty mới, tôi choáng váng khi giám đốc lại là chồng cũ của mình: Cuộc hôn nhân ngắn ngủi nhưng vết thương lòng rất sâu
18:35:17 07/06/2024
Về nhà bạn trai ăn giỗ, tôi ra sức nấu nướng rửa bát quét dọn, ngờ đâu chỉ một câu của mẹ anh khiến tôi "rơi xuống đáy vực"
18:27:20 07/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Cựu vương CKTG "xát muối" fan LPL khi giải đấu tiếp tục rơi vào cảnh "tụt dốc không phanh"

Mọt game

01:07:48 08/06/2024
Tại giai đoạn mùa xuân vừa qua, giải đấuLPLđã gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu hút khán giả theo dõi. Cụ thể, lượng người theo dõi giải đấu LPL đã giảm đi khá nhiều so với mùa giải trước đó.

Nữ chính 43 t.uổi có phong cách công sở sành điệu nhất trên phim Hàn gần đây

Phong cách sao

01:04:33 08/06/2024
4 hãng thời trang công sở thanh lịch và chuẩn mốt, quý cô trên 40 t.uổi nên tham...9 mẫu sơ mi bánh bèo từ 300k, giúp style tới công sở thêm phần điệu đà, nữ...5 kiểu tóc ngắn thanh lịch và trẻ trung dành cho nàng công sở t.uổi 30

Trang phục màu trắng đang được các mỹ nhân Việt 'lăng xê' trong mùa hè này

Thời trang

23:56:31 07/06/2024
Trang phục màu trắng nhận được sự yêu thích trong mùa hè vì độ nhẹ nhàng, dịu mát. Tông màu trắng còn mang đến hiệu quả hack t.uổi nhưng vẫn ghi điểm thanh lịch, trang nhã.

Nghiện internet phá hoại cân bằng hóa học ở não t.uổi teen

Sức khỏe

23:53:39 07/06/2024
Tình trạng nghiện internet ở t.uổi teen gây ra những thay đổi trong hóa học ở não bộ và có thể dẫn đến những hành vi nghiện ngập khác.

Ban Tôn giáo Chính phủ đề nghị thẩm tra thuyết giảng của Thượng tọa Thích Chân Quang

Tin nổi bật

23:47:11 07/06/2024
Ban Tôn giáo Chính phủ đã có văn bản yêu cầu thẩm tra, rà soát bài thuyết giảng của Thượng tọa Thích Chân Quang - trụ trì chùa Thiền Tôn Phật Quang (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).

Tung ảnh trong tiệc cưới bí mật, Midu tiết lộ được chú rể cầu hôn 2 lần

Sao việt

23:41:05 07/06/2024
Trong tiệc cưới bí mật tại Đà Lạt, chú rể kém 1 t.uổi quỳ gối cầu hôn Midu, người đẹp cho biết đây là lần thứ hai anh cầu hôn cô.

Bắt đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm sau 21 năm lẩn trốn

Pháp luật

23:31:56 07/06/2024
Chiều 7/6, Phòng CSĐT tội phạm về ma tuý Công an tỉnh An Giang đã hbàn giao một đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm vừa bị bắt sau 21 năm lẩn trốn cho Phòng CSĐT tội phạm về m.a t.úy Công an TP Hồ Chí Minh tiếp tục điều tra theo thẩm quy...

Tổng thống Biden: Ukraine không được dùng vũ khí Mỹ tấn công Điện Kremlin

Thế giới

23:29:40 07/06/2024
Tổng thống Mỹ Joe Biden xác nhận Washington cho phép Ukraine dùng vũ khí Mỹ tập kích các mục tiêu gần biên giới của Nga nhưng không được tấn công thủ đô Moscow.

Nhóm nữ tầm trung "nắm trùm" nhạc số Hàn Quốc

Nhạc quốc tế

23:27:33 07/06/2024
Tháng 5/2018, CUBE Entertainment cho ra mắt nhóm nữ gen 4 (G)I-DLE với đội hình 6 thành viên. Khi ấy, nhóm nhạc quy tụ thành viên hụt của BLACKPINK - Miyeon cùng hai nhân tố nổi bật Soyeon và Soojin đã nhanh chóng thu hút sự chú ý.

Một nữ NSƯT t.uổi U50: Muốn sinh con nhưng gia đình ngăn cản

Tv show

23:24:51 07/06/2024
Vừa qua, tại chương trình Chuyện đời chuyện nghề, NSƯT Cát Tường đã tâm sự về những lựa chọn trong cuộc đời mình.

Hoắc Kiến Hoa gặp ác mộng khi dự hôn lễ Tôn Lệ, hóa ra là cùng nguyên nhân tạo ra nghi vấn bị Lâm Tâm Như ép cưới

Sao châu á

23:18:24 07/06/2024
Mới đây, chia sẻ của Hoắc Kiến Hoa về chuyện đi dự đám cưới Tôn Lệ - Đặng Siêu bất ngờ leo Top 1 từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trên Weibo.