Mường Lay tăng cường dạy tiếng Việt cho trẻ mầm non
Nhằm giúp trẻ bậc mầm non là con em đồng bào dân tộc thiểu số có kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt, tạo tiền đề lĩnh hội kiến thức khi vào bậc tiểu học, Phòng Giáo dục và Ðào tạo thị xã Mường Lay (Ðiện Biên) đã triển khai nhiều biện pháp tăng cường tiếng Việt góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mầm non.
Giờ học tiếng Việt của lớp học mầm non ở điểm bản Huổi Min.
Bà Trần Thị Hiếu, Trưởng Phòng Giáo dục và Ðào tạo thị xã Mường Lay, cho biết: Với hơn 75% số trẻ bậc mầm non là con em đồng bào dân tộc thiểu số (chủ yếu là dân tộc Thái, H’Mông), cho nên những năm qua, Phòng Giáo dục và Ðào tạo thị xã đặc biệt coi trọng bồi dưỡng, tăng cường dạy tiếng Việt cho học sinh lứa tuổi này. Với đội ngũ giáo viên bậc mầm non, phòng luôn quan tâm bồi dưỡng năng lực, bố trí hợp lý về các trường. Các cơ sở giáo dục mầm non khuyến khích giáo viên làm đồ dùng học tập bằng những vật dụng thân thuộc với đồng bào địa phương để khi học và chơi giúp học sinh dễ nhớ. Tại các nhà trường đều coi trọng đưa nội dung tăng cường tiếng Việt vào kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ theo năm học, theo chủ đề/tháng, tuần, ngày. Việc tổ chức tăng cường dạy tiếng Việt cũng được triển khai phù hợp với lứa tuổi theo nguyên tắc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, giúp trẻ phát triển kỹ năng nghe, hiểu, phát âm và diễn đạt bằng tiếng Việt.
Là một trong những đơn vị có cách làm hiệu quả trong dạy tiếng Việt cho học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số, Trường mầm non Bản Lé, xã Lay Nưa, luôn quan tâm bố trí giáo viên có trình độ chuyên môn là người địa phương hoặc giáo viên thạo tiếng đồng bào dân tộc thiểu số làm công tác chủ nhiệm lớp để hỗ trợ trẻ trong quá trình học tập. Ðội ngũ giáo viên chủ nhiệm của nhà trường luôn nỗ lực dành thời gian xây dựng các tiết học chuyên biệt dành cho từng nhóm học sinh còn hạn chế về tiếng Việt. Các tiết học ngoại khóa cũng được tổ chức gắn với nội dung học tiếng Việt giúp trẻ học mọi lúc, mọi nơi, học mà chơi và chơi mà học. Theo cách làm đó, hầu hết trẻ mầm non của Trường mầm non Bản Lé đã nhận biết, phát âm chuẩn theo bộ chữ cái tiếng Việt và có kỹ năng cơ bản trước khi vào lớp 1.
Cô giáo Trần Thị Hồng, Hiệu trưởng Trường mầm non Bản Lé, cho biết: Năm học 2021-2022, toàn trường có 221 trẻ thì có tới 219 (99,1%) trẻ là con em đồng bào dân tộc thiểu số. Riêng bốn điểm lớp học ở bốn bản gồm: Hua Huổi Luông, Hua Nậm Cản, Bản Lé, Bản Mo đều có 100% trẻ là con em đồng bào dân tộc Thái, H’Mông. Trước khi đến lớp, đa phần trẻ rất ít tiếp xúc, giao tiếp với môi trường bên ngoài cho nên tiếng Việt còn hạn chế. Hiểu được thực trạng đó và bám sát phương châm “không để ngôn ngữ trở thành rào cản đối với học sinh”, Ban Giám hiệu nhà trường đã lựa chọn giáo viên là người dân tộc Thái phân công chủ nhiệm lớp học ở điểm bản có đồng bào Thái giáo viên dân tộc H’Mông làm chủ nhiệm ở điểm bản của đồng bào dân tộc H’Mông để dạy học theo phương pháp song ngữ. Thường xuyên động viên, hướng dẫn giáo viên coi trọng phát triển kỹ năng tiếp cận tiếng Việt cho trẻ, nhất là trẻ 5 tuổi khuyến khích giáo viên làm đồ dùng học tập từ vật dụng sẵn có ở địa phương, để trẻ thuận tiện khi học. Theo cách đó, chất lượng học tập của học sinh nhà trường đã ngày càng tốt hơn.
Tại lớp học mầm non ở bản Huổi Min (thuộc Trường mầm non Ðồi Cao, phường Sông Ðà), chúng tôi được chứng kiến giờ học tiếng Việt khá thú vị của cô và trò nơi đây. Say sưa giới thiệu tên gọi, đặc điểm của các loại rau, quả: bắp ngô, quả bí, quả đào, cây rau bắp cải… cho học sinh bằng tiếng Việt, cô giáo Lưu Thị Hương còn tận tình chỉ bảo học sinh cách phân biệt mầu sắc, hình khối của từng loại rau, quả. Với một số học sinh hoàn toàn chưa biết tiếng Việt, cô Hương đã gọi tên từng loại quả bằng tiếng dân tộc H’Mông, sau đó cô đọc lại bằng tiếng Việt để các em hiểu, đọc theo. Quan sát trong lớp học, chúng tôi còn thấy nhiều đồ dùng, đồ chơi cũng được gắn tên bằng tiếng Việt, tiếng H’Mông. Trò chuyện với chúng tôi, cô giáo Lưu Thị Hương cho biết: Ðiểm trường Huổi Min có 19 trẻ là con em đồng bào dân tộc H’Mông. Ðể giúp các em làm quen với tiếng Việt thuận lợi, giáo viên đã làm mô hình cửa hàng, gồm: rau, củ, quả và một số vật dụng thân thuộc với đời sống hằng ngày của bà con dân tộc H’Mông, sau đó hằng ngày cho các em chơi bán hàng, nấu cơm. Trên mỗi vật dụng cô giáo đều viết tiếng Việt giúp trẻ dễ nhớ, dễ học.
Nhờ linh hoạt triển khai các biện pháp bố trí giáo viên, phương pháp giảng dạy phù hợp tập quán, nhận thức của học sinh từng địa bàn, nhiều năm liền Phòng Giáo dục và Ðào tạo thị xã Mường Lay luôn dẫn đầu khối các địa phương có 100% trẻ bậc mầm non là con em đồng bào dân tộc thiểu số được tăng cường tiếng Việt phù hợp theo độ tuổi. Tỷ lệ trẻ em người dân tộc thiểu số ở thị xã Mường Lay ra lớp luôn đạt hơn 99,8% trẻ dần mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ em của thị xã nói chung và chất lượng giáo dục trẻ mầm non nói riêng.
Phụ huynh review ưu, nhược điểm của trường tiểu học NHỎ MÀ CHẤT ngay nội đô Hà Nội: Trường chỉ hơn 500 học sinh, học phí siêu hợp lý
Chị Thu đánh giá trường thuộc tuýp "value for money", phù hợp với các phụ huynh quan tâm đến giáo dục tích cực dành cho con cũng như sẵn sàng đồng hành cùng con và nhà trường.
Jean Piaget là một trường tiểu học nhỏ ở Khu đô thị Nam Trung Yên, Cầu Giấy, Hà Nội. Quy mô toàn trường chỉ tầm hơn 500 học sinh, nghĩa là tối đa mỗi khối sẽ có từ 3-4 lớp học. Trường được chính thức thành lập từ năm 2017, nghĩa là năm 2022 này sẽ bước vào mùa tuyển sinh thứ 7.
Có hai con đã và đang theo học ở trường, chị Minh Thu (Hà Nội) đã có những chia sẻ về ưu nhược điểm sau những năm các con theo học tại ngôi trường này.
Video đang HOT
Jean Piaget là một trường tiểu học nhỏ ở Khu đô thị Nam Trung Yên, Cầu Giấy, Hà Nội.
Theo chị Thu, tiền thân của trường là Hệ tiên phong thì bắt đầu có lứa học sinh đầu tiên từ năm học 2016-2017, và con gái của chị là học sinh của trường từ Hệ tiên phong này, năm 2016. Lúc đó cháu học lớp 3. Hiện cháu đang học lớp 8. Bé trai thứ 2 của chị Thu học lớp 4.
Điểm mạnh
Trường Tiểu học Jean Piaget có nhiều mục tiêu: Phát triển tiềm năng, cân bằng cảm xúc trí tuệ, phát hiện vào bồi dưỡng đam mê,... nhưng ngắn gọn qua cảm nhận của các bạn nhỏ nhà chị như sau:
1. Điểm mạnh về chương trình:
Tiếng Việt: Các bạn ấy được học cẩn thận từ viết câu, viết đoạn, đọc hiểu, sử dụng thành thạo mindmap để tư duy và triển khai ý tưởng.
Bạn trai nhà chị Thu vốn tư duy logic mạnh hơn tư duy ngôn ngữ, nhưng đã khiến mẹ khá ngạc nhiên khi bắt đầu chịu làm Văn. Hồi đầu lớp 2 bạn rất vật vã với môn Nghệ thuật Ngôn ngữ của trường, thế mà cuối lớp 2 đã làm được bài văn khá dài. Đến nay lớp 4 thì tất cả phiếu bài tập tiếng Việt đều tự làm cả, tập làm Văn đã có giọng văn riêng và không hề kêu ca về môn học nào hết.
Học sinh JP sử dụng mindmap khá thường xuyên và hình thành tư duy hệ thống rất hữu ích khi con lên cấp II.
Bạn ấy yêu thích việc học. Bạn gái thì mang cả phong cách học JP lên cấp II và đến giờ vẫn rất nhớ cách dạy và học ở tiểu học. Bạn ấy gần đây còn thích được quay lại "học kiểu JP".
Toán thì ngoài chương trình của Bộ, các bạn học Toán CCSS (chuẩn Common Core của Mỹ), làm các dự án như Thám tử phá án qua cách suy luận logic, tính toán giờ giấc, hay Dự án Khu bảo tồn thiên nhiên Masai Mara (khối 2). Năm 2021, khối 3 thời điểm học online các bạn học Toán qua Dự án gây quỹ thành lập bảo tàng sáp.
Với tiếng Anh thì các bé nhà chị Thu năm lớp 2 học GrapeSEED và GrapeSEED extended. Trường cũng cải tiến chương trình tiếng Anh thường xuyên, năm sau lại khác khá nhiều năm trước rồi.
Năm lớp 5 con gái của chị Thu được 230/230, vào vòng 3 toàn quốc Toefl Primary. Từ đó đến nay năm nào trường cũng có bạn vào vòng III. Từ lớp 3, con trai út của chị Thu chuyển sang học sách Global Cambridge.
Đến hè năm lớp 3 vừa rồi, bé test thử thì đã ở trình độ Flyer. Trường JP dạy tiếng Anh dùng sách Cambridge chứ không phải có hệ tiếng Anh Cambridge như một số phụ huynh tưởng.
Phòng ăn thoáng mát, sạch sẽ.
2. Điểm mạnh về xây dựng tính cách:
Thông qua các giờ học Đức dục, các con được dạy về các đức tính, phẩm chất tốt đẹp như lòng dũng cảm, sự trung thực, tinh thần trách nhiệm,... thông qua các tình huống cụ thể. Các bạn nhỏ ở JP cũng được trang bị 3 bộ kỹ năng (KỸ NĂNG CẢM XÚC, KỸ NĂNG XÃ HỘI VÀ KỸ NĂNG NGÔN NGỮ) quan trọng thông qua các giờ học nghệ thuật ngôn ngữ, kỹ năng xã hội cũng như các giờ học khác.
Các bạn học sinh Jean Piaget rất tự tin, hồn nhiên và là chính mình. Học sinh đều tự giác học, có trách nhiệm với việc học, yêu trường, nghỉ Tết vẫn thích đến trường. Các bạn ấy sẵn sàng "trừ xèng" thầy cô và nhận xét công tâm. Quan điểm giáo dục của trường cũng đồng nhất từ trên xuống dưới nên tất cả các thầy cô và nhân viên đều khá thân thiện.
Từ năm học 2021-2022 trường có hệ thống ngân hàng động lực khá là thú vị, với một người ngành tài chính như chị Thu thì việc này triển khai tốt sẽ giúp các con học được môn quản lý tài chính cá nhân một cách hết sức tự nhiên và hiệu quả.
Một điểm mạnh nữa chị Thu muốn cập nhật là JP có một cộng đồng phụ huynh rất tích cực, và bất cứ phụ huynh mới nào tích cực tham gia vào các hoạt động cộng đồng của phụ huynh đều nhận thấy những tác dụng tốt lên con của mình.
Cụ thể là cộng đồng phụ huynh có phối hợp với trường để khuyến khích các con học Razkids, IXL, mùa dịch thì có những buổi chia sẻ qua Zoom với phụ huynh mới về cách đồng hành cùng con tại nhà.
Các bài tập học chính khoá của học sinh JP.
Điểm yếu
Trường có đầy đủ các điểm yếu của một trường quy mô nhỏ, nên sẽ không phù hợp với các phụ huynh thích các trường hoành tráng cơ sở vật chất đồng bộ, xịn sò, bề dày thành tích lâu năm, đơn cử như:
- Diện tích nhỏ vì ở nội đô (quận Cầu Giấy, đằng sau Keangnam và cạnh trường tiểu học Nam Trung Yên);
- Không có bể bơi riêng mà chỉ có một sân cỏ nhỏ phía sau trường dành cho môn bóng đá, sân trong trường để học bóng rổ và vận động Hexathlon (chương trình của Nhật). Tuy nhiên, các bạn học sinh trong trường vẫn học bơi bên bể Keangnam ngay cạnh;
- Nhà vệ sinh thỉnh thoảng vẫn có phụ huynh kêu;
- Nhân sự văn phòng mỏng nên có nhiều lúc chưa hồi đáp kịp phụ huynh.
Chị Thu thấy các trường học trong mấy năm học đầu tiên thường có các đợt khủng hoảng ở những phương diện khác nhau. Và JP cũng không ngoại lệ. Mấy năm trước cũng có nhiều phụ huynh chuyển con đi, cả vì lý do khách quan như chuyển nhà hay lý do chủ quan như là chương trình học khó quá (một số bạn), chương trình học tiếng Anh chưa đáp ứng được nhu cầu của gia đình (với 2 năm trước, giờ lớp 3 đã Flyer rồi), chưa hài lòng,...
Tuy vậy, gần đây chị Thu cũng nghe khá nhiều phụ chuyển con rồi nhưng vẫn review thích chương trình học của JP. Mỗi năm trường đều lấy khảo sát ý kiến phụ huynh cuối năm, khá tích cực ghi nhận ý kiến để điều chỉnh cho phù hợp.
TÓM LẠI: Năm nay là năm tuyển sinh thứ 7, nên JP dần cũng được các phụ huynh quan tâm nhiều hơn. Chị Thu vẫn đánh giá trường JP thuộc tuýp "value for money", và phù hợp với các phụ huynh quan tâm đến giáo dục tích cực dành cho con cũng như sẵn sàng đồng hành cùng con và nhà trường.
Kiến thức tiếng Việt lớp 6 rất nặng, chưa học bò đã lo học chạy Kiến thức tiếng Việt trong sách Ngữ văn 6 bỏ qua lý thuyết, thực hành ngay khiến thầy trò gặp rất nhiều trở ngại trong quá trình dạy và học. Gần hết học kì 1 năm học 2021-2022, nhiều giáo viên ở Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ với tôi rằng, kiến thức tiếng Việt môn Ngữ văn 6 - bộ Chân...